Vai trò của thực hiện pháp về hộ tịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch của UBND thành phố thủ dầu môt, tỉnh bình dương (Trang 35 - 91)

7. Bố cục luận văn

1.2.2. Vai trò của thực hiện pháp về hộ tịch

Thực hiện pháp luật về hộ tịch có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng

cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc, quản lý, đảm bảo trật tự xã hội; đồng

thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mỗi công dân, cụ thể:

các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện để theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ sở đó bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình khi tham gia vào các quan hệ xã hội nhƣ quyền đƣợc kết hôn khi công dân đủ tuổi theo quy định của pháp luật, quyền đƣợc giám hộ, quyền đƣợc thừa kế… góp phần xây dựng các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Trên cơ sở theo dõi biến động về hộ tịch mà các cơ quan nhà nƣớc xây dựng chính sách phù hợp dựa trên dân số theo độ tuổi, giới tính, nguồn nhân lực từ đó có phân tích đánh giá cụ thể làm cơ sở để hoạch định các chính sách về phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, thể dục thể thao, xây dựng cơ sở y tế, trƣờng học, bố trí giáo viên…, chăm sóc sức khỏe trong nhân dân, đảm bảo cân bằng giới tính phục vụ an ninh quốc phòng.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch thể hiện rõ ràng nhất sự tôn trọng của Nhà nƣớc đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự 2015, ví dụ nhƣ quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch, ... Thực hiện pháp luật về hộ tịch chính là phƣơng tiện để ngƣời dân thực hiện, hƣởng thụ các quyền nhân thân đó. Các dữ liệu về căn cƣớc của mỗi cá nhân thể hiện trên chứng thƣ hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn…) là sự khẳng định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi ngƣời, mà qua đó các cơ quan tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá ngƣời đó có khả năng điều kiện để tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không.

Hành vi đăng ký khai sinh của cơ quan đăng ký hộ tịch đánh dấu điểm khởi đầu của hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với từng ngƣời dân, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho mọi mối quan hệ giữa công dân với nhà nƣớc. Từ góc độ lý luận về Nhà nƣớc và pháp luật ở phƣơng diện này có thể khẳng định, Thực hiện pháp luật về hộ tịch là một lĩnh vực hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nƣớc. Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy việc nhà nƣớc tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch chính là sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền con ngƣời. Điều này chỉ

có trong các xã hội mà nền dân chủ đƣợc mở rộng và phát huy, khi mà các giá trị quyền con ngƣời đƣợc nhà nƣớc tôn trọng và có trách nhiệm bảo hộ.

Việc Thực hiện pháp luật về hộ tịch của các cơ quan nhà nƣớc còn có vai trò to lớn đối với việc đảm bảo trật tự xã hội. Đặc biệt sau khi Luật hộ tịch ra đời, hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch có thể giúp truy tìm nguồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng. Trong lĩnh vực hoạt động tƣ pháp khi cần đánh giá năng lực chủ thể của một cá nhân các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến giấy khai sinh của cá nhân đó. Giấy khai sinh chứa đựng các dữ liệu gốc của cá nhân nhƣ ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, họ tên cha mẹ, … có thể đƣợc sử dụng với tính cách là chứng cứ, các thông tin thể hiện trên giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tố tụng đánh giá nhiều vấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, …

Bởi ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc luôn đƣợc quan tâm.

1.2.3. Nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch

1.2.3.1. Nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch

Các quy phạm pháp luật về hộ tịch đƣợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: Luật hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Thông tƣ 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự đối với những trƣờng hợp có yếu tố nƣớc ngoài thuộc thẩm quyền cấp quận, huyện, thị xã.

Tuy vậy, có thể khái quát nội dung thực hiện pháp luật về hộ tịch trên 2 vấn đề chủ yếu đó là thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và thực hiện quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc về hộ tịch.

đây tạo cơ sở pháp lý để Nhà nƣớc bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cƣ. Đồng thời Luật hộ tịch đã chỉ rõ bốn nhóm hành vi của đăng ký hộ tịch:

Thứ nhất, xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử.

Thứ hai, ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn; công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một ngƣời mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thứ ba, ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kếthôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã đƣợc giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nƣớc ngoài.

Thứ tư, xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Quản lý nhà nƣớc về hộ tịch tập trung chủ yếu vào các hoạt động: ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch, quản lý hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động hộ tịch, đào tạo, bồi dƣỡng, hƣớng dẫn nghiệp vụ về đăng ký hộ tịch, kiểm tra, thanh tra, khen thƣởng, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đăng ký hộ tịch, tổng kết hoạt động hộ tịch, báo cáo cơ quan nhà nƣớc cấp trên về hoạt động đăng ký hộ tịch.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. Bộ Tƣ pháp giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về hộ tịch. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, UBND các cấp, cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nƣớc ngoài là những cơ quan khác tham gia quản lý nhà nƣớc về hộ tịch với những trách nhiệm

nhất định. Việc thực hiện đúng quy định, đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình trong quản lý nhà nƣớc sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả của hoạt động quản lý hộ tịch. Ngƣợc lại, nếu việc thực hiện không đúng quy định, chậm hoặc không đầy đủ sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động quản lý hộ tịch.

1.2.3.2. Hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Dựa trên lý luận chung về nhà nƣớc và pháp luật hiện nay và những đặc trƣng của pháp luật hộ tịch, có bốn hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch sau đây:

Thứ nhất, sử dụng pháp luật về hộ tịch là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật về hộ tịch, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền, tự do pháp lý của mình trong giới hạn cho phép của pháp luật. Nhà nƣớc tạo khả năng cho các chủ thể có thể đƣợc hƣởng những quyền nào đó và chủ thể thực hiện các quyền này hay không là tùy thuộc vào mong muốn, ý chí của chủ thể. Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân đƣợc thực hiện ở hình thức này. Tuy nhiên, Nhà nƣớc cũng yêu cầu các chủ thể pháp luật phải thực hiện các quyền pháp lý một cách đúng đắn, chỉ đƣợc tiến hành những hành vi nhất định trong phạm vi, giới hạn cho phép của pháp luật.

Ví dụ nhƣ quy định pháp luật tại Điều 13 Luật hộ tịch thẩm quyền đăng ký khai sinh: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”. Đây chính là quyền ngƣời đi đăng ký khai sinh đƣợc lựa chọn nơi đăng ký khai sinh, tự do lựa chọn theo mong muốn của mình nhƣng vẫn trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Thứ hai, thi hành pháp luật về hộ tịch là một hình thức thực hiện các quyphạm pháp luật bắt buộc, các chủ thể thi hành pháp luật bằng việc chủ động, tích cực thực hiện các nghĩa vụ của mình.

Ví dụ nhƣ Điều 73 Luật hộ tịch (nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch) thể hiện dƣới hình thức này. Luật hộ tịch quy định công chức làm công tác hộ tịch có nghĩa vụ tuân thủ quy định của Luật hộ tịch và các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch có nghĩa là bằng hành vi chủ động của mình công

chức làm công tác hộ tịch phải tuân thủ nguyên tắc đã đƣợc pháp luật quy định. Nếu công chức đó không tuân thủ quy định của pháp luật, sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

Thứ ba, tuân thủ pháp luật về hộ tịch là một hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm. Những quy phạm pháp luật cấm quy định tại Điều 12 (Các hành vi bị nghiêm cấm) của Luật hộ tịch đƣợc thực hiện dƣới hình thức này. Để hình thức này đi vào cuộc sống, các chủ thể pháp luật hộ tịch (công chức Tƣ pháp - Hộ tịch, ngƣời yêu cầu đăng ký hộ tịch, ngƣời làm chứng, cơ quan nhà nƣớc, cá nhân) phải kiềm chế không thực hiện hành vi bị nghiêm cấm.

Ví dụ nhƣ Luật hộ tịch quy định "công chức làm công tác hộ tịch không đƣợc cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà, nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch". Tuy nhiên, nội dung của quy định phải rõ ràng, dễ thực hiện, thực tế cho thấy thế là "gây khó khăn, phiền hà" không quy định hành vi cụ thể, do đó chủ thể khó có thể thực hiện đƣợc.

Thứ tư, áp dụng pháp luật về hộ tịch là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định sự tham gia, can thiệp của Nhà nƣớc trong quá trình cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Các chủ thể bao gồm: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, công chức làm công tác hộ tịch bao gồm công chức tƣ pháp - hộ tịch ở cấp xã; công chức làm công tác hộ tịch ở Phòng Tƣ pháp thuộc UBND cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện, …

Ví dụ cho hình thức áp dụng pháp luật: Quy phạm pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 16 (Thủ tục đăng ký khai sinh): “Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tƣ pháp - hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cƣ để lấy Số định danh cá nhân. Công chức tƣ pháp - hộ tịch và ngƣời đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy khai sinh cho ngƣời đƣợc đăng ký khai sinh” thể hiện dƣới hình thức này. Để hình thức này đi vào cuộc sống đòi hỏi phải nâng cao ý thức pháp luật,

trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn của các cán bộ, công chức, làm công tác hộ tịch để áp dụng pháp luật nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

1.3. Các yếu tố tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác thực hiện

pháp luật về hộ tịch có ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở để các chủ thể hoạch định chính sách, lập pháp, quản lý và thực hiện hoạt động thực tế trong lĩnh vực hộ tịch

nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch trong thực tiễn

đời sống xã hội. Về phƣơng diện lý luận cũng nhƣ trên cơ sở thực tiễn có thể khẳng

định chất lƣợng của công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch chịu ảnh hƣởng của các

yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nhận thức pháp luật về hộ tịch. Nhận thức là khâu đầu tiên, quan

trọng (thậm chí là có tính quyết định) đối với mọi công tác thực hiện pháp luật về

hộ tịch. Nếu nhận thức chung của xã hội cũng nhƣ nhận thức của cấp ủy Đảng,

chính quyền, một số ngành, địa phƣơng về công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch

chƣa thực sự đầy đủ và tƣơng xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này thì rất khó có sự đầu tƣ thích đáng, đúng mức về cả nhân lực, vật lực, thời gian,

phƣơng pháp thực hiện công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Điều này sẽ có ảnh

hƣởng rất lớn, trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả thực hiện công tác thực hiện

pháp luật về hộ tịch.

Thứ hai, sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động

thực hiện pháp luật về hộ tịch ở nƣớc ta ngày càng hoàn thiện. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phƣơng về vai trò của pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch, chỉ đạo thực hiện các công tác đăng ký, quản lý hộ tịch. Trên cơ sở

Luật hộ tịch, Ban lãnh đạo các bộ, ngành, địa phƣơng đều đã xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch chính là “hành lang”

pháp lý cho các hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch. Quy định của pháp luật về

hộ tịch ngày càng đƣợc hoàn thiện đồng nghĩa với vị trí công tác thực hiện pháp luật

về hộ tịch đƣợc khẳng định, chất lƣợng công tác này ngày càng đƣợc nâng cao.

Thứ ba, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch. Đây là yếu tố quan trọng quyết

định trực tiếp đến chất lƣợng và hiệu quả thực hiện công tác thực hiện pháp luật về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về hộ tịch của UBND thành phố thủ dầu môt, tỉnh bình dương (Trang 35 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)