Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính ở đô thị từ thực tiễn công an quận hồng bàng, thành phố hải phòng (Trang 75 - 78)

a. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Muốn quản lý đất nƣớc bằng pháp luật thì vấn đề đầu tiên và tiên quyết không thể thiếu đƣợc là cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật. Muốn tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả cao và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật thì trƣớc tiên cần phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện. Vì vậy, trong XLVPHC nói chung và XPVPHC về ở đô thị nói riêng chúng ta cần phải hoàn thiện pháp luật về XLVPHC. Đồng thời tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách, từng bƣớc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nƣớc trong đó có thiết chế thi hành pháp luật về XLVPHC.

Cần sớm đề xuất Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC nhằm khắc phục những tổn tại của Luật trong thực tiễn. Bổ sung các quy định hƣớng dẫn việc xác định các thuật ngữ, cụm từ mang tính định tính trong quy định pháp luật, nhƣ: vi phạm hành chính có quy mô lớn; vi phạm hành chính nghiêm trọng; vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tình tiết phức

tạp. Bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, căn cứ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, thu hồi, bãi bỏ biên bản VPHC, quyết định XPVPHC khi phát hiện có sai sót trong biên bản, quyết định để áp dụng thực hiện thống nhất.

thống pháp luật về XLVPHC trong thực tiễn áp dụng. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục XPVPHC nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của các lực lƣợng chức năng có thẩm quyền xử phạt.

Cụ thể, sửa đổi quy định về thẩm quyền tịch thu tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền xử phạt đƣợc quy định từ Điều 38 đến Điều 51 Luật XLVPHC theo hƣớng không bị giới hạn theo thẩm quyền phạt tiền để bảo đảm tính kịp thời, nhanh chóng trong việc xử phạt, tránh phát sinh nhiều vụ việc vi phạm vƣợt quá thẩm quyền xử phạt của cơ quan cấp dƣới bị dồn lên cơ quan cấp trên giải quyết.

Đồng thời, sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC theo hƣớng cấp trƣởng đƣợc giao quyền cho cấp phó trong tất cả quyết định về XLVPHC, không chỉ giới hạn trong 3 trƣờng hợp quy định tại Điều 54 (Giao quyền xử phạt) khoản 2 Điều 87 (Cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) và khoản 2 Điều 123 (Tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính).

Bên cạnh đó, cần đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện có liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tạo thuận lợi cho cơ quan, ngƣời có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính… Trong đó, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 và 2 Điều 131 Luật XLVPHC về việc giao cho gia đình hoặc tổ chức xã hội quản lý ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tƣợng bị áp dụng các biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai

nghiện bắt buộc (đặc biệt là đối tƣợng nghiện ma túy) trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp này nhằm bảo đảm tính khả thi.

b. Đảm bảo hiệu lực của biện pháp xử lý hành chính

Biện pháp xử lý hành chính: là biện pháp đƣợc áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về AN,TT và ATXH mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng; đƣa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc và đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Luật XLVPHC năm 2012; Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Thủ trƣởng các cơ quan, ban, ngành tổ chức quán triệt sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và các quy định của pháp luật có liên quan đến biện pháp xử lý hành chính cho cán bộ, công chức, chiến sỹ lực lƣợng vũ trang nhân dân, đoàn viên, hội viên thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức mình để nắm vững và nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với từng cá nhân trong công tác chỉ đạo, tham mƣu hƣớng dẫn, thực hiện các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đồng thời phải coi đây là những biện pháp có hiệu quả để phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật ở địa phƣơng; chủ động phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ trong công tác chỉ đạo, hƣớng dẫn đối với các đơn vị cơ sở thuộc quyền quản lý để tổ chức biện pháp xử lý hành chính.

Cần phải tiếp tục tuyên truyền và tổ chức tập huấn các quy định của Luật XLVPHC; Pháp lệnh số 09/2014/PL-UBTVQH13; cho ngƣời thực thi nhiệm vụ này của các cơ quan, đơn vị địa phƣơng. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Tƣ pháp các huyện, thành phố hƣớng dẫn cán bộ Tƣ pháp - Hộ tịch địa phƣơng thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tăng cƣờng phối hợp trong công tác XLVPHC để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm. Trong đó, quan tâm

phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính giữa các đơn vị cấp huyện nhƣ Công an, Tòa án, Tƣ pháp, Lao động, Thƣơng binh và Xã hội để nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trên địa bàn. Các chủ thể có thẩm quyền XLVPHC và áp dụng biện pháp xử lý hành chính tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định.

Chỉ đạo, hƣớng dẫn lực lƣợng Công an thực hiện việc lập, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện biện pháp, để đánh giá đúng tình hình, thực trạng nhằm tìm ra những tồn tại, nguyên nhân, khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về XLVPHC từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này ở địa phƣơng.

Hƣớng dẫn, chỉ đạo y tế các cấp xét nghiệm tìm chất ma túy, lập hồ sơ, bệnh án ngƣời nghiện ma túy, xác định tình trạng nghiện của ngƣời nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cƣ trú ổn định; chế độ điều trị, cắt cơn cho ngƣời cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; tổ chức tập huấn, hỗ trợ cán bộ, chuyên môn kỹ thuật cho việc tổ chức điều trị cắt cơn, cấp cứu cho ngƣời cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; chỉ đạo các cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan trong việc quản lý, xử lý ngƣời đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện vi phạm trong quá trình điều trị…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính ở đô thị từ thực tiễn công an quận hồng bàng, thành phố hải phòng (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)