Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 70 - 87)

2017 bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, chắp cánh cho du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển bền vững và từng bước đưa Hải Phòng trở thành trọng điểm du lịch quốc gia; phát triển du lịch kết hợp với giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc địa phương; phát triển du lịch trên cả thị trường khách nội địa và khách quốc tế.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan và được đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, kết quả hoạt động du lịch Hải Phòng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có. Hải Phòng vẫn chưa khai thác hết những thế mạnh về địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên của biển Đồ Sơn và Cát Bà, chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nhân lực du lịch; các hoạt động lưu trú, lữ hành, vận chuyển du lịch, nguồn nhân lực…đều bộc lộ những hạn chế nhất định; du lịch Hải Phòng hiện chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, chưa có điểm nhấn. Điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng đóng góp của ngành du lịch đối với kinh tế - xã hội thành phố.

2.2. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng thành phố Hải Phòng

2.2.1. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt đ ng lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là một trong những hoạt động chủ yếu của du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành thì

có các vi phạm chủ yếu như: Vi phạm quy định về thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành; vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành; vi phạm quy định về kinh doanh đại lý lữ hành.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, hướng tới mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, UBND thành phố Hải Phòng đã có văn bản ch đạo các cơ quan chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và lữ hành quốc tế cũng như việc đôn đốc triển khai mở tuyến du lịch biên giới.

Gần đây, Sở Du lịch thành phố Hải Phòng tiến hành kiểm tra hoạt động lữ hành trên địa bàn còn có tình trạng vi phạm như: hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế trong khi không được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế; không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Tình trạng “tour 0 đồng” hay “tour giá rẻ”, “tour giá thấp” không ch xảy ra ở Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu mà khu vực phía bắc có thể nói tâm điểm của “tour 0 đồng” là Quảng Ninh. Khách Trung Quốc ồ ạt kéo đến Vịnh Hạ Long, một số rất ít du khách tiếp tục hành trình đến đảo Ngọc Cát Bà. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong hơn 2,2 triệu khách quốc tế đến Việt Nam 2 tháng đầu năm 2017, lượng khách Trung Quốc đứng đầu bảng với hơn 650.000 lượt, tương ứng 10 khách quốc tế, có 3 khách là người Trung Quốc. Việc khách Trung Quốc đến cửa khẩu Việt Nam và qua đường bộ tăng nhanh trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân. Điều này, chứng tỏ việc thực thi chính sách visa điện tử tại cửa khẩu của chúng ta đã bắt đầu phát huy tác dụng, thể hiện cơ chế cởi mở, thông thoáng góp phần thu hút lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam.

Thực tế, trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là thị trường khách trọng điểm số 1 của du lịch Việt Nam. Năm 2016 Việt Nam đón tới 2,7 triệu du khách Trung Quốc. Du lịch Việt Nam luôn xác định đây là thị trường trọng điểm để chúng ta ưu tiên quảng bá, xúc tiến thương mại. Điều này cũng chứng tỏ công

tác quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm du lịch của Việt Nam đến với thị trường Trung Quốc đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Các công ty lữ hành Trung Quốc nhận khách du lịch với giá thấp hơn chi phí thực tế rồi bán đoàn cho đối tác. Họ yêu cầu khách du lịch bỏ tiền ra để mua vé máy bay, tiền lưu trú còn lại toàn bộ chi phí dịch vụ ăn uống thì phải thỏa thuận với doanh nghiệp của bên đối tác. Để giảm chi phí và bù lỗ, phía đối tác thường đưa du khách vào các cơ sở mua sắm để lấy tiền hoa hồng bù lỗ. Kết quả là lợi nhuận đều rơi vào tay các nhà khai thác tour du lịch nước ngoài chứ không phải ngành du lịch nước nhà. Thái Lan đã từng có bài học về việc tương tự, theo thống kê, Thái Lan đã thất thu khoảng 305 tỷ baht (gần 9 tỷ USD mỗi năm). Thực tế từ quý 1 năm 2017 đến nay, lượng khách Trung Quốc vào Quảng Ninh tăng đột biến theo hình thức kinh doanh “tour 0 đồng”, khoảng 5.000 người/ngày, cuối tuần có thể tăng lên 10.000-15.000 lượt khách. Song, nghịch lí là ngành du lịch Quảng Ninh gần như không thu được gì, hầu hết dòng tiền ch chảy vào túi doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ, buôn bán quà lưu niệm.

Cát Bà mặc dù không phải là điểm nóng của “tour 0 đồng’’, “tour giá rẻ” nhưng cũng đặt ra bài toán cho cơ quan quản lí nhà nước về du lịch một hình thức kinh doanh lữ hành mới, đòi hỏi sự chủ động chủ động trong việc tìm giải pháp để ứng xử phù hợp với hình thức kinh doanh lữ hành này khi chưa có quy định của pháp luật đồng thời chủ động đề phòng “tour 0 đồng”, “tour giá rẻ” làm biến tướng hoạt động kinh doanh lữ hành gây thất thoát thuế, tổn hại cho ngân sách nhà nước khi nhiều cửa hàng có dấu hiệu trốn thuế, từ đó, dẫn đến đến việc quản lý hoạt động của du khách cũng như đảm bảo chất lượng dịch vụ không được như cam kết ban đầu, du khách có thể phải chi trả cao hơn và phát sinh những dịch vụ không mong muốn, hoặc đưa du khách vào các điểm mua sắm để từ đó HDV hưởng hoa hồng từ các cơ sở kinh doanh là hoàn toàn bất lợi cho du khách, làm méo mó hình ảnh du lịch của quốc gia nói chung và của Hải Phòng nói riêng.

Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động lữ hành

Như trên đã phân tích, trong hoạt động kinh doanh lữ hành tại thành phố Hải Phòng đã phát hiện nhiều sai phạm, của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch biển.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nhà nước về du lịch, trong những năm vừa qua Sở Du lịch thành phố Hải Phòng tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động lữ hành, hướng dẫn và vận chuyển khách du lịch trên địa bàn; các quy định về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, về niêm yết giá; về khắc phục tình trạng ăn mày, ăn xin tại các điểm đến du lịch.

Trong năm 2017 thành phố đã kiểm tra 48 doanh nghiệp lữ hành, trong đó phát hiện 11 doanh nghiệp có sai phạm về hoạt động kinh doanh lữ hành, tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 9 trường hợp, nhắc nhở 2 trường hợp. Các lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh lữ hành quốc tế khi không có giấy phép và không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

Trong thanh tra, kiểm tra xử lý VPHC về hoạt động lữ hành, có một số vụ vi phạm phải xử lý như công ty TNHH Du lịch và Thương mại Minh Diễm. Qua công tác nắm tình hình lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố, Đội An ninh thông tin truyền thông và du lịch (Đội 5) Phòng PA81-Công an Thành phố Hải Phòng đã phát hiện bà Nguyễn Thị Diễm, là Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Minh Diễm (có trụ sở tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) tổ chức tour du lịch nước ngoài mặc dù chưa có giấy phép lữ hành quốc tế.

Tiến hành xác minh tìm hiểu, các trinh sát phát hiện vào tháng 6-2017, bà Nguyễn Thị Diễm đã ký hợp đồng về việc cung cấp dịch vụ tổ chức chương trình du lịch quốc tế cho 62 hành khách là cán bộ, công nhân viên của Công ty Thủy lợi Thủy Nguyên đi du lịch Thái Lan. Giá bán tour là 6,9 triệu đồng/người, tổng tiền là 427,8 triệu đồng. Từ ngày 28/6/2017 đến ngày 07/7/2017, Công ty

Thủy lợi Thủy Nguyên đã tổ chức cho nhân viên đi du lịch Thái Lan chia thành 2 đoàn và đi làm 2 đợt.

Như vậy trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được và qua đấu tranh, xác minh tìm hiểu, Phòng PA81 đã nhanh chóng làm rõ vụ việc. Tại cơ quan công an, bà Nguyễn Thị Diễm đã thừa nhận: Công ty Minh Diễm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành nội địa, không có chức năng tổ chức tour du lịch nước ngoài và chưa được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Mặc dù vậy nhưng bà Diễm vẫn đứng ra tổ chức cho Công ty Thủy Lợi Thủy Nguyên đi du lịch Thái Lan; Bà Diễm cũng thừa nhận hoạt động đưa dẫn khách tham quan du lịch Thái Lan đã vi phạm Luật du lịch và các quy định pháp luật liên quan. UBND thành phố ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 45 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Diễm.

Hoạt động tổ chức tour du lịch nước ngoài trong khi không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước về du lịch, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, an toàn cho hành khách cũng như ảnh hưởng đến ANTT trong lĩnh vực du lịch lữ hành trên địa bàn thành phố.

Qua 9 lần ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lữ hành, nhận thấy hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lữ hành của thành phố Hải Phòng là đúng quy định về mức phạt, về thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Nghị định 158/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổng số tiền thu được từ hoạt động xử phạt là 102 triệu đồng. Tuy nhiên, kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành của thành phố Hải Phòng vẫn còn những điểm hạn chế như: Số vụ xử phạt không phản ánh kịp thời số vi phạm xảy ra trên địa bàn. Trong thực tế, với khoảng 70 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn thành phố (trong đó có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn của cả nước đóng tại Hải Phòng), số lượng các vi phạm về lĩnh vực lữ hành của thành phố Hải Phòng có thể tương đối nhiều. Tuy nhiên, trong năm mới ch xử lý được

09 trường hợp là kết quả không nhiều. Bên cạnh đó một số hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lữ hành cho thấy tính hiệu quả không cao. Ví dụ như doanh nghiệp bị xử phạt, nhưng sau đó cũng đóng cửa, không hoạt động dẫn đến việc quyết định xử phạt không đi vào thực tiễn.

2.2.2. Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt đ ng hư ng dẫn du lịch

Hướng dẫn du lịch là một hoạt động thường xuyên của kinh doanh du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng. Hướng dẫn du lịch đòi hỏi những trình độ, nghiệp vụ chuyên sâu nhất định. Để đảm bảo quyền và lợi ích của khách du lịch Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn và phạm vi về hoạt động hướng dẫn du lịch. Các tiêu chuẩn và phạm vi này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân hành nghề hướng dẫn du lịch tuân thủ khi tham gia hoạt động này.

Các vi phạm về hướng dẫn du lịch tại vùng biển Hải Phòng chủ yếu là các hành vi vi phạm về thẻ HDV; hoạt động cung cấp thông tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch (cụ thể là nội dung thuyết minh, thông tin về lịch trình, chương trình du lịch, phổ biến các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch); vấn đề người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch “chui” tại Hải Phòng có thể nhận định chưa phát hiện, bởi lượng khách quốc tế đến vùng biển Hải Phòng chưa nhiều và chủ yếu là khách lẻ.

Trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch nói chung trong đó có du lịch biển nói riêng, Sở du lịch và các cơ quan chuyên môn của thành phố Hải Phòng đã kiểm tra hơn 100 lượt HDV du lịch tại các điểm du lịch Cát Bà, Đồ Sơn và nội thành Hải Phòng, phát hiện vi phạm và xử phạt trên 50 triệu đồng đối với các vi phạm trong lĩnh vực hướng dẫn du lịch như sau:

Một là, các vi phạm về điều kiện HDV du lịch. Theo tiêu chuẩn hiện nay, HDV du lịch nội địa hoặc HDV du lịch quốc tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Luật Du lịch. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra,

kiểm tra đã phát hiện 25 trường hợp HDV du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Hai là, HDV du lịch của một số công ty lữ hành chưa được cấp thẻ HDV của Sở du lịch Hải Phòng nhưng do vào mùa cao điểm, doanh nghiệp đã bố trí cho HDV thực hiện việc dẫn đoàn đi lễ hội. Sở Du lịch Hải Phòng đã kịp thời phát hiện và chấn ch nh trong thời gian vừa qua, đồng thời Sở Du lịch Hải Phòng đã quán triệt các phòng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ cấp chứng nhận HDV du lịch để các công ty đủ điều kiện kinh doanh lữ hành nhanh chóng có đủ số HDV đáp ứng được yêu cầu, đã phát hiện 5 trường hợp không có HDV và đã ra quyết định xử phạt. Hiện nay, lực lượng liên ngành đã tăng cường triển khai kiểm tra thường xuyên tại các khu du lịch.

Ba là, có hiện tượng HDV đã vi phạm quy định về lịch trình dẫn đoàn, dẫn đoàn ngoài các địa điểm đã đăng ký, một số HDV liên kết với các nhà hàng, khách sạn hoặc tàu thuyền du lịch nhằm hưởng hoa hồng từ dịch vụ môi giới khách, dẫn đến du khách bị “chặt chém” về giá cả dịch vụ. Tuy nhiên du khách không cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan chức năng khiến việc vào cuộc truy tìm và xử lý là khó khả thi.

Hiện nay, nhiều trọng điểm du lịch trên cả nước nói chung xuất hiện tình trạng HDV du lịch chui. Đặc biệt, HDV du lịch Trung Quốc không có giấy phép cũng đã sang Việt Nam làm hướng dẫn du lịch. Với trình độ hiểu biết lịch sử, văn hóa, và kinh tế xã hội của Việt Nam một cách hạn chế, những HDV này gây ra sự hiểu nhầm, “xuyên tạc” lịch sử Việt Nam gây ra tình trạng bức xúc trong dư luận.

Với mức giá siêu rẻ, các công ty Trung Quốc đã tự tổ chức những tour du lịch trọn gói theo hệ thống khép kín tại Việt Nam. Họ sử dụng những HDV du lịch dẫn khách theo hành trình trọn gói, từ đặt khách sạn, nhà hàng tới lựa chọn các điểm mua sắm, vui chơi nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì hạ thấp giá tour nên họ đẩy giá các dịch vụ khác ở Việt Nam tăng cao nhiều lần để bù chi phí. Điều

này không ch khiến người dân địa phương nước ta không được hưởng lợi từ du lịch, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng dịch vụ và hình ảnh điểm đến Việt Nam, khiến những doanh nghiệp lữ hành chân chính trong nước gặp không ít khó khăn ngay trên sân nhà.

Để qua mặt cơ quan chức năng, họ sẵn sàng thuê người Việt Nam có thẻ HDV du lịch làm “sitting guide” đi cùng đoàn. Nhiệm vụ của “sitting guide” là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển từ thực tiễn thành phố hải phòng (Trang 70 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)