7. Kết cấu luận văn
1.6. Các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa,
phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản
Để quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật có vị trí thƣợng tôn, việc tổ chức thực hiện pháp luật là một yếu tố rất quan trọng. Một mặt, Nhà nƣớc có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật một cách có hiệu quả, hiệu lực nhất, mặt khác, bản thân Nhà nƣớc cũng phải tuyệt đối tuân thủ các quy định
của pháp luật. Hai yếu tố này có mối quan hệ tƣơng hỗ với nhau. Việc Nhà nƣớc tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật là cơ sở để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, hiệu lực. Ngƣợc lại, việc tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả đặt ra yêu cầu tất yếu là Nhà nƣớc phải tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật.
Để việc thực hiện pháp luật đƣợc hiệu quả cần có các điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện pháp luật đặc biệt là trong đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản cần có các điều kiện cụ thể nhƣ sau:
1.6.1. Đảm bảo điều kiện về pháp luật
Các văn bản quy phạm pháp luật phải rõ ràng, đảm bảo tính hệ thống. Để đảm bảo tính khả thi của một văn bản quy phạm pháp luật, quy trình và kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm những yêu cầu nhất định. Trƣớc hết, việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải đƣợc tiến hành trên cơ sở xác định rõ các vấn đề của cuộc sống và các mục tiêu chính sách rõ ràng cần phải đạt đến. Xác định các mục tiêu của chính sách cũng chính là thiết lập các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về sau. Pháp luật quy định không rõ ràng, hoặc chồng chéo có thể là nguyên nhân của việc làm thế nào cũng đƣợc hoặc không biết phải làm thế nào. Nhƣ vậy, có nhiều hành vi làm phát sinh các vấn đề xã hội do chính các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành gây ra. Đối với tội phạm cƣớp giật tài sản các quy định của pháp luật trong Bộ luật hình sự năm 2015 đã rất rõ ràng, so với bộ luật hình sự năm 1999, Bộ luật hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và bỏ đi đƣợc một số tình tiết tăng nặng không còn phù hợp, gây bối rối và thiếu nhất quán cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình định tội danh và quyết định hình phạt. Điều này, đã giúp cho việc tổ chức thực hiện pháp luật đƣợc hiệu quả giúp cơ quan tiến hành tố tụng định tội danh và hình phạt đƣợc thống nhất,
đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên vẫn chƣa định nghĩa pháp lý cụ thể trong điều luật về tội cƣớp giật tài sản.
1.6.2. Các điều kiện về năng lực của các cơ quan thực hiện pháp luật
Vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chƣa cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy đƣợc vai trò của các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Vấn đề cơ bản nhất cần lƣu ý chính là yếu tố hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong những cơ quan này. Cán bộ không có năng lực thì công việc không thể đƣợc giải quyết. Nếu năng lực của cán bộ thực thi pháp luật kém, không đáp ứng đƣợc những biến động của tội phạm cũng nhƣ quan hệ xã hội thì việc tổ chức thực hiện pháp luật không hiệu quả.
Các quy định pháp luật thƣờng chỉ đề cập đến cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật với tƣ cách là một tập thể hay nói cách khác, các cơ quan đó đƣợc đề cập đến nhƣ một chủ thể có lý trí riêng lẻ. Ví dụ nhƣ quy định: “Bộ Tài chính quy định việc thực hiện...” đề cập đến Bộ Tài chính nhƣ một chủ thể riêng biệt. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy việc xem các tổ chức là những chủ thể có ý thức riêng lẻ là không phù hợp. Về cơ bản, vận hành của các tổ chức đó vẫn là do các thành viên đơn lẻ có ý thức và tƣ duy độc lập thực hiện. Hành vi chung của tổ chức chỉ có thể đƣợc định hƣớng trong khuôn khổ các quy định chung về hành vi đƣợc đặt ra đối với các thành viên đơn lẻ của tổ chức.
Đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ để cơ chế THPL đƣợc vận hành hiệu quả. Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố rất đƣợc coi trọng trong Nhà nƣớc pháp quyền.
Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc công khai các quy định về mặt nội dung, quy trình tổ chức thực hiện làm cơ sở để tăng cƣờng sự hiểu biết của ngƣời dân đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật. Sự hiểu biết pháp luật của những chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật là điều kiện cơ bản nhất để tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả. Ngƣợc lại, việc tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nội dung của các quy định pháp luật cũng nhƣ cách thức thực hiện pháp luật là yếu tố tạo nên thành công trong việc tổ chức thực hiện một số văn bản luật. Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tổ chức thực hiện pháp luật còn bao hàm nghĩa tạo cơ hội cho các chủ thể trong xã hội đƣợc tham gia phản biện về nội dung của các quy định pháp luật cũng nhƣ cách thức tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đó. Tạo cơ hội để thu nhận các phản biện sẽ giúp cho những cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phát hiện đƣợc những điểm bất cập trong quá trình thực hiện công việc. Đó là những cơ sở quan trọng đề điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật.
Việc xác định một quy trình làm việc không rõ ràng đƣơng nhiên sẽ dẫn đến tình trạng việc tổ chức thực hiện công việc kém hiệu quả. Các công chức, viên chức trong chuỗi quy trình ra quyết định của tổ chức nếu không rõ mình phải làm gì, trong giai đoạn nào, các đầu vào, đầu ra đối với công việc của mình ra sao thì rõ ràng hiệu quả công việc sẽ không đảm bảo hoặc thậm chí, quy trình công việc không thể vận hành. Thực tế đã cho thấy có nhiều trƣờng hợp do thiếu các quy định hƣớng dẫn về quy trình, thủ tục tiến hành công việc mà một số cơ quan nhà nƣớc đã từ chối tiếp nhận việc thực hiện các quy định của pháp luật.
1.6.3. Cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách chặt chẽ
Giám sát và đánh giá có rất nhiều ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật. Đó là công cụ để kiểm soát việc thực hiện pháp luật và đặc biệt là để hạn chế sự lạm quyền của các công chức,
viên chức trong quá trình tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Giám sát và đánh giá cũng tạo ra áp lực để các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phải thực hiện theo đúng bổn phận của mình, tránh trƣờng hợp trễ nải trong việc thực hiện nhiệm vụ. Và giám sát, đánh giá cũng là công cụ để thu thập phản hồi nhằm điều chỉnh bản thân các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
Ở góc độ vĩ mô, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật gắn liền với việc cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các nhánh của quyền lực nhà nƣớc.
Kiểm soát quyền lực nhà nƣớc trong Nhà nƣớc pháp quyền đƣợc hiểu là một hệ thống những cơ chế đƣợc thực hiện bởi Nhà nƣớc và xã hội nhằm giữ cho việc thực thi quyền lực nhà nƣớc đúng mục đích, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nƣớc bao gồm kiểm soát phạm vi hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; kiểm soát quá trình thông qua và sửa đổi Hiến pháp; kiểm soát tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc; kiểm soát những ngƣời thực thi quyền lực và có thể kiểm soát từ bên ngoài và bên trong nhà nƣớc. Kiểm soát từ bên ngoài nhà nƣớc là kiểm soát từ nhân dân và xã hội, kiểm soát từ bên trong là kiểm soát do chính Nhà nƣớc thực hiện. Trong hệ thống đó, trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật ở tầm vĩ mô của các cơ quan nhà nƣớc sẽ đƣợc xác định rõ ràng. Và đây cũng chính là động lực chính trị cơ bản nhất để vận hành có hiệu quả hệ thống cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật.
1.6.4. Đảm bảo sự độc lập của cơ quan tư pháp
Một trong những đòi hỏi của tƣ pháp trong Nhà nƣớc pháp quyền là phải độc lập trƣớc các nhánh quyền lực khác của Nhà nƣớc. Tính độc lập của tƣ pháp cho phép Tòa án đƣa ra những phán quyết đúng đắn, chống lại sự tùy tiện của các nhánh quyền lực khác. Để có đƣợc tầm ảnh hƣởng trên thực tế, nguyên tắc của Nhà nƣớc pháp quyền đƣợc đảm bảo bằng sự hiện diện của các cơ quan tố tụng độc lập, có thẩm quyền tài phán đối với các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý khác nhau bằng cách áp dụng đồng thời nguyên tắc
hợp pháp (vốn có đƣợc từ sự tồn tại của một trật tự các quy phạm) và nguyên tắc bình đẳng (vốn đối lập với sự xét xử phân biệt giữa các chủ thể pháp lý). Sự độc lập của cơ quan tƣ pháp là điều kiện cần thiết để các chủ thể trong xã hội có thể tiếp cận đƣợc với công lý, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Các hành vi lạm quyền hoặc vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân có thể bị khởi kiện và đƣợc xem xét theo những thủ tục độc lập, rõ ràng và công minh sẽ là cơ sở cho việc làm tăng niềm tin của ngƣời dân vào hệ thống pháp luật nói chung và việc thực hiện pháp luật nói riêng. Đây có thể nói là một trong những yếu tố cơ bản nhất làm tăng ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể trong xã hội, là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.
Ở góc độ vi mô, Toà án cũng có vai trò rất lớn đối với việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật cụ thể. Ở những nƣớc Toà án có thẩm quyền tài phán lớn và có tính độc lập cao trong hoạt động, Tòa án có quyền từ chối không áp dụng những văn bản dƣới luật mâu thuẫn với văn bản luật (theo quan điểm của Tòa án). Đây chính là cơ sở quan trọng cho Tòa án đảm bảo tính tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội. Bất kỳ hành vi nào của các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật trái với các đạo luật đều có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bên cạnh đó, khi đƣợc tổ chức một cách độc lập và có thẩm quyền tài phán đầy đủ, Toà án cũng có vai trò nhất định trong việc thúc đẩy việc tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc. Chẳng hạn, một đạo luật do Quốc hội ban hành đã ghi nhận cho các công dân quyền đƣợc đầu tƣ vào những lĩnh vực nhất định thì các cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện không thể viện dẫn lý do chƣa có đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn thực hiện của cơ quan hành pháp để từ chối việc thực hiện các quyền đó của công dân. Khi đó, rõ ràng quyền lợi của các công dân đã bị ảnh hƣởng vì sự chậm trễ của các cơ quan nhà nƣớc. Và nếu quyền khởi kiện của công dân lên Toà án để bảo đảm quyền, lợi ích của mình đƣợc ghi nhận thì đó sẽ là những áp lực rất lớn
đối với các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật, tránh sự tuỳ tiện và đảm bảo việc tổ chức thực hiện pháp luật phải đƣợc thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
1.6.5. Đảm bảo các điều kiện về kinh tế trong tổ chức thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản
Điều kiện về kinh tế để trang trải các khoản chi cho công tác tổ chức thực hiện pháp luật nhƣ kinh phí cho công tác tổ chức, thù lao, lƣơng cho hệ thống cơ quan thực thi pháp luật, chi phí cho việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm phù hợp luôn là một trong những yếu tố tiên quyết đến hiệu quả của công tác tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và trong công tác phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng. Đặc biệt, yếu tố về con ngƣời phải đƣợc chú trọng, có các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp; tạo môi trƣờng làm việc tốt, trang bị công cụ phụ trợ đầy đủ cho cán bộ tốt tạo điều kiện cho đội ngũ thực thi pháp luật phát huy hết khả năng để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật. Kinh phí hàng năm để hỗ trợ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm phải phù hợp với tình hình diễn biến tội phạm cƣớp giật tài sản hiện nay.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trên cơ sở phân tích tài liệu lý luận đề tài xác định và sử dụng các vấn đề lý luận cơ bản trong luận văn:
- Tổ chức thực hiện pháp luật là quá trình hƣớng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đảm bảo nhƣ con ngƣời, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất để nhằm đƣa pháp luật vào cuộc sống.
- Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản là hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc hƣớng dẫn, chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đảm bảo các qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc và tổ
chức xã hội và của mọi công dân trong áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp khác nhau hƣớng vào thủ tiêu những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, cũng nhƣ loại bỏ các yếu tố tiêu cực ảnh hƣởng đến quá trình hình thành tội phạm, đồng thời từng bƣớc hạn chế, đẩy lùi và tiến tới loại bỏ tội phạm cƣớp giật tài sản ra khỏi đời sống xã hội, đƣợc thực hiện trên thực tế.
- Các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản nhƣ điều kiện về lập pháp, điều kiện về năng lực của cơ quan thực hiện pháp luật, cơ chế giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật.... Thông qua việc tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản nâng cao ý thức cảnh giác tội phạm cho nhân dân. Đây là biện pháp bảo vệ tốt nhất tài sản của công dân cũng nhƣ nâng cao hiệu quả bảo vệ chế độ, ngăn ngừa tội phạm xâm phạm quyền sở hữu của nhà nƣớc.
Những vấn đề lý luận cơ bản này là cơ sở để làm rõ thực trạng công tác tổ chức thực hiện pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017 và đƣa ra những dự báo về tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thủ đô trong các năm tiếp theo tại Chƣơng 2.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM CƢỚP
GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI