Đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 80)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá về tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh

tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 - 2017

2.3.1. Những kết quả đạt được

Với vai trò là thủ đô của đất nƣớc, Thành phố Hà Nội luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, Hà Nội là thành phố lớn, hàng ngày diễn ra nhiều hoạt động trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngày càng phát triển. Hoạt động phạm tội cũng thƣờng xuyên diễn ra và phát triển theo xu hƣớng chung, đe dọa sự ổn định trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hƣởng xấu đến các mặt kinh tế - chính trị. Nhiệm vụ đảm bảo, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Hà Nội là rất quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, thành phố Hà Nội phải kiềm chế đƣợc sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại án có tính chất nghiêm trọng cao, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, khám phá các vụ phạm pháp đi đôi với công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng.

Thành phố Hà Nội luôn tổ chức các mặt công tác phòng, chống tội phạm nhằm kiềm chế sự gia tăng của tội phạm cƣớp giật tài sản với hai hƣớng cơ bản đó là: phổ biến, tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ

báo chí, truyền thanh, truyền hình qua đó tạo ý thức, nâng cao hiểu biết cho nhân dân về thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, giúp nhân dân chủ động và tự giác trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Về phía Nhà nƣớc, cơ quan Công an phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm, thành lập lực lƣợng tự quản, lập chốt phòng, chống tội phạm…

Về phía ngƣời dân, qua việc tôn vinh, khen thƣởng các điển hình tiến tiến, ngƣời tốt việc tốt… đã góp phần phát huy vai trò của nhân dân trong việc phát hiện và tố giác tội phạm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, qua đó phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của nhân dân trong phòng ngừa tội phạm cƣớp giật tài sản. Về phía các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua các hoạt động, phong trào của tổ chức mình nhƣ thanh niên tình nguyện, phụ nữ đảm đang… đã tạo sân chơi, môi trƣờng sinh hoạt lành mạnh cho các thành viên đồng thời giúp cho các đối tƣợng phạm pháp, nghiện ma túy, lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, ngăn chặn nguy cơ tái phạm hoặc phạm tội.

- Về việc ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn, triển khai thục hiện các qui định của pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản.

Các cơ quan của Thành phố Hà Nội nhƣ Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đã quan tâm và kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để triển khai thực hiện các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đặc biệt đối với tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng nhƣ: Kế hoạch số 1285/CAHN ngày 25/4/2017 về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cƣớp, cƣớp giật tài sản, trộm cắp tài sản trên địa bàn Thành phố; Thông báo số 636/TB- PC45(Đ8) ngày 10/4/2015 về chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tội phạm cƣớp, cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố…Các văn bản này là cơ sở để

các chủ thể có trách nhiệm chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các qui định của pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Về công tác điều tra, khám phá các vụ cướp giật tài sản tại thành phố Hà Nội:

Song song với việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống tội phạm cƣớp giật tài sản, Thành phố Hà Nội cũng tiến hành đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi phạm tội, tập trung điều tra làm rõ, đƣa xử lý kịp thời các vụ cƣớp giật tài sản. Qua việc làm tốt công tác điều tra, xử lý nghiêm minh tội phạm cƣớp giật tài sản cũng tạo điều kiện cho công tác phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. Theo thống kê về số vụ án đã xét xử từ năm 2010 - 2017, Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội đã xét xử sơ thẩm đối với 12.689 vụ xâm phạm sở hữu tƣơng ứng với 24.311 bị cáo, trong đó tội cƣớp giật tài sản 848 vụ với 1.311 bị cáo, bình quân mỗi năm đƣa ra xét xử 169 vụ 262 bị cáo, kết quả trên cho thấy thực trạng của tình hình tội cƣớp giật tài sản về số lƣợng các vụ và số ngƣời thực hiện cƣớp giật tài sản trên địa bàn Thủ đô ở từng giai đoạn khác nhau. Từ đó phần nào đã giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh về tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản xảy ra trong đời sống của xã hội của Thủ đô.

Trong công tác điều tra các vụ cƣớp giật tài sản, cơ quan điều tra đã quan tâm và tập trung điều tra bóc dỡ nhiều băng nhóm tội phạm có tính chuyên nghiệp, gây án liên tục. Hoạt động điều tra đó đƣợc tăng cƣờng củng cố ở các khâu, từ khâu tiếp nhận tin báo tội phạm, công tác thu thập chứng cứ đƣợc tiến hành khẩn trƣơng, kịp thời. Đặc biệt trong điều tra truy xét nóng các vụ án, thông tin thu thập đƣợc của lực lƣợng điều tra tại hiện trƣờng đó đƣợc thực hiện tốt, do đó kết quả điều tra đạt đƣợc khá cao. Đã tập trung chỉ đạo tốt việc điều tra làm rõ hành vi của từng ngƣời phạm tội trong các vụ cƣớp giật tài sản, tập hợp đầy đủ chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội để đƣa ra truy tố xét xử. Công tác mở rộng điều tra vụ án cũng thực hiện tốt, đây là một

nguyên nhân của việc những năm gần đây tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm cƣớp giật tài sản đạt cao.

Qua nghiên cứu 348 đối tƣợng phạm tội cƣớp giật tài sản trên các tuyến giao thông đƣờng bộ bị bắt giữ cho thấy đặc điểm về nhân thân đối tƣợng phạm tội: số đối tƣợng phạm tội chủ yếu là nam giới (chiếm tỷ lệ 98,9%, 322/348 đối tƣợng, không nghề nghiệp (chiếm 80,8%, 281/348 đối tƣợng), ở độ tuổi trung bình từ 18 đến 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 51,4%, 195/348 đối tƣợng). Số đối tƣợng phạm tội không có tiền án, tiền sự chiếm tỷ lệ lớn (83%, 287/348 đối tƣợng). Về trình độ học vấn của đối tƣợng phạm tội chủ yếu là trung học phổ thông trở xuống (chiếm 94,3%). Từ kết quả trên cho thấy tội phạm cƣớp giật tài sản chủ yếu là các đối tƣợng đang ở độ tuổi vàng về sức khỏe nhƣng lại không làm việc để nuôi sống bản thân và cống hiến cho xã hội mà lại có suy nghĩ tiêu cực đi cƣớp của ngƣời khác về tiêu dùng.

Về phƣơng thức, thủ đoạn phạm tội: Qua nghiên cứu thực tế cho thấy, thủ đoạn gây án phổ biến là: Trƣớc khi thực hiện hành vi phạm tội cƣớp giật tài sản, đối tƣợng thƣờng có sự chuẩn bị về thủ đoạn cƣớp giật tài sản, phƣơng án tẩu thoát, nơi tiêu thụ tài sản cƣớp giật đƣợc; tìm kiếm, lựa chọn, nghiên cứu mục tiêu tấn công; lựa chọn thời gian, địa điểm gây án; chuẩn bị phƣơng tiện, hóa trang. Khi thực hiện hành vi phạm tội, đối tƣợng thƣờng đột ngột tăng tốc độ áp sát phƣơng tiện của ngƣời có tài sản rồi bất ngờ, nhanh chóng giằng giật tài sản. Trƣờng hợp hoạt động theo ổ, nhóm, các đối tƣợng thƣờng phân công nhiệm vụ rõ ràng nhƣ: các đối tƣợng có nhiệm vụ giật tài sản, các đối tƣợng còn lại có nhiệm vụ cản đƣờng. Sau khi chiếm đoạt đƣợc tài sản của ngƣời bị hại, các đối tƣợng phạm tội thƣờng điều khiển xe lạng lách, đánh võng, chạy xe với tốc độ cao để tẩu thoát và hạn chế khả năng nhận dạng của ngƣời bị hại, ngƣời làm chứng, ngƣời tham gia đuổi bắt.

Về thời gian, địa điểm gây án: Thực tiễn cho thấy, các đối tƣợng phạm tội có thể gây án vào bất cứ thời gian nào, tuy nhiên thời điểm xảy ra nhiều

nhất là khoảng thời gian từ 16 giờ đến 22 giờ hằng ngày vì đây là thời gian lƣợng ngƣời tham gia giao thông nhiều, là thời điểm mọi ngƣời đi làm về, đi dạo mát, tập thể dục, đi mua sắm, thƣờng mang nhiều tài sản, đồ trang sức. Địa điểm tội phạm cƣớp giật tài sản thƣờng xảy ra trên các tuyến giao thông đƣờng bộ ở các đƣờng Quốc lộ, tuyến phố vắng ngƣời, đặc biệt là khu vực các tuyến đƣờng đê các quận huyện ngoại thành. Nguyên nhân của tình trạng này là do tại các tuyến đƣờng trên tập trung nhiều ngƣời tham gia giao thông nhất là các khu công nghiệp, ngƣời dân thƣờng lơ là, mất cảnh giác trong quản lý tài sản. Đây là những tuyến đƣờng giao thông dễ tẩu thoát hoặc có sự đan xen với hàng nghìn các ngõ, ngách là điều kiện thuận lợi để các đối tƣợng phạm tội cƣớp giật tài sản hoạt động cũng nhƣ chạy trốn khi bị đuổi bắt.

Về tài sản bị chiếm đoạt: Tài sản mà đối tƣợng phạm tội chiếm đoạt thƣờng là tài sản gọn nhẹ, có giá trị, dễ tiêu thụ nhƣ túi xách, điện thoại di động, đồ trang sức ngƣời bị hại đeo trên ngƣời, máy tính xách tay mà ngƣời mang theo tài sản thƣờng mất cảnh giác trong quản lý, cất giữ.

Về ngƣời bị hại: Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, ngƣời bị hại hầu hết là phụ nữ, học sinh, sinh viên, trẻ em (chiếm tỷ lệ 96,2%). Những ngƣời này có thể trạng yếu, có nhiều sơ hở trong quản lý tài sản, mất cảnh giác, họ thƣờng sử dụng đồ trang sức có giá trị nhƣ dây chuyền, bông tai, điện thoại, đây là những tài sản gọn nhẹ, dễ cất giấu, tiêu thụ sau khi chiếm đoạt. Mặt khác, phản ứng của phụ nữ trƣớc hành vi cƣớp giật tài sản thƣờng hoảng sợ, mất kiểm soát, không nhanh nhẹn, không có khả năng đuổi bắt, do đó để đối tƣợng phạm tội dễ dàng tẩu thoát.

- Trong hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: kể từ khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 có hiệu lực, đặc biệt với đội ngũ hỗ trợ tƣ pháp nhƣ tuyên truyền viên pháp luật, luật sƣ, xã hội hóa một phần các hoạt động tƣ pháp đã làm cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục

pháp luật đã đƣợc cải thiện rõ rệt, điều này cũng góp phần nâng cao công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng...

- Với đặc thù diễn biến về tình hình tội phạm cƣớp giật tài sản của thủ đô Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã thành lập những cơ quan đặc biệt để phục vụ công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội cƣớp giật tài sản hoạt động đạt kết quả tốt.

Hiện nay, Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức 15 tổ công tác, thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra trên toàn địa bàn thành phố, đã phát hiện trên 100 vụ và nhiều đối tƣợng có dấu hiệu phạm pháp hình sự bàn giao cho các đơn vị chức năng giải quyết theo thẩm quyền xử lý theo quy định. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện, đấu tranh ban đầu làm cơ sở để đấu tranh, làm rõ rất nhiều đối tƣợng cƣớp giật tài sản.

Mô hình Tổ Cảnh sát 142 tại các bệnh viện, bến xe, bến tàu đang hoạt động rất hiệu quả với 15 tổ công tác, tạo đƣợc sự an tâm cho nhân dân khi khám chữa bệnh và đi lại trong thành phố.

- Hoạt động theo dõi đánh giá công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng và chống tội phạm cƣớp giật tài sản đƣợc thực hiện theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2012 đã đảm bảo chính xác, hệ thống, cụ thể, phục vụ cho việc tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản.

- Đội ngũ công chức có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm cƣớp giật tài sản nói riêng đƣợc quan tâm cả về số lƣợng và chất lƣợng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản ngày càng đầy đủ hơn.

- Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản đƣợc tiến hành

thƣờng xuyên góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong tổ chức thực hiện pháp luật về phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản còn tồn tại những hạn chế sau:

- Còn nhiều các vụ cƣớp giật tài sản xảy ra mà chƣa đƣợc đƣa ra ánh sáng, chƣa đƣợc phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm. So sánh số vụ xảy ra, số vụ điều tra khám phá và số vụ tòa án giải quyết thể hiện trong biểu đồ 2.1 và 2.2 và bảng 2.3 cho thấy việc phát hiện, điều tra, và xét xử các hành vi cƣớp giật tài sản chƣa đạt hiệu quả vì những lý do sau:

+ Các đối tƣợng phạm tội luôn muốn che dấu hành vi phạm tội của mình, tận dụng mọi khả năng, điều kiện có thể để che dấu hành vi phạm tội và tạo ra những cản trở để tránh sự phát hiện, tố giác tội phạm.

+ Do ngƣời bị hại không muốn trình báo việc bị cƣớp giật tài sản với cơ quan chức năng, việc không trình báo có thể với lý do tài sản bị cƣớp giật có giá trị không lớn; bị hại còn mong muốn giữ kín sự kiện phạm tội vì sợ bị lộ, hoặc bị phiền hà về thông tin tài sản mình có, tài sản bị cƣớp giật...

+ Ngƣời làm chứng không muốn tố giác tội phạm mặc dù có chứng kiến hành vi phạm tội vì họ sợ mất thời gian đi lại, ngại tiếp xúc với cơ quan Công an, sợ phiền hà về thủ tục, không tin vào khả năng điều tra, khám phá của lực lƣợng chức năng hoặc có thể biết đƣợc khi trình báo thì bị trả thù, hoặc thủ phạm chính là ngƣời thân thích trong gia đình.

- Hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản hiệu quả chƣa cao. Cụ thể:

+ Đối với cơ quan điều tra các cấp: Có chức năng tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm cƣớp giật tài sản đã tiếp nhận nhƣng còn tồn tại việc không tiến hành các trình tự, thủ tục tiếp theo của quy trình tiếp nhận và giải quyết theo quy định; các cơ quan có thẩm quyền điều tra các vụ án cƣớp giật tài sản, đã khởi tố vụ án, tiến hành điều tra theo quy định nhƣng không thể tìm ra ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc trong quá trình điều tra, đấu tranh làm rõ hành vi cƣớp giật tài sản của đối tƣợng nhƣng không tìm thấy bị hại nên đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án.

+ Đối với cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân các cấp: Qua đánh giá các dấu hiệu của vụ án đã có trƣờng hợp không phê chuẩn quyết định khởi tố điều tra một số vụ án cƣớp giật tài sản. Vì vậy, vụ án hoặc đối tƣợng cƣớp giật tài sản không bị điều tra để đƣa ra xử lý trƣớc pháp luật nên đã đƣợc lọt lƣới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)