Phƣơng hƣớng đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

7. Kết cấu luận văn

3.1. Phƣơng hƣớng đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng

phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.1.1. Hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm cướp giật tài sản

Hoàn thiện thể chế về công vụ, theo đó xác định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi cơ quan, của ngƣời đứng đầu mỗi cơ quan. Đề cao nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu nhƣng đồng thời phải có thiết chế kiểm soát quyền lực nhằm ngăn ngừa hành vi tham nhũng, làm giàu bất chính. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hƣớng đến năm 2030 cụ thể:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phân bổ ngân sách bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phƣơng tiện, thiết bị nghiệp vụ cho công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao vai trò trách nhiệm, xử lý nghiêm trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phƣơng để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài, hoạt động lộng hành hoặc bao che cho tội phạm; Đẩy nhanh tiến độ đổi mới, cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp.

Xây dựng cơ chế Điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện chiến lƣợc cải cách hành chính, cải cách tƣ pháp thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng.

Tăng cƣờng, hoàn thiện mối quan hệ phối hợp liên ngành trong phòng, chống tội phạm. Thƣờng xuyên trao đổi thông tin tội phạm và phƣơng thức,

thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm để có đối sách kịp thời, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nắm chắc diễn biến, đánh giá, thống kê chính xác về tình hình tội phạm; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác thông tin, thống kê tội phạm, xây dựng, bổ sung hệ thống thống kê công tác xử lý vi phạm hành chính. Thƣờng xuyên tổng kết, nghiên cứu, xây dựng các luận cứ khoa học về tội phạm, dự báo về tình hình tội phạm hàng năm, giữa kỳ và từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, giải pháp, chính sách cho phù hợp yêu cầu thực tiễn.

Hoàn thiện chính sách pháp luật về tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực hiện pháp luật trong công tác thực hiện pháp luật đấu tranh phòng chống tội phạm cƣớp giật tài sản. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến quản lý nhà nƣớc về trật tự, an ninh, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; từ đó có những sửa đổi, bổ sung mới phù hợp tình hình đối với những tồn tại, hạn chế đƣợc phát hiện, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống pháp luật.

3.1.2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị tạo thành sức mạnh tổng hợp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật trong đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố

Thực hiện tốt Chỉ thị số 09-CT/TƢ của Ban bí thƣ về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; các nghị quyết liên tịch, kế hoạch phối hợp giữa các ngành, các cấp về công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú trọng phát triển và nâng cao chất lƣợng các mô hình tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ngay từ gia đình, cộng đồng dân cƣ, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà trƣờng; thƣờng xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô

hình có hiệu quả cao, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình đặc điểm từng địa bàn. Tổ chức cho nhân dân, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên ký cam kết xây dựng khu dân cƣ, xã, phƣờng, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trƣờng “An toàn về an ninh, trật tự”. Kịp thời khen thƣởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có chính sách thỏa đáng đối với những trƣờng hợp bị thƣơng, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm.

Theo đó, lãnh đạo các cấp ngành của thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo lồng ghép việc thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP Chƣơng trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ; Chƣơng trình hành động số 04-CTr/TU của Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm và các Chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, các chính sách an sinh xã hội, chƣơng trình giảm nghèo, tăng hộ khá…để ngày càng nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân tạo công ăn việc làm ổn định cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)