7. Bố cục đề tài
2.3 Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật quản lý hộ tịch các phƣờng trên
địa bàn Quận 3
+ Ƣu điểm
Đăng ký hộ tịch đã tạo cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm một số quyền nhân thân cơ bản của cá nhân (như quyền đối với việc nhận cha, mẹ, con, quyền khai sinh, nhận con nuôi, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quê quán, quyền kết hôn… đã được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự). Thông qua việc đăng ký khai sinh đã bảo đảm quyền được khai sinh, một trong những quyền quan trọng đầu tiên của trẻ em theo tuyên bố tại Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em: "Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình là ai và được chính cha mẹ mình chăm sóc"; tại
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam cũng khẳng định:" trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch".
Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải là quyền riêng có của trẻ em mà là quyền của bất cứ cá nhân nào; theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì việc bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch cũng đồng nghĩa với việc bảo đảm quyền nhân thân cơ bản của mỗi cá nhân.
Việc quản lý hộ tịch bằng phần mềm đáp ứng được các công việc cần thiết trong quản lý hộ tịch, theo đó tất cả dữ liệu về hộ tịch đều được cập nhật vào hệ thống lưu trữ nên cán bộ tư pháp - hộ tịch dễ dàng truy cập dữ liệu, tra cứu thông tin, theo dõi, truy xuất báo cáo, xác minh, xử lý về nhân thân và tình trạng công dân; giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho công tác kiểm tra, cấp giấy, sao lục hồ sơ được dễ dàng và hiệu quả nhất. Đặc biệt, phần mềm còn giúp cho ủy ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ quản lý hộ tịch, tự động in ấn bản chính và bản sao nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và bảo mật được thông tin, giúp rút ngắn được thời gian thực hiện.
+ Hạn chế
Trong thực tiễn đến nay vẫn tồn tại những hạn chế về chuyên môn; sự thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành, sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo trong tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn, đăng ký lại, không đăng ký hộ tịch; các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đăng ký quản lý hộ tịch và vấn đề nhận thức của nhân dân còn chưa cao…
Mặc dù, việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong đăng ký hộ tịch đôi khi lại có tác động ngược lại, đặc biệt là tiến độ xử lý hồ sơ. Để giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, đòi hỏi cán bộ thụ lý hồ sơ phải chuyên sâu về chuyên môn để kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ, nhưng thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia vào quy trình "một cửa", cụ thể là cán bộ tiếp nhận hồ sơ còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn (người được bố trí vào vị trí này thường là cán bộ văn phòng), nên trong trường hợp hồ sơ
của người dân còn thiếu hoặc chưa đạt yêu cầu nhưng cán bộ tiếp nhận không phát hiện được để hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đầy đủ nên người dân phải đi lại nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết. Mặt khác, theo quy định của pháp luật hộ tịch hiện hành, thì có một số việc đăng ký hộ tịch phải giải quyết ngay (như đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch…) nếu cứ áp dụng theo quy trình nộp hồ sơ cho bộ phận một cửa, bộ phận một cửa chuyển cho công chức chuyên môn kiểm tra hồ sơ… thì không thể bảo đảm trả kết quả cho công dân ngay trong ngày.
+ Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trong pháp luật quản lý về hộ tịch các phường trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân khách quan mà còn bao gồm những nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Một là, tình hình làm trái pháp luật trong công chức diễn biến phức tạp,
có xu hướng gia tăng dẫn tới pháp luật quản lý về hộ tịch không được thực hiện nghiêm túc.
Trong khi đó, với chủ trương cải cách Tư pháp, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công vụ, trong đó có cơ quan tham gia tổ chức thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch là Phòng Tư pháp Quận còn thực hiện chậm. Đây cũng là nhân tố làm cho việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Hai là, cơ sở vật chất, kinh phí trang bị cho hệ thống cơ quan đăng ký hộ
tịch còn những yếu kém cần khắc phục. Có sự không đồng đều về điều kiện vật chất ở các phường khác nhau. Bên cạnh đó, ở mỗi phường có những khác biệt về lề lối làm việc, văn hóa, nên việc bảo đảm pháp luật quản lý về hộ tịch còn gặp khó khăn.
Ba là, pháp luật quản lý về hộ tịch còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, thiếu
văn bản hướng dẫn dẫn tới pháp luật quản lý về hộ tịch các phường trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh hiệu quả chưa cao.
Một là: cơ cấu tổ chức cơ quan tham gia thực hiện quản lý hộ tịch còn bất
cập. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một cơ quan đầu mối thống nhất quản lý về hộ tịch mà do nhiều cơ quan cùng thực hiện (Tư pháp, Công an…). Hơn nữa, mối quan hệ phối hợp trong tổ chức pháp luật quản lý về hộ tịch ở một số lĩnh vực còn chưa đồng bộ chặt chẽ, chưa đi vào chiều sâu để giải quyết kịp thời
những vấn đề phức tạp khi thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch. Mối quan hệ giữa Phòng Tư pháp, Bộ phận Tư pháp – Hộ tịch phường
cũng chỉ dừng lại ở phạm vi thực hiện nhiệm vụ được giao như xây dựng các chương trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phổ biến giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin, báo cáo, chưa thể hiện thành các quy chế phối hợp toàn diện.
Hai là: công tác xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác
hộ tịch phường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với pháp luật quản lý về hộ tịch nhất là trong bối cảnh phân quyền quản lý hộ tịch cho cấp quận như hiện nay. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với đội ngũ công chức ở một số cơ quan tham gia tổ chức thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch còn chưa kịp thời, vẫn còn tình trạng buông lỏng, thiếu quan tâm chỉ đạo kiểm tra. Một số công chức chưa thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm trong công việc, chưa có ý thức tôn pháp luật, tôn trọng công vụ và chưa coi việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nghĩa vụ bắt buộc nên dẫn tới các hành vi làm trái pháp luật còn xảy ra.
Mặc dù số lượng công chức làm công tác hộ tịch ở các phường trên địa bàn Quận 3 đã được quan tâm, tăng cường nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu của thực tiễn của Quận. Đồng thời, chất lượng đội ngũ công chức hộ tịch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhiều người có trình độ còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn lẫn trình độ về tin học, ngoại ngữ. Những hạn chế này đã làm cho việc thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch có lúc, có nơi chưa được thực hiện tốt.
Ba là: công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực
hiện pháp luật quản lý về hộ tịch còn chưa đạt được yêu cầu đặt ra. Công tác giám sát pháp luật quản lý về hộ tịch các phường trên địa bàn Quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh còn chưa được tiến hành nhất quán, chưa có cơ chế hoàn thiện để huy động sức mạnh của toàn xã hội vào hoạt động này. Công tác thanh tra mặc dù đã được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn những biểu hiện nể nang, thiếu kiên quyết.
Việc xử lý vi phạm trong pháp luật quản lý về hộ tịch có lúc, có nơi còn chưa triệt để, nhất là các hành vi trái pháp luật liên quan tới công chức có chức vụ trong CQHCNN. Với loại đối tượng này, việc xử lý vi phạm có biểu hiện nương nhẹ, chủ yếu là xử lý nội bộ, chưa phát huy được tác dụng giáo dục răn đe và phòng ngừa công chức CQHCNN có hành vi trái pháp luật.
Ở một số phường trên địa bàn Quận 3, công chức có hành vi trái pháp luật còn chậm bị phát hiện, các vi phạm pháp luật quản lý về hộ tịch trong đội ngũ công chức CQHCNN chưa được tổng kết, báo cáo đầy đủ. Trong xử lý hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN vẫn còn có biểu hiện không công bằng, gây bất bình trong dư luận xã hội, làm hạn chế hiệu quả thực hiện pháp luật quản lý về hộ tịch các phường trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Tóm lại, các nguyên nhân khách quan, chủ quan nêu trên được thể hiện trên nhiều phương diện đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới những hạn chế của thực trạng. Việc làm rõ các nguyên nhân này là rất quan trọng để tìm ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm cho pháp luật quản lý về hộ tịch được thực hiện tốt trên các phường địa bàn quận Ba, thành phố Hồ Chí Minh.
Tiểu kết chƣơng 2
Được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của Quận ủy - HĐND - UBND Quận về thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã đạt những thành tựu nhất định về công tác đăng ký hộ tịch; về tuyên truyền phổ biến pháp luật quản lý về hộ tịch; về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hộ tịch.
Tuy nhiên, bên cạnh đó pháp luật quản lý về hộ tịch các phường trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn những hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Trong chương 2, tác giả đã nêu khái quát các đặc điểm điều kiện kinh tế, dân cư và tình hình thực hiện pháp luật về quản lý hộ tịch của UBND phường trên địa bàn quận. Tác giả cũng trình bày thực trạng công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch của các phường trên địa bàn Quận. Song song đó, tác giả cũng nêu quan điểm của mình về công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật quản lý về hộ tịch trên địa bàn các phường thuộc Quận 3. Cuối cùng, tác giả đánh giá kết quả thực hiện pháp luật quản lý hộ tịch các phường trên địa bàn Quận 3 và nêu lên những nguyên nhân hạn chế ấy. Đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn trong chương tiếp theo.
CHƢƠNG 3:QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH