Sự cần thiết phải nâng cao vai trò tham gia quản lý nhà nước của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà nước, từ thực tiễn huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk (Trang 35)

của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

1.5.1. Phát huy quyền dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, quyền lực nhà nước được tổ chức thống nhất thành ba bộ phận: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ

quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó nhằm bảo đảm quyền lực là thống nhất, được sử dụng đúng mục đích và được thực thi có hiệu lực, hiệu quả. Kiểm soát quyền lực nhà nước trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Do đó nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”, cần phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với vai trò là tổ chức đại diện cho Nhân dân, là cầu nối giữa Nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.

Hội LHPN Việt Nam với chức năng là tổ chức đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, tham gia quản lý nhà nước bằng các hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, một mặt sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, mặt khác khuyến khích và phát huy được quyền làm chủ, sự tham gia và trí tuệ của các tầng lớp phụ nữ, đóng góp tích cực vào việc thực thi và xây dựng chính sách, pháp luật, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

1.5.2. Khắc phục những hạn chế trong tham gia quản lý nhà nước của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thời gian qua

Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp nhất định trong việc tham gia quản lý nhà nước. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện vai trò này.

Việc thực hiện các quy định của nhà nước về trách nhiệm của Hội đôi khi còn hình thức, chất lượng chưa cao; chưa có đủ cơ chế, chính sách và điều kiện thực tế để đảm bảo vai trò tham gia QLNN của Hội LHPN Việt Nam; sự phối hợp với các cơ quan QLNN còn hạn chế; một số tổ chức Hội chưa thực sự chủ động trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn làm theo tính khuôn mẫu, thiếu

tính năng động, sáng tạo; năng lực, kỹ năng tham gia QLNN của đội ngũ cán bộ Hội nhiều nơi chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn…

Những hạn chế, khó khăn này cần phải có những giải pháp khắc phục, qua đó, từng bước nâng cao vai trò và chất lượng tham gia quản lý nhà nước của Hội, đồng thời góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý xã hội.

1.5.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội nói chung và vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tham gia quản lý nhà nước nói riêng, phù hợp với tình hình phát triển, đổi mới của đất nước

Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới như Nghị quyết 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới”, Nghị quyết số 11- NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 62-KL/TW ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”…

Cùng với bước tiến của quá trình đổi mới, ý thức và nhu cầu của phụ nữ cũng không ngừng phát triển, chuyển biến tích cực hơn: nhu cầu việc làm với mức thu nhập tăng, nhu cầu học nghề, tạo việc làm, có thu nhập, có tích lũy, thành đạt trong nghề nghiệp, nhu cầu được nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống tinh thần, nhu cầu được giao lưu văn hóa, nhu

cầu du lịch, làm đẹp, thể dục thể thao, tín ngưỡng tôn giáo, tham gia các hoạt động xã hội...

Chủ trương lãnh đạo của Đảng cùng các điều kiện thực tiễn trên đang đặt ra yêu cầu đối với Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ hiện nay là phải đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hội, gắn liền mục tiêu hoạt động phong trào phụ nữ với việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngày càng tham gia tốt hơn với quản lý nhà nước.

Tiểu kết chương 1

Các tổ chức chính trị - xã hội nói chung, Hội LHPN Việt Nam nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tham gia quản lý nhà nước. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và trưởng thành, Hội LHPN Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát huy được vai trò là tổ chức đại diện cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, thể hiện rõ nhất ở việc tham gia xây dựng luật pháp, chính sách; tuyên truyền, phổ biến, vận động phụ nữ thực hiện luật pháp, chính sách; tham gia tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách và các hoạt động quản lý xã hội; kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội đối với việc thực hiện luật pháp, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của hội viên phụ nữ; chức năng, nhiệm vụ của Hội LHPN.

Trên cơ sở phân tích khái niệm về Hội, các tổ chức chính trị xã hội, hoạt động quản lý nhà nước; khái quát về cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội LHPN Việt Nam cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội LHPN trong quản lý Nhà nước; nhằm phát huy quyền dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác Hội nói chung và vai trò tham gia quản lý nhà nước của Hội nói riêng, có thể thấy việc nâng cao vai trò tham gia quản lý nhà nước của Hội LHPN Việt Nam đáp ứng tình hình phát triển, đổi mới và hội nhập của đất nước ta hiện nay thật sự cấp thiết.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN KRÔNG PẮC, TỈNH ĐẮK LẮK TRONG

THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2.1. Khái quát về Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Cơ sở hình thành

Đắk Lắk là địa bàn Pháp tập trung mở nhiều con đường chiến lược, thành lập nhiều đồn điền, Vì vậy đội ngũ công nhân trong đó có nữ công nhân hình thành từ rất sớm. Đội nữ tự vệ mật CA-ĐA ra đời vào tháng 6 năm 1945 là tổ chức vũ trang đầu tiên của nữ công nhân, bên cạnh vai trò tiên phong của nữ công nhân, lực lượng nữ nông dân Đắk Lắk chiếm số lượng rất đông là hậu thuẫn và là cơ sở vững chắc cho quân và dân, chị em đã sớm giác ngộ cách mạng góp phần quan trọng trong các bước phát triển của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tổ chức Hội được thành lập ngay từ những ngày đầu, khi cuộc cách mạng tháng Tám vừa mới giành thắng lợi.

Sau khi cướp chính quyền ở thị xã Buôn Hồ, sáng ngày 25/8/1945 tại nhà chị Lê Thị Điểm đã diễn ra cuộc họp của phụ nữ tỉnh với nội dung: thành lập Hội phụ nữ và bầu Ban chấp hành Hội phụ nữ Cứu quốc tỉnh. Tháng 4/1965 Tổ chức Hội đặt Trụ sở tại huyện Ea H’Leo và thống nhất tên gọi là Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đắk Lắk cho đến nay. [19]

Kề vai, sát cánh, đồng hành cùng với phong trào phụ nữ tỉnh Đắk Lắk trong 2 cuộc kháng chiến thần kỳ đầy hy sinh gian khổ là chặng đường phấn đấu và trưởng thành của các tầng lớp phụ nữ huyện Krông Pắc. Thực hiện chỉ

đạo của Tỉnh ủy Đắk Lắk, Huyện ủy Krông Pắc chỉ đạo thành lập Hội LHPN huyện Krông Pắc (từ năm 1975 đến năm 1978) với nhiệm vụ xây dựng, củng cố phong trào phụ nữ và tập hợp, thu hút phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội. Từ

một huyện có 19 cơ sở Hội với trên 22.000 phụ nữ, trong đó là gần 1.500 hội viên (năm 1981), đến nay, sau nhiều lần chia tách huyện, Hội LHPN huyện có 17 cơ sở Hội với trên 35.000 hội viên trong tổng số hơn 59.000 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên. Trải qua 12 kỳ Đại hội, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp Hội LHPN trong huyện, tổ chức Hội thường xuyên được củng cố và từng bước trưởng thành cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và thống nhất về hành động, mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần xây dựng huyện Krông Pắc văn minh, giàu đẹp. [18]

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk gồm 2 cấp: cấp huyện (Hội LHPN huyện Krông Pắc) và cấp cơ sở (gồm 17 cơ sở Hội là 16 Hội LHPN xã, thị trấn và 01 Hội Phụ nữ Công an huyện). Toàn huyện có 284 chi hội, 936 tổ Hội. Trong đó có 205 chi hội phụ nữ thôn, 61 chi hội phụ nữ buôn, 18 chi hội phụ nữ tổ dân phố. [16]

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức Hội LHPN tại huyện Krông Pắc Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pắc (2016), văn kiện Đại hội Đại biểu Hội LHPN huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016 - 2021

HỘI LHPN HUYỆN

HỘI LHPN XÃ/THỊ TRẤN

HỘI PHỤ NỮ CÔNG AN HUYỆN

CHI HỘI 1 CHI HỘI N

TỔ PHỤ NỮ A TỔ PHỤ NỮ B TỔ PHỤ NỮ 1 TỔ PHỤ NỮ 2

Bộ máy lãnh đạo Hội LHPN huyện Krông Pắc bao gồm:

- Đại hội Đại biểu phụ nữ huyện: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội LHPN huyện. Đại hội đại biểu phụ nữ huyện được tổ chức 5 năm một lần. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Hội LHPN huyện để lãnh đạo việc thực hiện Nghị quyết Đại hội và điều hành công việc giữa 2 kỳ Đại hội.

- Ban Chấp hành Hội LHPN huyện: là cơ quan lãnh đạo giữa 2 kỳ Đại hội. Số lượng Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Krông Pắc do Đại hội đại biểu phụ nữ huyện Krông Pắc quyết định. Nhiệm kỳ 2016 – 2021, Đại hội Đại biểu phụ nữ huyện đã bầu ra 24 ủy viên Ban Chấp hành. Trong đó, cơ cấu ngành là 05 đồng chí nữ thuộc Phòng Giáo dục và đào tạo huyện, Công an huyện, Huyện Đoàn, Hội Chữ thập đỏ và Ban nữ công Liên đoàn lao động huyện và 19 đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, xã, thị trấn. [16].

- Ban Chấp hành Hội LHPN huyện bầu ra Ban Thường vụ và bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số Ủy viên Ban Thường vụ, với số lượng không quá 1/3 số ủy viên Ban Chấp hành. (Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Krông Pắc gồm 07 đồng chí (nhiệm kỳ 2016 - 2021). [16]. Ban Thường vụ Hội LHPN huyện có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành; Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ hội; thu, chi, trích nộp và sử dụng hội phí.

Tham mưu, giúp việc cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Krông Pắc là cơ quan chuyên trách gồm 04 - 05 đồng chí. Trong đó: 01 đồng chí Chủ tịch, 02 đồng chí Phó Chủ tịch, 01 - 02 chuyên viên.

Sơ đồ 2.2. Bộ máy lãnh đạo Hội LHPN huyện Krông Pắc

Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Krông Pắc (2016), văn kiện Đại hội Đại biểu Hội LHPN huyện lần thứ XII, nhiệm kỳ 2016 - 2021

Tương tự cấp huyện, hệ thống bộ máy lãnh đạo của Hội LHPN cấp cơ sở cũng gồm Đại hội đại biểu phụ nữ cấp cơ sở là cơ quan lãnh đạo cao nhất của cấp cơ sở. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành, từ đó bầu ra Ban Thường vụ với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ Hội LHPN Việt Nam. Tuy nhiên, cấp cơ sở không có cơ quan chuyên trách, mà chỉ gồm: 01 đồng chí Chủ tịch là cán bộ chuyên trách công tác Hội và 01 đồng chí Phó Chủ tịch là cán bộ bán chuyên trách công tác Hội.

2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Krông Pắc trong quản lý nhà nước

2.1.3.1. Hệ thống thể chế, chính sách

Với vai trò là Hội cấp huyện và cơ sở trong hệ thống Hội LHPN Việt Nam, các cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc đặt dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đảng bộ cùng cấp và Hội LHPN cấp trên; đồng thời có mối quan hệ phối hợp công tác với UBND và các phòng, ban, ngành cùng cấp. Do đó, các cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc luôn thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách, của Đảng và Hội cấp trên; có sự điều chỉnh hoạt động theo quy chế phối hợp công tác giữa Hội và UBND, các phòng, ban, ngành cùng cấp. Khi có sự thay đổi về thể chế, chính sách của Đảng và

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI LHPN HUYỆN

BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN HUYỆN

Hội cấp trên sẽ tác động đến vai trò của Hội LHPN huyện Krông Pắc trong tham gia QLNN.

Có thể lấy ví dụ điển hình về tác động của việc thay đổi chính sách đến vai trò của Hội LHPN huyện Krông Pắc là việc thay thế Nghị định 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 của Chính phủ quy định “Trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý nhà nước” (gọi tắt là Nghị định 19/2003/NĐ-CP) bằng Nghị định 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý nhà nước” (gọi tắt là Nghị định 56/2012/NĐ-CP).

Căn cứ trên quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk, Hội LHPN huyện Krông Pắc đã phối hợp với UBND huyện xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động giữa UBND huyện với Hội LHPN huyện; đồng thời xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP cho các cơ sở Hội. Tại 16/16 xã/thị trấn cũng đã căn cứ trên quy chế và Kế hoạch của Hội LHPN huyện xây dựng được quy chế hoạt động giữa UBND với Hội LHPN cùng cấp.

Việc thay đổi đó có tác động đáng kể đến vai trò tham gia QLNN của toàn bộ hệ thống Hội LHPN Việt Nam nói chung, các cấp Hội LHPN huyện Krông Pắc nói riêng bởi Nghị định 56/2012/NĐ-CP có phạm vi tác động rộng hơn, quy định trách nhiệm rõ ràng hơn. Việc bảo đảm cho Hội LHPN Việt Nam tham gia QLNN không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan hành chính mà được mở rộng, cụ thể là các Bộ, ngành, UBND các cấp; đồng thời Nghị định 56/2012/NĐ-CP cũng có sự phân cấp trách nhiệm rõ ràng giữa Bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà nước, từ thực tiễn huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)