Nguy cơ đe doạ đến an ninh quốc gia của đất nƣớc không chỉ xuất phát từ bên ngoài, mà còn xuất phát ngay từ chính sách, biện pháp thực hiện những bƣớc đi của quá trình phát triển đất nƣớc, nếu chúng ta mắc phải những sai lầm. Những sai lầm có thể mắc phải trong quá trình này thể hiện rất đa dạng nhƣ chính sách đầu tƣ không đúng hƣớng, đầu tƣ quá mức trong các lĩnh vực trong nƣớc không có nhu cầu tiêu thụ nhiều nhƣ đã từng xảy ra ở nƣớc ta những năm vừa qua (các loại nhà máy xi măng, thép, giấy, đƣờng, đồ uống, khách sạn...) đƣa đến tình trạng hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc; hoặc những sai lầm trong chính sách phát huy nội lực cũng nhƣ tranh thủ đƣợc vốn, khoa học công nghệ nƣớc ngoài (tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích, gây lãng phí hoặc làm thất thoát số lƣợng rất lớn vốn trong một số vụ án hình sự những năm gần đây) đã làm phát sinh những phản ứng
tiêu cực xã hội, làm tăng sự bất mãn, chán chƣờng trong nhân dân. Hàng hoá của các nƣớc khác trong khối ASEAN, nhất là của Trung Quốc tràn vào Việt Nam với số lƣợng lớn, giá rất rẻ đã từng bƣớc gây khó khăn cho nền sản xuất trong nƣớc. Nếu tình hình kéo dài thì cũng có nguy cơ gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội.
Ở nƣớc ta hiện nay, tình hình an ninh chính trị ổn định, không để xảy ra khủng bố, phá hoại; không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập; trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội và đối ngoại của đất nƣớc. Lực lƣợng Công an đã chủ động, làm tốt công tác phối hợp chặt ch với các ngành, các địa phƣơng giải quyết ổn định kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện đông ngƣời trong nhân dân. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đã huy động đƣợc tốt hơn sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia các chƣơng trình quốc gia phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Phát hiện, xử lý nhiều vụ án lớn về kinh tế, tiêu cực, tham nhũng, thu hồi tài sản cho Nhà nƣớc trị giá hàng nghìn tỷ đồng; phát hiện, bóc gỡ, xử lý hàng trăm băng, ổ, nhóm tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức, làm giảm đƣợc các loại tội phạm nghiêm trọng, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; xử lý, giải quyết nhiều tụ điểm tệ nạn xã hội...Bên cạnh những yếu tố thuận lợi nhƣ thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc toàn diện; Đảng và nhà nƣớc ta luôn quan tâm đặc biệt đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; Hệ thống pháp luật của nhà nƣớc ta ngày càng hoàn thiện đầy đủ. Thì chúng ta vẫn phải đối diện với không ít thách thức. Đó là, nền kinh tế vẫn trong tình trạng chậm phát triển, sức cạnh tranh kém; Hoạt động quản lí của nhà nƣớc còn yếu kém; Văn hóa xã hội chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp; Nạn quan liêu, tham nhũng, thất nghiệp chƣa đƣợc đẩy lùi; Tình hình biên giới, biển đảo chứa đựng nhiều yếu tố phức
tạp diễn biến khó lƣờng; Quốc phòng an ninh chƣa đƣợc tăng cƣờng đúng mức, lực lƣợng còn yếu và thiếu; Bọn phản động và tội phạm hình sự trong nƣớc đang ráo riết hoạt động diễn biến phức tạp.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Tác giả đã định nghĩa các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nhƣ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Trong chƣơng này, tác giả luận văn đã chỉ ra nội dung thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thƣởng và xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Song song đó, tác giả cũng trình bày những nguyên tắc trong thực hiện pháp luật và vai trò của thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Cuối cùng tác giả đã phân tích các yếu tố khách quan, chủ quan tác động đến thực hiện pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
CUẢ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của ủy ban nhân dân TP.HCM
2.1.1. Về tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đƣợc coi trọng, quan tâm chỉ đạo thực hiện khá hiệu quả, tạo đƣợc sự đồng thuận trong nhân dân. Đây là khâu quan trọng của quá trình quản lý, nhất là khi áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Kết quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là các vụ việc liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bƣớc đầu đƣợc kiềm chế và có chiều hƣớng giảm, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của các cơ quan chức năng bảo đảm chặt ch , đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan, tổ chức và nhân dân. Công tác tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất của cơ quan chức năng và Thủ trƣởng các cơ quan, đơn vị đƣợc trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đƣợc chú trọng và có những chuyển biến tích cực.
Có thể kh ng định, qua 02 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và Kế hoạch 110/KH-BCA đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý nhà nƣớc về an
ninh, trật tự trong tình hình mới, phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Thực hiện nội dung chƣơng trình công tác, Công an các Quận, huyện đã xây dựng kế hoạch tăng cƣờng công tác vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Mục đích là tăng cƣờng vai trò, hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh m trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, từng bƣớc đƣa Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thực sự đi vào cuộc sống, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Thông qua đợt vận động, rà soát các đối tƣợng đƣợc trang bị vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các sơ sở, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Theo đó, lực lƣợng Công an các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, thông qua các buổi sinh hoạt khu phố, Tổ dân phố... để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành các quy định về quản lý, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ của ngƣời dân. Mặt khác, sử dụng những ngƣời có uy tín nhƣ Trƣởng Khu phố, các chức sắc tôn giáo, ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, đảng viên làm nòng cốt để vận động, thuyết phục gia đình, anh em, họ hàng, đồng bào dân tộc thiểu số tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, đồ chơi nguy hiểm; khi phát hiện có bom, mìn, vật liệu nổ phải kịp thời báo cáo để có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, phối hợp giữa các ngành và Hội Cựu chiến binh, tổ chức cơ sở Đảng vận động những ngƣời trƣớc đây công tác trong lực lƣợng vũ
trang nay đã về nghỉ hƣu hoặc xuất ngũ còn lƣu giữ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc đƣợc biếu, tặng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhƣng giữ lại làm kỷ niệm. Ngoài ra công an các đơn vị địa phƣơng tham mƣu cho Đảng ủy, UBND phƣờng, xã, thị trấn chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, phối họp với lực lƣợng cảnh sát khu vực, làm công tác vận động những ngƣời trƣớc đây là Công an, Bộ đội ( nhất là những đồng chí có quá trình tham gia chiến đấu tại các chiến trƣờng) nay đã nghỉ hƣu hoặc xuất ngủ còn lƣu giữ VK, VLN, CCHT là chiến lợi phẩm hoặc đƣợc biếu tặng, giữ làm vật kỷ niệm, vận động cá nhân, hộ gia đình có sử dụng súng săn, súng hơi, súng tự chế, sử dụng các loại vũ khí thô sơ là đồ gia bảo, tự chế để trƣng bày, trang trí, tập luyện thể thao, biểu diễn nghệ thuật…nếu không còn nhu cầu và khả năng cất giữ thì giao nộp cho cơ quan Công an, Quân đội xử lý tiêu hủy theo quy định.
Trong quá trình triển khai, Công an TPHCM đã tập trung vào đối tƣợng trọng tâm, địa bàn trọng điểm vừa tuyên truyền rộng rãi kết hợp với vận động cá biệt; kịp thời biểu dƣơng những cá nhân, tổ chức tự giác chấp hành tốt. Những đối tƣợng hình sự trong các băng nhóm có sử dụng vũ khí hoạt động cƣớp, cƣớp giật, cƣỡng đoạt tài sản, bảo kê, đối tƣợng có tiền án, tiền sự về tội sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trực tiếp hoặc qua mạng internet. Kết hợp tuần tra, kiểm soát giao thông, kiểm tra các cơ sở cho thuê lƣu trú để kịp thời phát hiện hành vi mang theo ngƣời, phƣơng tiện, các loại vũ vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Để việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT đƣợc chuyên sâu, CATP đã có kế hoạch số 3546/KH-CATP- PC06 ngày 21/12/2018 của CATP về tổ chức tập huấn Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT và các văn bản hƣớng dẫn thi hành trong lực lƣợng CATP [12]; nội dung tập huấn tập trung vào Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN,
CCHT và các văn bản hƣớng dẫn thi hành cho CBCS trong lực lƣợng Công an, nhất là lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, lãnh đạo Công an 24 Quận, huyện và lực lƣợng trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý VK, VLN, CCHT nắm vững, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
CATP đã giao nhiệm vụ cho Công an quận, huyện tham mƣu cho UBND cùng cấp tổ chức hội nghị triển khai phổ biến Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT cho các đơn vị liên quan trên địa bàn đảm trách, phối họp với Ban chỉ huy quân sự quận, huyện tham mƣu đề xuất cấp ủy và UBND quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo về tổng kiểm tra và mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp VK, VLN, CCHT. Chủ động tham mƣu cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội…mở đợt tuyên truyền sâu rộng về Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT và các văn bản hƣớng dẫn thi hành với nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh, bản tin, xe tuyên truyền lƣu động, in ấn tài liệu, tờ bƣớm, áp phích, thƣ ngỏ, mẫu “Bản cam kết” không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại VK, VLN, CCHT để phổ biến đến khu phố, tổ dân phố và đến tận hộ gia đình và ngƣời dân.
Thực hiện kế hoạch số 222/KH-CATP-PC64 ngày 13-12-2012 của CATP về tổng kiểm tra hành chính và mở đợt cao điểm vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên địa bàn thành phố, Công an các quận, huyện triển khai thực hiện, tích cực vận động toàn dân trên địa bàn viết cam kết không tàng trữ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ [13]. Kịp thời tố giác các đối tƣợng tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ....Đến nay, đa số ngƣời dân trên địa bàn thành phố đã thực hiện và viết cam kết không tàng trữ, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và vũ khí thô sơ. Nhiều ngƣời dân Sài Gòn đã tự nguyện đến nộp hung khí, vũ khí
tại trụ sở Công an phƣờng để nhận quà. Số vũ khí tiếp nhận qua những đợt tuyên truyền, vận động ngày một nhiều hơn do ngƣời dân đã biết đến và không sợ bị phạt khi mang vũ khí ra ngoài. Hầu hết vũ khí đều là mã tấu, dao bấm…ngƣời dân cất giữ nay mới mang tới nộp cho chính quyền.
Số lƣợng súng, công cụ hỗ trợ và đạn các loại đƣợc Công an các quận, huyện chuyển cho Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội CATP tiêu hủy theo thẩm quyền. Riêng vũ khí thô sơ các loại còn lại đƣợc Hội đồng tiêu hủy quận, huyện tiến hành tiêu hủy tại trụ sở công an quận, huyện.
Kết quả, tính đến 12/2019, CATP đã tổ chức 5.051 lƣợt tuyên truyền với 283.663 ngƣời tham dự, phát hành 42.118 tài liệu tuyên truyền phòng chống tội phạm, 86.330 bản tin an ninh trật tự, 98.640 tờ rơi tuyên truyền, ký 6.539 cam kết không sản xuất, mua bán, tàng trử, sử dụng trái phép các loại VK, VLN, CCHT, đốt pháo trái phép đối với số đối tƣợng có tiền án, tiền sự liên quan đến hoạt động này. CATP đã tổ chức vận động thu hồi, cụ thể: 59 súng săn, súng hơi; 03 súng bắn đạn cao su, 174 súng bắn đạn hơi cay; 28 súng quân dụng; 31 súng thể thao; 36 súng tự chế; 1624 đạn các loại; 67 công cụ hỗ trợ; 556 vũ khí thô sơ các loại; 55 mã tấu các loại; 01 lƣỡi lê; 12 đồ chơi nguy hiểm, 01 côn nhị khúc, 01 gậy sắt ba khúc; 176 dùi cui kim loại; 01 kiếm; 01 dao bấm; 01 cây chĩa; 04 túyp sắt; 08 roi điện; 03 bình xịt hơi cay; 01 băng đạn, 03 lựu đạn, mìn; 226 dùi cui điện; 02 súng k59; 101 dùi cui cao su. Báo cáo tổng kết của UBND TPHCM năm 2018.
2.1.2. Về tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
Luật, Nghị định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là cơ sở pháp lý quan trọng, đã thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao nhận