Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 83)

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Sau gần ba mƣơi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh đƣợc ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nƣớc quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bƣớc đƣợc đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật đƣợc tăng cƣờng đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đƣờng lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nƣớc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nƣớc.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ vẫn chƣa đồng bộ đẫn đến tính khả thi không cao. Ch ng hạn, thuật ngữ “vũ khí” trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 và trong Luật Hình sự năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017 là chƣa thống nhất. Trên thực tế, nhu cầu sử dụng vũ khí quân dụng để thực hiện các hành vi phạm tội, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng bạo lực là rất nhiều. Vũ khí do nhà nƣớc sản xuất không có thì bọn tội phạm sử dụng các loại vũ khí tự chế có tính năng, tác dụng tƣơng tự nhƣ vũ khí quân dụng để gây án. Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, loại tội phạm rất nghiêm trọng đa phần các đối tƣợng có hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, chiếm đoạt trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tƣơng tự nhƣ vũ khí quân dụng đều có nhân thân rất xấu. Các

loại vũ khí đối tƣợng thƣờng hay sử dụng nhƣ súng bắn đạn hoa cải, súng hố xoáy, súng bút, súng tự chế, các loại vũ khí quân dụng cƣa nòng, cƣa báng dùng làm biến dạng vũ khí quân dụng có tính sát thƣơng rất cao, khi thực hiện các loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của ngƣời khác thƣờng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, việc xử lý hình sự về các hành vi chế tạo, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng, chiếm đoạt trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tƣơng tự nhƣ vũ khí quân dụng là hết sức cần thiết. Phát biểu tại thảo luận ở hội trƣờng về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 14/11/2019, Chánh án TAND Tối cao, Nguyễn Hòa Bình cho rằng, theo luật hiện hành có nhiều vụ sử dụng súng hoa cải, súng săn, các đối tƣợng bắn chết ngƣời hoặc gây thƣơng tích nhƣ vũ khí quân dụng thì không xử đƣợc ở các địa phƣơng vì Bộ Luật hình sự 2015. Chánh án TANDTC phân tích, trƣớc đây chúng ta quy định ngƣời nào sử dụng vũ khí quân dụng có tính năng tƣơng tự là bị cấm, nhƣng trong lần sửa đổi này thì bỏ vũ khí có tính năng tƣơng tự đi, cho nên chỉ có vũ khí quân dụng mới đƣợc xem là tội phạm. Từ quy định nhƣ vậy, rất nhiều địa phƣơng gửi văn bản xin ý kiến của chúng tôi là những vụ sử dụng súng hoa cải, súng săn hay là cácsúng khác ngƣời ta cũng bắn chết ngƣời, cũng gây thƣơng tích nhƣ vũ khí quân dụng thì bây giờ không xử đƣợc ở các địa phƣơng. Cũng tại thảo luận này, bộ trƣởng Bộ Công an Tô Lâm, cho biết trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm cho thấy, đây là loại tội phạm nghiêm trọng, đa phần đối tƣợng có hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tƣợng tự vũ khí quân dụng có nhân thân xấu. Các loại vũ khí đối tƣợng sử dụng (súng ổ xoay, súng bút, súng tự chế bắn đạn hoa cải…) có tính sát thƣơng cao, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không khởi tố, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải trả tự do,

miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho các đối tƣợng này s làm gia tăng tình hình tội phạm sử dụng vũ khí có tính năng, tác dụng tƣơng tự vũ khí quân dụng, ảnh hƣởng xấu đến trật tự an toàn xã hội; không đảm bảo tính răn đe nghiêm minh của pháp luật. Không loại trừ các đối tƣợng phản động s lợi dụng sơ hở của pháp luật để tiến hành chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí có tính năng tác dụng tƣơng tự vũ khí quân dụng để hoạt động lật đổ chính quyền, khủng bố, gây bạo loạn vũ trang, làm ảnh hƣởng đến an ninh trật tự của đất nƣớc. Do đó, việc sửa Điều 3 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là phù hợp, thống nhất với Bộ luật Hình sự,

Để kịp thời khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc xử lý hình sự đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội, đó là hành vi chế tạo, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí có tính năng, tác dụng tƣơng tự nhƣ vụ nhƣ vũ khí quân dụng, cần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Điều này, bảo đảm đƣợc tính đồng bộ và tƣơng quan trong hệ thống pháp luật hình sự hiện hành. Qua thực hiện trong thực tiễn, qua những vấn đề nảy sinh, đòi hỏi, trên cơ sở pháp luật, cần tập trung nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, đảm bảo các cơ sở pháp lý cần thiết cho các hoạt động nghiệp vụ của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân, trong đó có công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Các đơn vị, địa phƣơng, từ công tác thực tiễn của mình, cần kịp thời phát hiện, nghiên cứu, đề xuất cho lực lƣợng chức năng những vấn đề mới nảy sinh, những giải pháp để giải quyết các vấn đề khó khăn, vƣớng mắc phù hợp với tình hình thực tế yêu cầu công tác chiến đấu của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân, nhất là những vấn đề về pháp lý, những vấn đề cần đổi mới trong

các quy định, hƣớng dẫn của Bộ, những vấn đề cần tập trung chấn chỉnh, chỉ đạo.

3.2.2. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, biện pháp thích hợp để mọi cán bộ, công nhân viên và ngƣời dân biết, tự giác thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng VK- VLN- CCHT cũng nhƣ nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình để tích cực chủ động tham gia cùng lực lƣợng Công an và các lực lƣợng chức năng khác trong công tác quản lý, sử dụng VK- VLN- CCHT. Mọi ngƣời, mọi nhà tích cực giao nộp các loại vũ khí cho cơ quan chức năng dù các loại vũ khí đó có đƣợc từ nguồn nào. Phải đôn đốc các lực lƣợng trong Công an thành phố, các cơ quan doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng VK- VLN- CCHT thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện bịt kín những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, sử dụng, kịp thời chấn chỉnh đƣa công tác quản lý vào thƣờng xuyên, không để mất, thất lạc vũ khí rơi vào tay tội phạm.

Thƣờng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, học tập cho cán bộ, chiến sỹ nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Nội dung cần tập trung vào một số chuyên đề cơ bản, cụ thể, chuyên sâu, những vấn đề trong quá trình thực hiện còn chƣa đƣợc nhận thức đầy đủ, chƣa thống nhất hoặc còn lúng túng, khó khăn, vƣớng mắc cần tháo gỡ. Tổ chức tập huấn các qui trình, hƣớng dẫn, nội dung … của công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; phổ biến kịp thời, thƣờng xuyên các văn bản có liên quan của Công an các cấp.

Trên cơ sở đó, nâng cao năng lực ứng dụng, vận dụng các quy định, hƣớng dẫn vào thực tiễn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác chiến đấu đặt ra; đề ra biện pháp, kế hoạch cụ thể, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục

đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả, góp phần phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Từng lực lƣợng, đơn vị cần có biện pháp, kế hoạch tổ chức các chƣơng trình khảo sát, bồi dƣỡng, tập huấn chuyên sâu cho lãnh đạo và cán bộ, chiến sỹ về công tác nghiệp vụ quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lƣợng Cảnh sát nhân và của riêng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Từng cán bộ, chiến sỹ, nhất là lãnh đạo, chỉ huy, phải thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Các lực lƣợng Cảnh sát trong Công an Thành phố nói chung, lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nói riêng dù đã tổ chức tập huấn, quán triệt đến tận cán bộ chiến sỹ, nhất là bồi dƣỡng kỹ năng nghiệp vụ quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho Công an phƣờng, xã, thị trấn … nên tạo đƣợc những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, nhận thức của một bộ phận cán bộ chiến sỹ đối với công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lƣợng Cảnh sát nhân dân nói chung và của riêng lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng, hiệu quả thực hiện chƣa cao. Do vậy, lực lƣợng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, từ Thành phố đến quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để có sự thống nhất cao về nhận thức, gắn với thực tế đã làm để tự điều chỉnh, bổ sung cho đúng với các quy định đã có. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác tập huấn cho cán bộ chiến sỹ để các lực lƣợng đƣợc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, nắm chắc các quy định của pháp luật, nhất là quy định về các trƣờng hợp đƣợc nổ súng để chủ động tấn công trấn áp tội phạm và tích cực bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của cán bộ, chiến sỹ trong thi hành công vụ.

Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cần đi vào thực chất, không nên hình thức. Do đó:

Một là, phải luôn quán triệt sâu sắc phƣơng châm, biện pháp của cuộc vận động.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là một công tác quan trọng và để thực hiện đạt hiệu qủa công tác này ngoài vai trò nồng cốt là lực lƣợng Công an đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể. Vì vậy, CATP đã tham mƣu cho UBND thành phố về việc vận động toàn dân phát hiện giao nộp VK, VLN, CCHT theo đó yêu cầu các ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện phải tổ chức triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nƣớc trong công tác quản lý VK, VLN, CCHT cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân nắm rõ. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền sinh động, phong phú về nội dung, từ đó truyền tải đến các tầng lớp nhân dân nội dung của Luật quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trên lĩnh vực quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT. Đã phối hợp các cơ quan truyền thông của thanh phố, hệ thống phát thanh của quận, huyện, phƣờng, xã, thị trấn tăng cƣờng đƣa tin về các quy định của luật.

Yêu cầu cán bộ nhân viên các ngành, đoàn thể, Cảnh sát khu vực, Công an viên, Bảo vệ dân phố…thông qua các buổi sinh hoạt hội, nhóm, họp tổ dân phố, tổ nhân dân để lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân phát hiện giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và xem đây là việc thiếc thực, thƣờng xuyên, liên tục, lâu dài nhằm nâng cao ý thức của nhân dân. Ngoài ra còn thƣờng xuyên gặp gỡ các trƣờng hợp có nhiều khả năng phát hiện vũ khí, vạt liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhƣ ngƣời thu mua phế liệu, ngƣời đi

lƣợm ve chai, thu gom rác, các lò rèn…để tuyên truyền vận động cá biệt. Với những biện pháp thực hiện nhƣ trên ý thức quần chúng nhân dân đã đƣợc nâng lên.

Kiên trì giáo dục, thuyết phục là chính, không áp dụng biện pháp cững chế

Triển khai cuộc vận động phải chọn địa bàn làm điểm ở phạm vi hẹp. cần tập trung lực lƣợng thực hiện tốt cuộc vận động tại địa bàn điểm để tạo bƣớc đột phá sau đó rút kinh nghiệm, tìm những biện pháp phù hợp để triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn thành phố.

Phải thành lập ban chỉ đạo cấp quận, huyện (gọi chung là ban chỉ đạo cấp huyện), ban chỉ đạo cấp phƣờng, xã, thị trấn ( gọi chung là ban chỉ đạo cấp xã) thành phần đầy đủ các ban, ngành, tổ chức đoàn thể, những ngƣời có điều kiện, uy tín với nhân dân dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy, chính quyền. Tiếp theo đó lập kế hoạch xác định rõ mục đích, yêu cầu cần đạt đƣợc, nội dung nhiệm vụ cụ thể, các hình thức và biện pháp vận động. Dự kiến những khả năng và những vấn đề phức tạp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện cuộc vận động. Xác định rõ lực lƣợng Công an, Quân đội là nồng cốt, các lự lƣợng tham gia phối hợp, những diều kiện và phƣơng tiện cần thiết để đảm bảo cho cuộc vận động đạt kết quả.

Hai là, kết hợp chặt ch giữa tổ chức vận động tập trung với vận động cá biệt

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ lãnh đạo các ban, ngành, các cơ quan đoàn thể chủ chốt để làm chuyển biến nhận thức, tạo ra sự thống nhất giữa ý chí và hành động. Sau đó tiến hành tuyên truyền rộng rãi trong các ban ngành, tổ dân phố, thôn, xóm, ấp…thông qua công tác tuyên truyền làm cho cán bộ, nhân dân thấy rõ mục đích, yêu cầu, sự cần thiết của cuộc vận động.

Ba là, nội dung tuyên truyền phải thiết thực, dễ hiểu, dễ thực hiện

Giải thích rõ những quy định của Nhà nƣớc đặc biệt là việc súng săn tự chế là loại vũ khí không có đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng, không đƣợc kiểm định về độ an toàn.

Dẫn chứng cụ thể những vụ việc xãy ra trực tiếp tại địa phƣơng có liên quan đến các loại vũ khí, vật liệu nổ, trong đó có súng tự chế và tác hại rất lớn của nó đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của chính ngƣời dân và ảnh hƣởng đến xã hội. Việc tự giác giao nộp các loại súng săn tự chế s làm giảm các nguy hiểm tiềm ẩn gây ảnh hƣởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cộng đồng.

Giải thích cụ thể quá trình tồn tại và phát triển của loại súng săn tự chế: từ xa xƣa đồng bào ta sử dụng súng săn để bảo vệ bản thân trƣớc thú dữ, bảo vệ mùa màng, săn bắn động vật làm thực phẩm. Trong chiến tranh đòng bào ta sử dụng súng săn tự chế để bảo vệ Tổ quốc, chống lại kẻ thù. Ngày nay khi xã hội phát triển, anh ninh quốc phòng đƣợc cũng cố, chúng ta có lực lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của ủy ban nhân dân thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)