Khái quát về quá trình triển khai và kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 45)

1. Những vấn đề chung về dân chủ cơ sở

2.2. Khái quát về quá trình triển khai và kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở

ở cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

2.2.1. Quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở trên địa bàn thành phố

2.2.1.1.Tình hình chung của thành phố trước khi triển khai thực hiện Pháp

lệnh dân chủ ở cơ sở.

Năm 1998 trở về trước, sau hơn 3 năm trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương từng bước được đổi mới hên các lĩnh vực: Kinh tế, xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân và giữ vững ổn định anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố. Hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ thành phố đến cơ sở thường xuyên được củng cố và kiện toàn đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều xã đã từng bước công khai một số vấn đề về thu - chi ngân sách, chế độ chính sách, khen thưởng - kỷ luật, tiếp nhận và đề bạt cán bộ. Tư tưởng độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ đã giảm nhiều.

Tình hình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở xã, phường trong những năm qua. Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nên tình hình thực hiện dân chủ nhất là ở một số xã, phường còn hình thức, vẫn còn tình trạng vi phạm dân chủ, vi phạm các nguyên

tắc quản lý kinh tế, quản lý văn hóa xã hội, có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp, kéo dài. Các biểu hiện độc đoán, gia trưởng, không công khai trong hoạt động thu, chi ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai...đã làm cho nhân dân dị nghị, thậm chí bất bình, giảm sút lòng tin đối với cấp ủy Đảng và chính quyền.

2.2.1.2.Tình hình tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở.

Sau khi tiếp thu Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 29/CP của Chính phủ do Tỉnh ủy triển khai, Ban Thường vụ Thành ủy đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS. Từ năm 1998 đến năm 2008 Thành ủyBuôn Ma Thuột đã ban hành các loại văn bản: Chỉ thị số 28 của Ban Thường vụ Thành ủy, Thông tri số 13, Công văn số 241 về hướng dẫn triển khai, xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở có sở và ban hành 8 Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của thành phố. Các xã, phường sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ xã và các kỳ Đại hội nhiệm kỳ các Đoàn thể và hàng năm dưới sự chỉ đạo của Thành ủy đều kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của xã, phường.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ; công tác kiểm soát thủ tục hành chính theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ; tiếp nhận, xử lý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 217-QĐ/TW và số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị , tổ chức lồng ghép trong các lớp tập huấn, cấp phát tài liệu liên quan đến việc thực hiện Quy chế dân chủ cho 247 tổ dân vận của các thôn, buôn, Tổ dân phố; Tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên làm công tác thanh tra nhân dân và giám sát đầu tư cộng đồng ở 21 xã, phường. Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW về “tăng

cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 217-QĐ/TW và số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, từ Thành phố đến cơ sở đều ban hành kế hoạch, thành lập ban tư vấn cấp Thành phố và tổ tư vấn cấp cơ sở; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội, hàng năm đều chủ động xây dựng kế hoạch phản biện các Nghị quyết, các chính sách an ninh xã hội.

Chính quyền đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở cơ sở,… góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, cải cách hành chính và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, tạo ra được sức mạnh của toàn dân tộc, được nhân dân phấn khởi ủng hộ.

Đối với cấp cơ sở: 100% cấp ủy xã, phường; cơ quan hành chính, 90% doanh nghiệp nhà nước, 55% doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ các bước triển khai học tập đến các bước đánh giá, kiểm tra, việc sơ kết, tổng kết hàng năm, 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm theo đúng kế hoạch của Thành ủy.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo.

Qua hơn 20 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị (khóa VIII) ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của thành phố Buôn Ma Thuột luôn được kiện toàn, bổ sung, Ban chỉ đạo đã tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế hoạch hướng dẫn cơ sở từ khâu triển khai học tập đến việc kiểm tra, đánh giá sơ, tổng kết theo kế hoạch của cấp trên. Ban chỉ đạo của thành phố đã giúp cấp ủy kiểm tra xây dựng thực hiện quy chế DCCS ở các xã, phường, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cụ thể, trong 5 năm gần đây: Năm 2010 kiểm tra 10 đơn vị, năm 2011 kiểm tra 12 đơn vị, năm 2013 kiểm tra 13 đơn vị, năm 2015 kiểm tra 15 đơn vị, năm 2017 triển khai đợt tuyên truyền, học tập Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường và kiểm tra 12 đơn

vị. Qua các đợt kiểm tra đã đánh giá đúng được kết quả của thực hiện quy chế DCCS ở tất cả các loại hình cơ sở, đồng thời qua kiểm tra đã làm rõ những nguyên nhân tồn tại của cơ sở, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục mặt hạn chế, thiếu sót để nhằm hoàn chỉnh hơn các quy chế đã xây dựng trong thời gian tới. Ban chỉ đạo cũng xác định và nhận thức sâu sắc rằng việc kiểm tra đánh giá sơ kết, tổng kết hàng năm là để nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10 của Ban bí thư Trung ương Đảng và Kết luận 159 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm sau tốt hơn năm trước.

- Xây dựng mô hình thí điểm.

Năm 1998: Ban chỉ đạo quy chế dân chủ thành phố đã chọn xã Hòa Phú, Phường Thống Nhất làm điểm bước triển khai học tập đến nhân dân ở khu dân cư để rút kinh nghiệm trước khi triển khai ra diện rộng. Năm 2001: Đã xây dựng xã Ea Tu làm điểm việc triển khai học tập đến nhân dân, đã chọn các xã, phường khá làm trước rồi triển khai đồng loạt các xã, phường còn lại. Ban chỉ đạo của thành phố phân công các thành viên phụ trách từ 2 đến 3 xã và kết hơ ̣p với Ban chỉ đạo các xã, phường để giám sát, kiểm tra việc tuyên truyền, học tập quy chế dân chủ và vận động nhân dân tham gia học tập đạt tỷ lệ cao. Kết quả học tập:

+ Đại diện dân toàn thành phố đạt 85%

+ Cán bộ công chức khu vực cơ quan đạt 97%

+ Cán bộ công nhân viên lao động doanh nghiệp nhà nước 80%

+ Cán bộ công nhân viên lao động doanh nghiệp ngoài quốc doanh 85% Số xã triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: 21 xã, phường; Số cơ quan triển khai thực hiện QCDC: 100% cơ quan DNNN đã hiển khai QCDC: 03 doanh nghiệp NQD đã triển khai QCDC: 19 doanh nghiệp.

- Việc triển khai và thực hiện các Nghị định của Chính phủ:

Có 100% các xã, phường, cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã căn cứ vào Chỉ thị số 10, Thông báo, kết

luận 159 của Ban Bí thư TW Đảng, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra 2 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm của Ban chỉ đạo thành phố để xây dựng kế hoạch, kiện toàn ban chỉ đạo và tiến hành kiểm tra, đánh giá sơ kết, tổng kết đúng quy trình và đạt được yêu cầu, kế hoạch đề ra.

Căn cứ vào kế hoạch số 24 - KH/BCĐ của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của thành phố đã xây dựng kế hoạch số 77 - KH/BCĐ của thành phố để triển khai học tập Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thành phố.

Cấp thành phố: Ngày 31/12/2007 tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt gồm BTV Thành ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ban chỉ đạo thực hiện QCDC của thành phố, thủ trưởng các phòng, Ban ngành, MTTQ, trưởng các đoàn thể thành phố, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQ xã, phường để triển khai Kế hoạch số 77 của Ban chỉ đạo thành phố và học tập các nội dung trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, phường.

Từ quý I/2008 các xã, phường tổ chức học tập đến cán bộ, đảng viên, các đoàn thể tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân trong toàn thành phố. Sau bước triển khai học tập đã có 21 xã, phường thành lập được tổ rà soát văn bản đã bổ sung sửa đổi được một số Qui chế, Qui ước từ thôn, tổ dân phố, xã.

Sau quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ chính trị, quá trình thực hiện Nghị định 29, Nghị định 79 và nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã. Đến nay nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân của Thành phố Buôn Ma Thuột trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã có chuyển biến tích cực, chỉ thị của Đảng và những quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở là một nội dung hợp lòng dân, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân nên được nhân dân đồng tình và hưởng ứng rộng rãi, quá trình tổ chức thực hiện có nhiều thuận lợi và đạt những thành tích đáng phấn khởi. Pháp luật về thực hiện dân chủ thực sự đi vào cuộc sống và ngày càng hoàn thiện. Nội dung hoạt động của cả hệ thống chính trị đã tập trung theo

hướng “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

2.2.2. Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.

2.2.2.1.Kết quả thực hiện phương châm "dân biết, dân làm, dân bàn, dân

kiểm tra.

Trong nhiệm kỳ 2010-2015, HĐND đã ban hành 91 Nghị quyết các loại, trong đó có 26 văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy chế hoạt động của HĐND giữa 02 kỳ họp Thường trực HĐND thành phố đã ban hành 125 văn bản thống nhất chủ trương đề nghị giải quyết của UBND thành phố về các lĩnh vực: bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đền bù giải phóng mặt bằng, tài nguyên môi trường, chính sách xã hội, . . . tạo điều kiện thuận lợi để UBND triển khai thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh và HĐND thành phố đã quyết định

* Về những việc thông báo đến dân biết.

Căn cứ vào những quy định các xã, phường đã xây dựng QCDC và thực hiện công khai, báo cáo trước nhân dân theo các hình thức sau:

Thông qua các kỳ họp HĐND, thông qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri, thông qua các Hội nghị đoàn thể và các buổi họp dân, đồng thời thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng để thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của xã, các dự án phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông...cụ thể như: Đề án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, dự toán thu, chi ngân sách xã hàng năm, việc thu và sử dụng các loại quỹ từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân, các chủ trương vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, việc sơ kết các hoạt động của HĐND, UBND, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thu hồi đất. Qua đó, để nhân dân biết được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về những vấn đề mà nhân dân quan tâm. Qua kiểm tra có 12/21 xã, phường thực hiện tốt 14 việc, 5/21 xã, phường thực hiện tốt 13 việc và 4/21 xã, phường thực

hiện tốt 11 việc.

Thực hiện có nền nếp, thường xuyên quy định về những việc cần thông báo để nhân dân biết đã trở thành công việc hàng đầu của UBND các xã, phường trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống cộng đồng và bản thân mỗi công dân, từ đó làm cơ sở để dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

* Về những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.

Các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp để xây dựng đường tổ dân phố, ngõ xóm, xây dựng, sửa đổi, bổ sung bản quy ước tổ dân phố, xây dựng và sửa chữa các công trình phúc lợi của địa phương đều được đưa ra để nhân dân họp bàn và quyết định công khai dân chủ, ủy ban nhân dân xã chỉ giám sát, kiểm tra sau khi đã được nhân dân góp ý và thực hiện.

Kết quả bầu cử HĐND các cấp, năm 2015 - 2016, HĐND, Ủy ban MTTQ đã tổ chức tốt công tác hiệp thương, lựa chọn giới thiệu người tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, thành phố, xã vừa đảm bảo đúng luật vừa đảm bảo dân chủ, công khai. Từ đó, nhân dân đã tích cực tham gia đi bầu cử để thực hiện quyền và trách nhiệm của mình, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu của toàn thành phố cả hai đợt đạt trên 99,65%.

Kết quả 5 năm qua toàn thành phố đã thành lâ ̣p, kiện toàn 145 ban thanh tra nhân dân với 372 thành viên, đã thành lập được 432 tổ hòa giải ở cơ sở với 3.135 thành viên, bầu được 248 trưởng thôn, buôn, tổ dân phố dân cư. Thực hiện chức năng giám sát, Ban thanh tra nhân dân đã cùng với chính quyền và ngành chức năng đã nhận và giải quyết gần 2.000 vụ kiến nghị của nhân dân, kết hợp với tổ hòa giải ở cơ sở hằng năm đã hòa giải hàng trăm vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, góp phần bảo vệ hạnh phúc của nhiều gia đình và giữ vững tinh thần ổn định tại các khu dân cư.

05 năm qua toàn thành phố đã xây dựng được 113,11 km đường tổ dân phố, ngõ xóm bằng bê tông, với tổng số tiền trên 153.394 triệu đồng, trong đó do nhân dân đóng góp trên 100 tỷ đồng; phấn đấu năm 2018 hoàn thành chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)