Đánh giá chung về hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 77)

1. Những vấn đề chung về dân chủ cơ sở

2.4. Đánh giá chung về hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong

về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

2.4.1. Hạn chế.

Còn nhiều cán bộ ở cơ sở chưa tiếp cận với văn bản của Pháp lệnh hoặc tiếp cận một cách hời hợt nên chưa nắm được cụ thể, chính xác cấu trúc và những nội dung cơ bản của Pháp lệnh. Khoảng 50% số cán bộ trong diện khảo sát tự đánh giá bản thân nắm bắt chưa tốt những nội dung này. Chính vì vậy, khá nhiều ý kiến cho biết, nhận thức hiện tại của họ chưa thể đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Đa số ý kiến cán bộ cho rằng, nội dung Pháp lệnh đã phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương và nhận được sự hưởng ứng khá tích cực của cán bộ. Tuy nhiên, khoảng 20% số ý kiến cho biết, chưa tích cực hưởng ứng việc thực hiện Pháp lệnh và nhiều người còn tham gia một cách hình thức và coi đây là một hoạt động “phong trào”, chưa đi vào thực chất. Đội ngũ cán bộ cũng chưa thu hút được sự tham gia tích cực và thực chất của người dân.

Phần lớn cán bộ có thái độ đúng đắn và đồng tình với mục tiêu đặt ra của Pháp lệnh, tuy nhiên phần nhiều trong số họ chưa tán thành việc coi các hoạt động trong khuôn khổ thực hiện Pháp lệnh như là một trong những thước đo thành tích của bản thân họ.

Chỉ có trên 30% trong số họ đang trực tiếp tổ chức và thực hiện Pháp lệnh tại cơ sở của mình. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phát hiện vấn đề để sửa đổi, bổ sung và kỹ năng kiểm tra, giám sát còn khá yếu và cần được nâng cao, trau dồi hơn nữa. Tính

hiệu quả trong việc phối kết hợp giữa các ban ngành chức năng và các tổ chức có liên quan trong việc triển khai Pháp lệnh còn hạn chế.

Từ khi thực hiện Quy chế, việc thực hiện các quyền làm chủ của nhân dân đã được thực hiện tốt hơn. Tuy vậy, vấn đề dân chủ, công khai về tài chính về đất đai hay công khai kiểm soát các vấn đề sai phạm của cán bộ vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ sự quan ngại.

Theo đánh giá chung của những người được hỏi, việc thực hiện Pháp lệnh mới chỉ dừng lại ở mức “đạt” so với yêu cầu đang đặt ra của thực tế ở các địa phương.

2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế.

Nguyên nhân khách quan:

Thành phố Buôn Ma Thuột là đơn vị đang trong phát triển mạnh các dự án về công nghiệp, đô thị và giao thông, các chính sách đền bù, hỗ trợ của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, phần lớn lực lượng lao động nông thôn không có việc làm. Một số doanh nghiệp sau khi giải phóng mặt bằng; triển khai dự án không phát triển được sản xuất kinh doanh đã để đất hoang hoá; trong khi đó thực hiện chủ trương chia tách tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông; một số cơ sở hạ tầng quan trong như khu công nghiệp Tâm Thắng (huyện Cư Jut) đã chuyển sang tỉnh Đăk Nông; mô ̣t số hơ ̣p tác xã nông nghiê ̣p, công ty quốc doanh hoạt đô ̣ng không hiê ̣u quả phải giải thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bức xúc trong nhân dân.

Nguyên nhân chủ quan:

- Hạn chế về chuyên môn của cán bộ, công chức:Trên 55% cán bộ thuộc diện khảo sát cho rằng họ còn đang gặp phải những hạn chế về chuyên môn mà cụ thể là việc nắm bắt những nội dung cần phải thực hiện của Pháp lệnh. Đây cũng là chỉ số cao nhất trong số những hạn chế mà những người được hỏi đề cập đến. Vì vậy, có đến 93,9% cán bộ mong muốn được tham gia các khóa học trong thời gian tới để nâng cao năng lực của bản thân trong việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh DCCS. Những hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng giao tiếp,

cập nhật thông tin cũng rất đáng được quan tâm khi cả hai chỉ báo này đều có gần 50% số cán bộ được hỏi thừa nhận.

- Cán bộ ở cơ sở ít được tham gia các lớp tập huấn: Kết quả khảo sát cũng chỉ ra một vài nguyên nhân trước mắt dẫn đến những hạn chế trên, đó là cán bộ ở cơ sở còn ít được tham gia các lớp tập huấn về Pháp lệnh (56,1% đồng ý); do phải đảm đương quá nhiều công việc tại cơ sở (53,0%) nên có thể không đủ thời gian để trau dồi thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh DCCS tại cơ sở mình.

Có gần 95% số cán bộ thuộc diện khảo sát “rất muốn” hoặc “muốn” được tham gia các khóa học trong thời gian tới để nâng cao năng lực của bản thân trong việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh DCCS.

Đối với loại hình xã, phường chủ yếu vẫn thực hiện xây dựng QCDC theo Nghị định 29-CP. Bởi vì từ cấp tỉnh, thành phố không tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định 79-CP mà chủ yếu triển khai bằng văn bản đến các ngành, đoàn thể và cơ sở xã, phường.

- Cùng với khâu này, hoạt động của ban chỉ đạo chưa thường xuyên, liên tục cũng như sự lơi lỏng trong các hoạt động phối kết hợp của các đoàn thể.

Ban chỉ đạo thực hiện QCDC từ thành phố đến xã, phường hoạt động có lúc chưa thường xuyên, chưa chủ động xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tự đánh giá rút kinh nghiệm trong chỉ đạo. Do đó, chưa giúp được cấp uỷ những hình thức động viên các đơn vị, các cá nhân làm tốt, đồng thời chưa có các biện pháp tích cực nhằm uốn nắn giúp đỡ những nơi chưa làm tốt.

Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và tổ hoà giải ở cơ sở còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò trong việc phối họp để giải quyết những vụ việc mâu thuẫn, những vụ tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân.Do đó, đã để cho việc gây mất đoàn kết kéo dài dẫn đến đơn thư khiếu kiện vượt cấp đông người. Một số Đảng uỷ còn ở loại yếu kém, chưa phải là chỗ dựa vững chắc cho các đoàn thể hoạt động. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, chính quyền với Mặt trận, các đoàn thể còn thiếu đồng bộ, các đoàn thể chậm đổi mới cả về nội

dung và phương thức hoạt động, do đó chưa thu hút được quần chúng ưu tú tham gia hoạt động xã hội.

2.4.3 Bài học kinh nghiệm.

Qua thời gian thực hiện QCDC ở cơ sở, từ các kết quả đạt được ở cấp xã, phường, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là: Phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng.

Đây là nhân tố quyết định và đảm bảo cho thắng lợi việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Qua tổng kết cho thấy ở địa phương, đơn vị nào cấp uỷ Đảng nhận thức đúng vai trò lãnh đạo trực tiếp toàn diện và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 30- CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá VIII), các Nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường và các văn bản hướng dẫn khác thì ở đó đạt được kết quả tốt. Còn ở đơn vị nào, địa phương nào chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng thì ở đó kết quả thấp.

Hai là: Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường và thôn

ngang tầm nhiệm vụ, có tâm. Cán bộ phải thực sự gần dân, trọng dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân thì mới có dân chủ thực sự vì cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ đảng phải có năng lực lãnh đạo, tầm bao quát và tư duy chính trị sắc bén, là trung tâm đoàn kêt của đội ngũ cán bộ; công chức chính quyền phải có năng lực quản lý và điều hành với chuyên môn vững vàng, cán bộ MTTQ và các đoàn thể phải có năng lực vận động, lôi cuốn, thu hút quần chúng, biết khơi dậy tiềm năng và điều hoà lợi ích của tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Phải thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân

vận khéo thì việc gì cũng tốt”. Cán bộ công chức phải công tâm, khách quan,

biết lắng nghe ý kiến của dân, giải quyết công việc thấu tình đạt lý, mọi công việc phải được giải quyết triệt để, tận gốc không để dân phải thắc mắc, khiếu kiện. Không để vụ việc từ chỗ có thể giải quyết phải trở thành “điểm nóng”.

Ba là: Phải đổi mới và nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục quy định

qua tuyên truyền làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từ đó thống nhất trong hành động dân chủ. Công tác tuyên truyền phải được duy trì thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức phong phú, coi trọng biểu dương điển hình tiên tiến, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm, để cho nhân dân thấy dân chủ là mục tiêu và là động lực cho sự nghiệp cách mạng từ đó thu hút sự quan tâm, kích thích tính tự giác, tích cực của người dân vào các công việc chung của cộng đồng, tôn trọng pháp luật và có ý thức tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Bốn là: Đẩy mạnh phát triển kinht ế - x ã hội, củng cố an ninh quốc phòng

nâng cao đời sống nhân dân vì kinh tế phát triển mới đảm bảo cho các hoạt động khác, đảm bảo cho các quyền của dân về văn hoá, xã hội, trật tự trị an được thực hiện. Kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí. Thực tế chứng minh ở xã, phường nào mà điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo thấp, trình độ dân trí cao thì xã, phường đó thực tốt hơn quyền làm chủ của dân, việc huy động sức dân có nhiều thuận lợi.

Năm là: Phải thực hiện linh hoạt, sáng tạo nội dung phương châm “dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, kết hợp hài hoà giữa dân chủ đại diện

và dân chủ trực tiếp, không quá đề cao dân chủ trực tiếp mà coi nhẹ dân chủ đại diện hay ngược lại, dân chủ nhưng phải đảm bảo kỷ cương, không ỷ lại cho nhân dân tự lo mà phải định hướng, có trách nhiệm với nhân dân. Các sáng kiến trong nhân dân phải được tiếp thu và nhân rộng trên cơ sở sơ kết, tổng kết đánh giá kịp thời từng nhiệm vụ công tác nói riêng và thực hiện dân chủ nói chung.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THỰC HIỆN

DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, ĐĂK LĂK.

3.1. Phương hướng nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của hệ thống chính trị trong thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.

3.1.1. Tuyên truyền, phổ biến các nội dung dân chủ ở cơ sở thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đến các tầng lớp nhân dân.

Việc tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các văn bản của TW, của thành phố về xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đến cán bộ, đảng viên, cán bộ công chức, công nhân lao động và nhân dân trong thành phố có vai trò rất quan trọng bao gồm: Chỉ thị số 30-CT/TW, Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị, Thông báo, Kết luận số 159-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết Trung ương 7(khóa IX), Nghị định 71, Nghị định 07, Nghị định 87 của Chính phủ và đặc biệt là triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 về pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, phường đến tất cả mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tiếp tục thực hiện “Học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trọng tâm là làm theo tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh các ngành, các cấp chỉ đạo, rà soát, bổ sung tiêu chuẩn cụ thể, sát hợp với từng đơn vị để tổ chức thực hiện, tiến hành đồng thời với việc rà soát, bổ sung quy ước, hương ước. Đối với việc triển khai thực hiện Nghị định 87/NĐ các ngành liên quan và Liên đoàn lao động tỉnh cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đối với các công ty quốc doanh và ngoài quốc doanh, trọng tâm là hướng dẫn bổ sung các quy chế, quy định mới, phù họp với qui định của Nghị định. Đồng thời, với việc triển khai thực hiện Nghị định phải chỉ đạo thành lập các tổ chức đoàn thể, hội, công đoàn trong các đơn vị kinh tế này,

nhằm phát huy vai trò làm chủ và các hoạt động giám sát của người lao động. Kết hợp lồng ghép tốt các nội dung công tác trên đây, nhất là “Học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” sẽ có tác động sâu

rộng, thiết thực, hiệu quả đối với việc thực hiện các nội dung của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

3.1.2. Tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng, tạo môi trường và động lực cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phát động rộng rãi các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lóp nhân dân nhằm khai thác các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện tố t quy chế văn hóa công sở. Đồng thời, với việc phát triển kinh tế-xã hội cần quan tâm thực hiện tốt các chính sách xã hội, hoàn thành cơ bản việc xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

Tổ chức tốt việc kiểm tra, tự kiểm tra nắm chắc tình hình cơ sở, kịp thời phát hiện những vụ việc phức tạp, phối họp tốt giữa các cấp, các ngành, các lực lượng giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài về đền bù, giải phóng mặt bằng, không để công dân tụ tập khiếu kiện đông người, vượt cấp, chủ động xử lý dứt điểm và đúng luật đối với những vi phạm kỷ luật của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên sau khi có kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền, không để kéo dài.

3.1.3. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và chính quyền xã, phường thực sự trong sạch, vững mạnh nhằm nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, quản lý đối với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở trong những năm qua ở thành phố Buôn Ma Thuột cho thấy, ở đâu tổ chức đảng và chính quyền cơ sở thực sự trong sạch, vững mạnh thì ở đó năng lực, chất lượng lãnh đạo, quản lý việc thực hiện pháp luật về dân chủ được thể hiện rõ nét: Từ việc quán triệt đến việc tổ

chức thực hiện những nội dung cụ thể của pháp luật về dân chủ ở cơ sở được triển khai nghiêm túc, chủ động, có chương trình, kế hoạch cụ thể, hiệu quả lãnh đạo, quản lý công tác này nâng lên rõ nét. Ngược lại, ở nơi nào tổ chức Đảng, chính quyền yếu kém, mất đoàn kết, lại tồn đọng các vụ việc tham nhũng, tiêu cực chưa được giải quyết thì nơi đó tỏ ra thờ ơ với pháp luật về dân chủ, nếu cấp trên thúc ép phải triển khai thì chỉ làm hời hợt, tắc trách, hình thức, chiếu lệ cho xong, thậm chí họ rất sợ khi nói đến những yêu cầu, nội dung dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện dân chủ ở cơ sở từ thực tiễn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)