Nội dung Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố kon tum (Trang 30 - 35)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Nội dung Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan thuế

thuế

Mục tiêu của hoạt động kiểm tra thuế là nhằm bảo dảm đạt được các mục tiêu của hoạt động quản lý thuế nói chung. Khái quát lại, hoạt động kiểm tra thuế nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu sau:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Trong điều kiện thực hiện cải cách quản lý thuế bằng cách chuyển sang chế độ tự kê khai thuế, hoạt động kiểm tra thuế phải nhằm phát hiện được những trường hợp gian lận, sai sót trong kê khai thuế, bảo đảm chống tính trạng giảm số thuế phải qua kê khai không đúng sự thực. Mặt khác, hoạt động kiểm tra thuế còn nhằm mục tiêu ngăn ngừa những trường hợp vi phạm, khi vi phạm xảy ra phải tiến hành xử lý.

- Qua hoạt động kiểm tra thuế, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế, nhất là trong điều kiện có những đổi mới rất căn bản trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế với định hướng cơ bản là người nộp thuế được chủ động tiến hành những công việc trên.

- Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Nội dung cụ thể của công tác kiểm tra thuế được xác định theo từng hình thức kiểm tra:

a. Nội dung kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

- Đối với kiểm tra bằng phương pháp thủ công

+ Căn cứ danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế được cơ quan Thuế phê duyệt hàng năm ( cả phần bổ

sung, điều chỉnh hàng quý hoặc 6 tháng theo quy định ), chậm nhất là 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh; các loại hồ sơ khai thuế theo tháng; các loại hồ sơ khai thuế theo quý; các loại hồ sơ khai thuế theo năm của người nộp thuế được giao.

+ Kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế... theo phương pháp đối chiếu, so sánh như sau:

++ Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế.

++ Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có).

+ + Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế (nếu có) tháng trước, quý trước, năm trước.

++ Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh.

++ Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác (nếu có).

+ Kết thúc kiểm tra mỗi hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra thuế phải nhận xét hồ sơ khai thuế bằng văn bản:

++ Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; chưa phát hiện dấu hiệu rủi ro thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế.

++ Đối với các hồ sơ khai thuế qua đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được

miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn... công chức kiểm tra thuế phải báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình thủ trưởng cơ quan thuế ban hành thông báo bằng văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu theo quy định.

b. Đối với kiểm tra bằng phần mềm ứng dụng

Nội dung kiểm tra tập trung vào các căn cứ tính thuế liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế.

Chậm nhất 25 ngày sau ngày kết thúc hạn nộp hồ sơ khai thuế, công chức kiểm tra sử dụng phần mềm ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế để kiểm tra gán điểm cho từng tiêu chí; theo đó ứng dụng sắp xếp người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) theo từng tiêu chí rủi ro và đưa ra nhận xét, cảnh báo đối với từng tiêu chí; đồng thời ứng dụng sắp xếp người nộp thuế theo mức độ rủi ro tổng thể của toàn bộ tiêu chí theo thứ tự từ rủi ro cao đến rủi ro thấp giúp cho việc phân loại người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) theo mức độ rủi ro về thuế. Riêng đối với thuế thu nhập cá nhân thì áp dụng phần mềm quản lý thuế thu nhập cá nhân để phát hiện rủi ro trong hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân, cá nhân có thu nhập từ 2 nơi trở lên chưa được khấu trừ thuế, không tự quyết toán thuế theo quy định.

Công chức kiểm tra in danh sách người nộp thuế sắp xếp theo mức độ rủi ro và in nhận xét, cảnh báo rủi ro đối với từng người nộp thuế trên hệ thống.

Bản nhận xét (cảnh báo rủi ro) của từng người nộp thuế được in ra từ hệ thống, công chức kiểm tra tiếp tục xem xét, đối chiếu hồ sơ khai thuế để bổ sung nhận xét (nếu có).

Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) chưa phát hiện rủi ro, chưa có dấu hiệu vi phạm thì công chức kiểm tra in danh sách người nộp thuế chưa có

rủi ro từ hệ thống và trình trưởng bộ phận kiểm tra ký duyệt để lưu hồ sơ kiểm tra.

Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro thấp thì công chức kiểm tra in nhận xét hồ sơ khai thuế để trình trưởng bộ phận kiểm tra ký lưu hồ sơ mà không phải ban hành thông báo, trừ trường hợp có chỉ đạo của trưởng bộ phận kiểm tra, thủ trưởng cơ quan thuế hoặc có những dấu hiệu nghi vấn cần phải làm rõ.

Đối với người nộp thuế (hồ sơ khai thuế) có rủi ro cao và rủi ro vừa: bản nhận xét hồ sơ khai thuế có cảnh báo rủi ro về thuế thì công chức kiểm tra thuế in thông báo người nộp thuế theo thứ tự rủi ro cao đến rủi ro vừa để báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra trình thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu.

c. Đối với Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế bao gồm các trường hợp kiểm tra: kiểm tra từ hồ sơ khai thuế; kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm; kiểm tra hoàn thuế; kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề; và kiểm tra khác. Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế tập trung vào các nội dung trọng tâm sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ đầu ra, đầu vào; có đối chiếu so sánh với số liệu trên Tờ khai, các quy định của pháp luật thuế;

- Kiểm tra căn cứ xác định các chỉ tiêu liên quan đến từng loại thuế mà người nộp thuế phải nộp

+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp; Tổng thu nhập chịu thuế; Chi phí được trừ; lỗ các năm trước được chuyển sang; …

+ Đối với thuế giá trị gia tăng: Căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ; …

+ Đối với thuế Tài nguyên: loại tài nguyên chịu thuế; giấy phép khai thác tài nguyên; sản lượng tài nguyên khai thác; giá tính thuế đối với từng loại tài nguyên chịu thuế;…

- Kiểm tra số thuế được hoàn, được khấu trừ, được miễn, giảm theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. - Kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động mã số thuế.

1.2.6. Tiêu chí phản ánh hoạt động kiểm tra thuế

a. Kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra về số lượng

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra tại Trụ sở cơ quan Thuế = số hồ sơ khai thuế đã kiểm tra / số hồ sơ khai thuế phải kiểm tra

- Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế = số cuộc kiểm tra hoàn thành / số cuộc kiểm tra theo kế hoạch

b. Kết quả phát hiện vi phạm và xử lý qua kiểm tra

- Đối với hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế được chấp nhận so với tổng số hồ sơ khai thuế đã kiểm tra;

+ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế không được chấp nhận so với tổng số hồ sơ khai thuế đã kiểm tra.

Trong đó:

++ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế phải khai điều chỉnh, bố sung. ++ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đề nghị ấn định thuế.

++ Tỷ lệ hồ sơ khai thuế đề nghị kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

++ Tỉ lệ hồ sơ khai thuế có sai phạm về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ so với tổng số hồ sơ khai thuế đã kiểm tra.

- Đối với hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

+ Tỷ lệ số cuộc kiểm tra thuế có hành vi vi phạm và bị xử lý vi phạm so với tổng số cuộc kiểm tra đã thực hiện hoàn thành;

+ Tỷ lệ các dấu hiệu vi phạm phát hiện qua kiểm tra tại trụ sở Người nộp thuế so với các dấu hiệu vi phạm qua phân tích rủi ro tại Cơ quan thuế;

+ Tỷ lệ số tiền thuế truy thu, thu hồi hoàn thuế, tiền phạt bình quân trên một cuộc kiểm tra qua từng năm;

+ Tỉ lệ cuộc kiểm tra phát hiện có sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và sử dụng bất hợp pháp hóa đơn trên tổng số cuộc kiểm tra;

+ Tỉ lệ số thuế thu hồi hoàn so với tổng số thuế đã hoàn ( đối với kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định );

Ngoài ra, hoạt động kiểm tra thuế còn được đánh giá qua các tiêu chí mang tính định tính sau:

- Tác động của hoạt động kiểm tra thuế trong việc nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của Người nộp thuế trong việc kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế.

- Thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động Kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm tra thuế khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố kon tum (Trang 30 - 35)