8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. ĐẶC ĐIỂM KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DN NGOÀI QUỐC DOANH
DOANH
DN ngoài quốc doanh là một bộ phận của DN nói chung. Các DN này có đầy đủ các đặc điểm của DN trong nên kinh tế. Xét về phương diện quản lý thuế, hoạt động kiểm tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh có những đặc trưng nổi bật sau đây:
- Tính phức tạp, đa dạng và khối lượng công việc nhiều do: + Đa số là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa:
Mặc dù có một số DN ngoài quốc doanh có quy mô rất lớn nhưng tính bình quân và phổ biến, các DN ngoài quốc doanh thường quy mô có quy mô
nhỏ và vừa. Số này chiếm đại đa số.
+ Số lượng Doanh nghiệp đông đảo:
Xét trong nền kinh tế nước ta hiện nay, số lượng DN ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất lớn. Trừ một vài DN nhà nước mà Nhà nước muốn nắm giữ để thực hiện vai trò chủ đạo của mình, xu hướng sẽ là ngày càng gia tăng tỷ trọng các DN ngoài quốc doanh.
+ Thành phần sở hữu đa dạng:
Các DN ngoài quốc doanh có thành phần sở hữu đa dạng bao gồm:DN tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,..thuộc sở hữu cá nhân hoặc tổ chức.
+ Kinh doanh đa dạng về ngành nghề.
- So với kiểm tra thuế đối với các DN nhà nước, việc kiểm tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh có những mặt thuận lợi và khó khăn hơn:
+ Về thuận lợi
Các DN ngoài quốc doanh thường không có những mối quan hệ trực tiếp trong hệ thống chính trị với cơ quan thuế nên tạo điều kiện để tăng cường tính khách quan hơn cho người kiểm tra.
+ Về khó khăn:
++ Đối với phần lớn các DN nhỏ hệ thống chứng từ, số sách kế toán chưa được chặt chẽ, khoa học
++ Các DN khu vực ngoài quốc doanh có nhiều động lực hơn để phát sinh những hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế
++ Mức độ tự chủ tài chính và tự chủ kinh doanh cao hơn của DN ngoài quốc doanh.
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DN NGOÀI QUỐC DOANH
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế có thể phân loại thành hai nhóm là các nhân tố bên ngoài cơ quan quản lý thuế và các nhân tố nội tại của cơ quan quản lý thuế
1.4.1. Các nhân tố bên ngoài cơ quan quan lý thuế
a. Môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế thuộc địa bàn quản lý của cơ quan quản lý thuế
Trong điều kiện một nền kinh tế phát triển ổn định, thể hiện ở các chỉ tiêu tăng trưởng GDP ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, cán cân thanh toán không thâm hụt, và tỷ giá ổn định,..tất yếu hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp về cơ bản là thuận lợi. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động kiểm tra thuế cũng sẽ có nhiều thuận lợi. Khả năng dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp dễ dàng hơn, những biến động trong môi trường ít hơn, làm cho việc kiểm tra tình hình hình hoạt động của Doanh nghiệp cũng thuận lợi hơn.
Ngược lại, nền kinh tế rơi vào bất ổn, biểu hiện ở sự suy thoái, lạm phát hay thậm chí khủng hoảng…sẽ gây cho hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế nhiều khó khăn hơn. Một mặt, môi trường kinh doanh bất ổn, một số doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ có xu hướng đối phó với cơ quan quản lý thuế nhằm tạo điều kiện trục lợi về thuế. Mặt khác, chính môi trường bất ổn cũng tạo ra nhiều kẽ hở cho Doanh nghiệp để thực hiện các hành vi tiêu cực về thuế.
Các cơ quan quản lý thuế được phân công hoạt động theo địa bàn hành chính. Vì vậy, ngoài những nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô ở tầm quốc gia, các yếu tố đặc thù của môi trường kinh tế địa phương cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động kiểm tra thuế của co quan quản lý thuế.
b. Môi trường pháp lý, chính sách
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế. Nó có thể có ảnh hưởng tích cực lên hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế và ngược lại có những ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động này. Các yếu tố chính thuộc về môi trường pháp lý có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế bao gồm:
- Sự đầy đủ, minh bạch, tính toàn diện và tính hệ thống của các quy định pháp lý về:
+ Các loại thuế đối với Doanh nghiệp. + Hoạt động kiểm tra thuế
+ Hoạt động cung cấp thông tin của các doanh nghiệp và các bên liên quan
- Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp và cơ quan có thẩm quyền khác trong việc xử lý các vi phạm về thuế của các doanh nghiệp.
Hệ thống chính sách thuế là tổng hợp các quan điểm chính thống của Nhà nước về các loại thuế trong một giai đoạn nhất định để sử dụng chức năng của thuế nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược chung của đất nước.
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải thực sự khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.
c. Môi trường xã hội
Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh xét cho cùng do các cá nhân thực hiện và tác động đến hoạt động của các cá nhân
khác trong xã hội. Vì vậy, các yếu tố xã hội sẽ có ảnh hưởng nhất định lên hành vi của các cá nhân liên quan ở cả hai phía: cơ quan kiểm tra thuế và phía đối tượng kiểm tra là các doanh nghiệp.
Cụ thể, các yếu tố chính thuộc môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp của cơ quan quản lý thuế bao gồm:
- Mặt bằng dân trí nói chung
- Mặt bằng trình độ học vấn của của các cán bộ quản lý doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của cơ quan thuế
- Tập quán tâm lý của cư dân địa phương
- Ý thức và thái độ của cư dân địa phương nói chung và của các cán bộ, nhân viên doanh nghiệp nói riêng đối với nghĩa vụ nộp thuế.
d. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế nói ở đây là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên một địa bàn cụ thể. Do bối cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm khác nhau, các doanh nghiệp thuộc các địa bàn khác nhau có thể có những đặc điểm riêng có trong hoạt động kinh doanh, chẳng hạn, về ngành nghề kinh doanh; về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ; về quy mô kinh doanh; về phạm vi và cơ cấu thị trường; về trình độ quản lý nói chung, trình độ tổ chức công tác thông tin kế toán nói riêng… Các đặc điểm này chi phối các hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan thuế ở nhiều khía cạnh.
1.3.2. Các nhân tố nội tại cơ quan quản lý thuế
a. Năng lực quản lý nội bộ của cơ quan quản lý thuế
Năng lực quản lý nội bộ của cơ quan thuế thể hiện qua các yếu tố chủ yếu sau:
- Năng lực hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch hoạt động tùy theo thẩm quyền được phân cấp của từng cấp quản lý.
- Năng lực tổ chức thực hiện các quyết định
- Năng lực tổ chức hệ thống thông tin phục vụ quản lý - Năng lực tổ chức hệ thống kiểm soát có hiệu quả -…
Năng lực quản lý nội bộ của cơ quan thuế có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra thuế. Một cơ quan thuế có năng lực quản lý tốt sẽ tạo điều tốt nhất về mọi phương diện cho hoạt động kiểm tra thuế, chẳng hạn chủ động về tài chính; về kế hoạch; về nhân sự; về phương tiện; có sự động viên cũng như chế tài kịp thời, đúng đối tượng; gám sát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực của chính bộ phận kiểm tra thuế; tạo sự phối hợp tốt giữa các bộ phận trong nội bộ cơ quan thuế..Ngược lai, sự quản lý nội bộ yếu kém của cơ quan quản lý thuế sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kiểm tra thuế, làm phát sinh tiêu cực ở chính bộ phận này và gây ra những tác động không tốt khác đến taonf bộ hoạt động quản lý thuế.
b. Nguồn nhân lực
Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa có độ phức tạp cao về nội dung kiểm tra, về khối lượng công việc cần giải quyết. Do đó, hoạt động này đòi hỏi cao về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, số lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng đủ cho nhu cầu kiểm tra căn cứ vào số lượng và cơ cấu các doanh nghiệp thuộc đối tượng kiểm tra của cơ quan quản lý thuế để tránh tình trạng hoạt động quá tải của nhân viên làm giảm chất lượng của hoạt động kiểm tra thuế.
Về mặt chất lượng, công tác kiểm tra thuế đòi hỏi cán bộ kiểm tra thuế phải có kiến thức khá toàn diện về pháp lý, về tài chính, về hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp và về các lĩnh vực khác. Ngoài kiến thức, các cán bộ kiểm tra cũng phải thành thạo nhiều kỹ năng khác để phục vụ cho hoạt
động kiểm tra. Mặt khác, các cán bộ kiểm tra cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật trong công việc và phải có bản lĩnh để xử lý những tình huống rất phức tạp phát sinh trong hoạt động kiểm tra.
c. Khả năng ứng dụng công nghệ trong kiểm tra thuế
Hoạt động kiểm tra thuế trong điều kiện hiện nay được sự hỗ trợ nhiều mặt của công nghệ. Công nghệ được áp dụng trong hoạt động kiểm tra thuế chủ yếu là công nghệ thông tin, bao gồm cả hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm được sử dụng trong hoạt động kiểm tra.
Khả năng ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế, làm tốt các chức năng và vai trò của công tác này thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu:
- Mức độ trang bị công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm tra, bao gồm cả trang bị thiết bị và các phần mềm cần thiết.
- Kỹ năng sử dụng các thiết bị và các phần mềm trong hoạt động kiểm tra.
- Khả năng hiểu rõ những hạn chế của công nghệ, biết kết hợp giữa công nghệ và năng lực phân tích sáng tạo của cán bộ kiểm tra.
Tùy theo mức độ đạt được của các yếu tố trên, hoạt động kiểm tra thuế sẽ nâng cao được hiệu suất, đạt được chất lượng và hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian, qua đó hoàn thành các mục tiêu kế hoạch.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề chung về thuế và thuế đối với Doanh nghiệp - Hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp những vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với DN: khái niệm kiểm tra thuế; các hình thức kiểm tra thuế; nội dung công tác kiểm tra thuế và tiêu chí đánh giá hoạt động kiểm tra thuế.
- Phân tích đặc điểm của hoạt động kiểm tra thuế đối với DN ngoài quốc doanh
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với DN.
Những nội dung nói trên là cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với DN nghoài quốc doanh và đề xuát giải pháp hoàn thiện công tác này tại Chi cục Thuế TP Kontum.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC
THUẾ THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KONTUM
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ KON TUM
Chi cục Thuế thành phố Kon Tum được thành lập cùng thời điểm ngành thuế Kon Tum được thành lập( bao gồm Cục Thuế và các Chi cục thuế huyện, thị xã) theo Quyết định số 342 TC/QĐ-TCCB ngày 08/9/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chi cục Thuế thành phố Kon Tum hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế thành phố Kon Tum
Về chức năng, Chi cục Thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Thuế được quy định cụ thể
như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp vàthẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
- Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ