8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các hình thức kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
Việc kiểm tra thuế có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức đa dạng. Việc phân loại các hình thức kiểm tra có thể dựa trên các tiêu thức khác nhau: căn cứ vào tính chất kế hoạch của hoạt động kiểm tra; căn cứ phạm vi kiểm tra thuế; căn cứ trình tự thời gian; căn cứ vào địa điểm tiến hành kiểm tra.
a. Căn cứ vào tính chất kế hoạch của hoạt động kiểm tra
Hoạt động kiểm tra có hai hình thức là kiểm tra theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra thuế theo chương trình, kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt. Căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, cơ quan thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế được phê duyệt.
- Kiểm tra thuế đột xuất được tiến hành khi phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thu theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
b. Căn cứ phạm vi kiểm tra thuế
Theo tiêu thức này, kiểm tra thuế được chia thành hai hình thức là kiểm tra toàn diện và kiểm tra hạn chế.
- Kiểm tra thuế toàn diện: là hoạt động kiểm tra được tiến hành trên tất
cả các vấn đề có liên quan đến việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Tính chất toàn diện thể hiện ở những điểm sau:
+ Kiểm tra tất cả sắc thuế mà Doanh nghiệp (với tư cách người nộp thuế) phải nộp.
+ Nhiều kỳ tính thuế - đối với những sắc thuế nộp tờ khai năm thì thời kỳ kiểm tra là những kỳ tính thuế gần nhất và chỉ khi có các phát hiện trong quá trình kiểm tra thấy cần thiết mới mở rộng phạm vi kiểm tra. Đối với những sắc thuế nộp tờ khai tháng thì thời kỳ kiểm tra thường là kỳ tính thuế gần nhất cộng với 2 kỳ tính thuế nữa, tuy nhiên kiểm tra dạng này thường là ngoại lệ.
Hình thức kiểm tra này có ưu điểm là xem xét các vấn đề vừa sâu vừa toàn diện cho phép có cơ sở vững chắc để kết luận về mức độ tuân thủ pháp
luật thuế của DN. Nhược điểm là đòi hỏi các yêu cầu về nhân lực, tốn kém chi phí.
-. Kiểm tra hạn chế: Kiểm tra hạn chế là loại kiểm tra có giới hạn về
phạm vi. Giới hạn đó có thể là:
+ Chỉ giới hạn trong một hoặc một số sắc thuế, chứ không phải toàn bộ các sắc thuế mà ĐTNT phải nộp, ví dụ: chỉ kiểm tra về thuế giá trị gia tăng.
+ Giới hạn về nội dung kiểm tra. Chẳng hạn chỉ kiểm tra một số chỉ tiêu nhất định và không bao gồm các phép thử hay các bước tuần tự kiểm tra cần thiết cho phép người kiểm tra đánh giá được tổng thể mức độ tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế chịu sự kiểm tra.
c. Căn cứ trình tự thời gian
- Kiểm tra trước khi chấp nhận
- Kiểm tra trong phương thức tự khai, tự nộp (hay gọi là hậu kiểm)
d. Căn cứ vào địa điểm tiến hành kiểm tra
Đây là cách phân loại quan trọng nhất đối với các hình thức kiểm tra thuế. Theo cách phân loại này, hoạt động kiểm tra thuế bao gồm hai hình thức:
- Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế
Hình thức này còn được gọi là “kiểm tra tại bàn”. Việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Thực chất hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế là công việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế nộp, không cần đến trụ sở của DN.
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của Doanh nghiệp
Khái niệm trụ sở của DN (người nộp thuế) được định nghĩa là địa điểm DN tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hoá, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh.
Kiểm tra thuế tại trụ sở Doanh nghiệp (người nộp thuế) trong các trường hợp:
+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp (còn gọi là kiểm tra từ hồ sơ khai thuế);
+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật (còn gọi là kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm);
+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định (còn gọi là kiểm tra hoàn thuế);
+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định (còn gọi là kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề);
+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với người nộp thuế chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (còn gọi là kiểm tra khác).