ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC THANHTRA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 72)

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH

ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN 2.3.1. Kết quảđạt được

- Thanh tra chi nhánh đã thường xuyên thực hiện công tác GSTX thông qua số liệu, báo cáo nhận được từ các NHTM. Qua đó nhằm theo dõi tình hình hoạt động, những biến động bất thường trong công tác huy động, cho vay... để cảnh báo cũng như có kế hoạch tiến hành thanh tra nhằm chấn chỉnh hoạt động kinh doanh của các NHTM.

- Hoàn thành công tác thanh tra các NHTM trên địa bàn theo sự chỉ đạo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và chương trình công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn hàng năm của chi nhánh.

- Hoạt động thanh tra ngày càng có những chuyển biến theo hướng tích cực về phương pháp, nội dung làm việc góp phần nâng cao chất lượng hoạt

động.

- Qua thanh tra đã phát hiện kịp thời những sai phạm trọng yếu và đã có nhiều biện pháp khắc phục, xử lý các sai phạm.

- Kết quả thanh tra đã chấn chỉnh được khá nhiều sai phạm của các NHTM trong quá trình hoạt động. Có nhiều kiến nghị xác đáng giúp cho NHTM chấn chỉnh hoạt động của mình để trở nên an toàn hơn. Kết quả trong 5 năm 2010 - 2014 hoạt động thanh tra của NHNN đã góp phần giữ ổn định hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Thanh tra chi nhánh cũng đã chủ động phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm soát tại địa phương cùng nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả của các NHTM, giảm chồng chéo, trùng lắp trong quá trình kiểm tra của các cơ quan này nhằm tạo điều kiện giảm bớt phiền hà cho các NHTM.

2.3.2. Các hạn chế và nguyên nhân

a. Hn chế

Thứ nhất, chưa xây dựng quy trình, nội dung, phương pháp thanh tra áp dụng thống nhất đối với các NHNN chi nhánh tỉnh, nhằm tạo sự thống nhất,

đánh giá đầy đủ nội dung thanh tra thực hiện.

Thứ hai, hoạt động giám sát của thanh tra chi nhánh chỉ dừng lại ở mức theo dõi, cảnh báo rủi ro dựa trên số liệu lấy từ bảng cân đối tài khoản, chưa có những phân tích chuyên sâu, cảnh báo sớm cho các NHTM.

Thứ ba, công tác thanh tra, giám sát hiện nay chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các NHTM (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phương pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, phương pháp này không giúp các TTNH đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các NHTM - mục đích chính của hoạt

động thanh tra giám sát. Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý,

đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường... của NHTM được giám sát.

Thứ tư, hoạt động của các TCTD được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, những văn bản này có nhiều trường hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng của các TCTD chưa thống nhất; căn cứ để TTNH kết luận vi phạm của TCTD chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế.

Thứ năm, hiện công tác thanh tra còn thiếu rất nhiều những quy định mang tính chuyên môn sâu như: Quy trình Thanh tra chuyên ngành ngân hàng; quy trình giám sát rủi ro tài chính đối với các TCTD riêng lẻ; quy trình

đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý rủi ro, tình hình tài chính và hoạt

động của các TCTD riêng lẻ...

b. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động Thanh tra, giám sát hiện nay:

- Hệ thống các văn bản phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát chưa cập nhập theo sự phát triển của ngành ngân hàng. Trong khi hiện nay các NHTM đều thay đổi về công nghệ, chế độ văn bản thường xuyên hàng năm thì tại NHNN vẫn thực hiện GSTX theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam; thực hiện thanh kiểm tra hoạt động tín dụng theo quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN của NHNN...

- Công tác GSTX gặp nhiều hạn chế, do các chi nhánh NHTM không hạch toán độc lập, gây khó khăn trong quá trình giám sát, cung cấp thông tin cho hoạt động TTTC. Cụ thể một số chỉ tiêu giám sát chỉ mang tính đầy đủ, ý nghĩa khi chúng được tổng hợp toàn hệ thống. Vì vậy, việc GSTX tại các chi nhánh NHTM khó có thể đánh giá được tổng thể hoạt động và những rủi ro của NHTM.

Nhận thức của một số các NHTM còn phiến diện cho rằng thanh tra chỉ

mang tính kiểm tra và xử phạt. Do vậy, các ngân hàng này thường có tâm lý

đối phó với công tác thanh tra của NHNN.

- Đội ngũ cán bộ thanh tra còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng, chưa có nhiều chuyên gia có am hiểu, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài

chính ngân hàng. Trong khi đó nghiệp vụ của NHTM ngày càng đa dạng, phức tạp và được thao tác trên các phần mềm công nghệ ngân hàng hiện đại. Hiện tại đội ngũ cán bộ thanh tra tại chi nhánh hầu hết là cán bộ trẻ mới tuyển dụng và một số cán bộ chuyển công tác từ các cơ quan chức năng khác chưa thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc thanh tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ thống phần mềm, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác GSTX đã lỗi thời, ảnh hưởng đến việc phân tích, xử lý thông tin nhận được từ các NHTM. Trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn thiếu thốn, khó khăn trong việc tác nghiệp.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THANH TRA CỦA CHI NHÁNH

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH ĐẮK LẮK

3.1.1. Mục tiêu của thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh

Đắk Lắk - Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các NHTM trên địa bàn, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn, lành mạnh của hệ thống. - Đánh giá mức độ rủi ro và phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý của NHNN. - Phát hiện sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, ngân hàng.

- Hoàn thành kế hoạch thanh tra TW giao hàng năm, cụ thể từ năm 2015 – 2020 Cơ quan thanh tra, giám sát NH đã xây dựng 12 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với các NHTM trên cả nước. Trong đó, thanh tra, giám sát chi nhánh NHNN tỉnh Đắk Lắk phấn đấu thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đề ra.

- Trên cơ sở cân đối với kế hoạch thanh tra do Cơ quan thanh tra, giám sát NH đề ra, chi nhánh NHNN tỉnh Đắk Lắk đã tự xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm, cụ thể trong 5 năm tới chi nhánh phấn đấu thực hiện 50 cuộc thanh tra đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn.

3.1.2. Phương hướng thực hiện của thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk Nhà nước tỉnh Đắk Lắk

- Hàng năm, căn cứ kế hoạch thanh tra do Cơ quan thanh tra, giám sát NH đề ra, chi nhánh tự cân đối bổ sung đối tượng thanh tra có biểu hiện kém an toàn, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những đối tượng chưa được thanh tra trong 3 năm gần nhất trước thời điểm thanh tra...

- Việc thực hiện thanh tra căn cứ vào các tiêu chí: Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, đơn vị xảy ra những vụ việc lớn, ảnh hưởng đến uy tín của ngành ngân hàng, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật...

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra bằng biện pháp xây dựng phương pháp, quy trình thanh tra phù hợp với tình hình hoạt động đặc thù của các NHTM trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác GSTX bên cạnh việc tiến hành các cuộc TTTC theo kế hoạch. Kết hợp tốt giữa công tác thanh tra, kiểm tra với công tác GSTX. Tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra của chi nhánh NHNN tỉnh theo hướng kết hợp thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro theo chỉđạo của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng.

- Công tác thanh tra đòi hỏi chất lượng thanh tra đặt lên hàng đầu, đánh giá đúng thực trạng của đối tượng được thanh tra tại thời điểm thanh tra, năng lực quản trị rủi ro và công tác kiểm soát nội bộ, cụ thể:

+ Kết luận cụ thể về từng nội dung thanh tra; xác định những mặt đã làm

được, có kết quả tốt để phát huy; làm rõ những sai phạm, tồn tại, thiếu sót, kết luận đúng, sai rõ ràng, đúng tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân vi phạm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có) và kiến nghị giải pháp cụ thể.

+ Rà soát và đánh giá việc chấp hành các quy định về chế độ thông tin, báo cáo của các TCTD; có biện pháp xử lý kiên quyết, buộc các TCTD phải

chấp hành đầy đủ, đúng thời hạn quy định, chính xác theo quy định của NHNN.

+ Thanh tra chi nhánh xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; xử lý những vi phạm trong quá trình chấp hành chính sách, chỉ đạo, điều hành của NHNN Việt Nam.

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quy định xử lý về thanh tra đối với các TCTD.

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA TRONG

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NHÀ

NƯỚC TỈNH ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

3.2.1. Tăng cường hoạt động tổ chức công tác thanh tra

a. Tăng cường s phi hp vi các đơn v cơ quan chc năng có liên quan trong công tác thanh tra ngân hàng

Việc kết luận một sai phạm phát hiện trong công tác thanh tra đòi hỏi những nhận định, đánh giá có độ chính xác cao theo những quy định phù hợp và có liên quan. Vì vậy, cần có sự phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn, cũng như cơ quan Trung Ương trong việc trao đổi, chỉđạo trong quá trình thực hiện công tác thanh tra.

Tại Điều 51 Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng, Luật NHNN 2010 quy định: “Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng TTGS ngân hàng”. Xuất phát từ nguyên tắc này thì độ chính xác, đầy đủ trong nhận định, đánh giá và chỉ ra các rủi ro, vấn đề hoặc tồn tại, sai phạm trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ, ngân hàng và các quy định của pháp luật

có liên quan của TCTD được thanh tra là rất quan trọng, đòi hỏi hoạt động thanh tra không thể chủ quan trong nhận định, đánh giá mà cần có sự chủ động phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trên địa bàn, cũng như các cơ quan Trung Ương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin có liên quan trong quá trình TTNH. Việc cập nhập đầy đủ, kịp thời các thông tin về hoạt

động của các TCTD trên địa bàn giúp TTNH đánh giá chính xác và đưa ra cảnh báo sớm cho các TCTD giúp hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và có hiệu quả, tránh những rủi ro xảy ra. Việc tăng cường sự phối hợp với các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan trong công tác TTNH thực hiện theo hướng sau:

- Phối hợp với Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam (viết tắt CIC) trong việc khai thác thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra của chi nhánh NHNN tỉnh như

các thông tin về: Tình hình dư nợ của khách hàng vay; tài sản đảm bảo tiền vay; lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng; xếp hạng tín dụng doanh nghiệp...

- Phối hợp giữa các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Cần có quy định cho phép TTNH có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD phối hợp cung cấp các thông tin về TCTD đó.

- Phối hợp với Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở ban ngành trên địa bàn để

hoạt động thanh tra không chồng chéo. Trong quá trình thanh kiểm tra nếu phát hiện sai phạm thuộc thẩm quyền xử lý hoặc những sai phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì TTNH có trách nhiệm thông báo, chuyển hồ sơ cho các cơ quan có chức năng, thẩm quyền xử lý.

b. Tăng cường ch đạo và phi hp vi b phn kim tra, kim soát ni b ti các Ngân hàng Thương mi

Phần lớn chất lượng cán bộ của các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ

tại các NHTM chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thanh tra NHNN cần tăng cường chỉ đạo và phối hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ

thống kiểm soát nội bộ tại các NHTM.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình, cách thức tổ chức công tác thanh tra

a. Hoàn thin quy định v trình t, th tc thanh tra hot động tín dng

Chất lượng TTTC có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực của toàn bộ hoạt

động thanh tra, bởi vì thông qua quá hoạt động TTTC có thể xác định được toàn bộ ưu điểm, các tồn tại trong việc chấp hành quy định pháp luật. Việc xây dựng một quy trình TTTC trong hoạt động tín dụng để áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các đoàn thanh tra nhằm đánh giá đầy đủ các nội dung hoạt động, đưa ra kết luận chính xác đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng của TCTD.

b. S dng có hiu qu các chế tài x pht và x lý vi phm trong thanh tra

Trong quá trình thanh tra phát hiện các tồn tại, sai phạm cần thực hiện xử

lý nghiêm bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghịđịnh 96/2014/NĐ- CP này.

Để sử dụng có hiệu quả các hình thức xử phạt quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì Kết luận thanh tra ban hành phải nêu rõ nội dung sai phạm, đối chiếu với các điều khoản tại các văn bản pháp luật có liên quan.

c. Phi hp cht ch gia hai phương thc giám sát t xa và thanh tra ti ch

Hoạt động TTNH có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ hai phương thức GSTX và TTTC. Trong đó, phương thức GSTX được sử dụng như là một phương tiện đầu tiên cảnh báo trước, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả

hơn nguồn lực thanh tra, dành ưu tiên tiến hành TTTC tại các TCTD đang gặp khó khăn hoặc các TCTD mà các chỉ số rủi ro qua GSTX đang gia tăng đáng kể. Thực tế hiện nay, công tác GSTX đối với các chi nhánh TCTD tại chi nhánh NHNN tỉnh thực chất chỉ mới được thực hiện là theo dõi, mang tính

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh đăk lăk đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Trang 72)