a. Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục thanh tra hoạt động tín dụng
Chất lượng TTTC có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực của toàn bộ hoạt
động thanh tra, bởi vì thông qua quá hoạt động TTTC có thể xác định được toàn bộ ưu điểm, các tồn tại trong việc chấp hành quy định pháp luật. Việc xây dựng một quy trình TTTC trong hoạt động tín dụng để áp dụng chung, thống nhất cho tất cả các đoàn thanh tra nhằm đánh giá đầy đủ các nội dung hoạt động, đưa ra kết luận chính xác đánh giá đúng tình hình hoạt động tín dụng của TCTD.
b. Sử dụng có hiệu quả các chế tài xử phạt và xử lý vi phạm trong thanh tra
Trong quá trình thanh tra phát hiện các tồn tại, sai phạm cần thực hiện xử
lý nghiêm bằng các hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm theo quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghịđịnh 96/2014/NĐ- CP này.
Để sử dụng có hiệu quả các hình thức xử phạt quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP thì Kết luận thanh tra ban hành phải nêu rõ nội dung sai phạm, đối chiếu với các điều khoản tại các văn bản pháp luật có liên quan.
c. Phối hợp chặt chẽ giữa hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ
Hoạt động TTNH có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ hai phương thức GSTX và TTTC. Trong đó, phương thức GSTX được sử dụng như là một phương tiện đầu tiên cảnh báo trước, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả
hơn nguồn lực thanh tra, dành ưu tiên tiến hành TTTC tại các TCTD đang gặp khó khăn hoặc các TCTD mà các chỉ số rủi ro qua GSTX đang gia tăng đáng kể. Thực tế hiện nay, công tác GSTX đối với các chi nhánh TCTD tại chi nhánh NHNN tỉnh thực chất chỉ mới được thực hiện là theo dõi, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát. Do vậy, đây chưa thật sự là công cụ cảnh báo sớm. Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động GSTX tại chi nhánh, cần thực hiện những biện pháp sau:
- Xây dựng các chỉ tiêu giám sát phù hợp với đặc thù công tác GSTX tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi chỉ có các chi nhánh của TCTD (không phải Hội sở chính của TCTD). Có như vậy các chỉ số giám sát mới phản ánh
đầy đủ kết quả hoạt động của chi nhánh TCTD giúp cho việc phân tích, đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu này có thể xác định các vấn đề cần cảnh bảo trong hoạt động của các chi nhánh TCTD khi chưa tiến hành TTTC được, bằng cách này đưa ra các phát hiện sớm và có kế hoạch sữa chữa ngay trước khi các vấn đề trở nên nghiêm trọng.
- Kết nối các số liệu báo cáo thống kê của chi nhánh TCTD có liên quan
đến công tác GSTX theo quy định như: Tình hình cho vay tín dụng tiêu dùng; tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản; cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; mức độ tập trung cho vay theo ngành, lĩnh vực,
nhóm khách hàng... trong chương trình báo cáo thống kê của NHNN vào chương trình GSTX tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố.
- Xây dựng kho thông tin dữ liệu, cập nhập tình hình từ hoạt động TTTC, GSTX, báo cáo kiểm toán độc lập, thông tin từ báo cáo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ TCTD nhằm đảm bảo đủ thông tin phục vụ công tác thanh tra, giám sát.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phương thức sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngược lại. Việc quy định thành hai bộ phận là để có điều kiện chuyên môn hóa về kỹ năng, thống nhất trong một công nghệ thanh tra của ngân hàng.
d. Kết hợp giữa thanh tra tuân thủ với thanh tra trên cơ sở rủi ro trên cơ sở hướng tới các thông lệ quốc tế về giám sát ngân hàng
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro là công việc sống còn của TCTD trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng. Sự phát triển mạnh mẽ của các TCTD cả về
chiều rộng và bề sâu cũng đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước của NHNN phải được đổi mới, theo đó, thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với TCTD là bước
đi tất yếu của NHNN.
Vào những năm 1990, khái niệm về thanh tra trên cơ sở rủi ro xuất hiện như một thông lệ tốt nhất trên thế giới đối với các cơ quan thanh tra, giám sát tài chính. Kể từ khi xuất hiện, sự biến đổi đa dạng về kỹ thuật thanh tra, giám sát đã được các cơ quan thanh tra, giám sát xây dựng.
Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro và chấp nhận rủi ro, rủi ro cao lợi nhuận cao, rủi ro thấp lợi nhuận thấp, thậm chí lợi nhuận thấp TCTD vẫn có nguy cơ vấp phải rủi ro lớn do quản trị rủi ro kém. Thanh tra tuân thủ
không đánh giá được đầy đủ mức độ rủi ro, một đặc trưng gắn liền với hoạt
qua việc tách bạch mức độ rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro; tập trung tốt hơn vào việc phát hiện sớm rủi ro mới xuất hiện tại từng TCTD cũng như toàn hệ
thống; sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực chứa đựng rủi ro cao, thanh tra tại chỗ sẽ mất ít thời gian hơn tại TCTD. Khi thực hiện thanh tra trên cơ sở rủi ro, Thanh tra NHNN có khả năng đánh giá tốt hơn năng lực quản lý của TCTD, tính chất phức tạp của hoạt động kinh doanh và những rủi ro mà TCTD gặp phải; tập trung tối đa nguồn lực để giải quyết các lĩnh vực có rủi ro cao nhất, làm lành mạnh hoá hoạt động của TCTD, góp phần ổn định hệ thống các TCTD.
Hình 3.1. Mô tả kết hợp thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro [3]
Ví dụ: NHTM X cho vay một khách hàng tới 14,8% vốn tự có. Bằng thanh tra tuân thủ, kết luận ngân hàng chấp hành nghiêm pháp luật. Tuy nhiên, quan sát trên khía cạnh rủi ro ngân hàng vẫn có thể không thu hồi được nợ do vi phạm quy trình nội bộ về cấp tín dụng dẫn đến thẩm định không chính xác về tài chính của khách hàng vay vốn.
Quan sát sơ đồ trên: Bước 1, 2, 6 liên quan đến việc lập kế hoạch, giành
ưu tiên giám sát và thanh tra đối với một TCTD; những bước này thường
Bước 5 Bước 6 Bước 4 Bước 1 Bước 3 Bước 2
được hoàn thành tại NHNN bởi bộ phận GSTX, bộ phận phân tích, Ban lãnh
đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và bởi thanh tra viên tại chỗđược giao nhiệm vụ giám sát và báo cáo về TCTD giữa các kỳ thanh tra. Bước 3, 4 và 5 liên quan đến việc xác định, thực hiện, báo cáo và ra kết luận thanh tra; những bước này được hoàn thiện bởi đoàn thanh tra tại chỗ với kết luận và các biện pháp sửa chữa do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng đưa ra.
Vì hoạt động thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm mục đích kiểm soát rủi ro liên tục, việc hiểu biết về mỗi TCTD là điểm bắt đầu tốt nhất, do đó nên có quy trình phù hợp để phát triển và duy trì việc hiểu biết toàn diện về tình hình rủi ro của mỗi TCTD. Hiểu biết về TCTD và đánh giá rủi ro của TCTD là BƯỚC 1.
Khi rủi ro của mỗi TCTD đã được xác định thì Cơ quan thanh tra, giám sát có thể đánh giá các rủi ro đó trong hệ thống TCTD và đặt ra thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ thanh tra cần thực hiện. Phải có sự ưu tiên này trong toàn hệ
thống và cho mỗi TCTD. Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro nhằm đặt thanh tra, giám sát viên vào chỗ cần họ nhất. Rủi ro đôi khi là lớn đối với một TCTD nhưng lại không lớn đối với hệ thống TCTD. Trong những trường hợp như vậy, người lãnh đạo phải cân đối rủi ro của các TCTD nhỏ (đặc biệt nếu rủi ro đó liên quan đến khả năng tiếp tục tồn tại của TCTD đó) so với rủi ro lớn trong hệ thống TCTD. Thường thì nguồn nhân lực của thanh tra là không
đủ để đáp ứng cho tất cả các vấn đề cần quan tâm của cả hệ thống cũng như
của mỗi TCTD, do đó cần thiết phải lập kế hoạch thanh tra đối với mỗi TCTD (BƯỚC 2) để chủđộng trong hoạt động thanh tra.
Khi rủi ro được nhận dạng và đánh giá, và khi đã lập xong kế hoạch, Ban lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ ra quyết định thanh tra và giai đoạn lập kế hoạch trở nên rất chi tiết. NHNN sẽ lựa chọn một đoàn thanh tra và một trưởng đoàn để tiến hành thanh tra tại chỗ. Trưởng đoàn lập bản
phạm vi công việc xác định các mục tiêu chi tiết dự kiến đạt được liên quan
đến những công việc cần làm trong quá trình thanh tra tại chỗ. Trưởng đoàn cũng dự thảo một thư yêu cầu gửi đến TCTD, yêu cầu TCTD chuẩn bị các báo cáo và tài liệu cụ thể. Một số nội dung trong thư yêu cầu này có thể được gửi trước cho TCTD, một số nội dung khác được thu thập và lưu giữ cho đến khi đoàn thanh tra đến làm việc tại TCTD. Thành lập đoàn thanh tra và công tác chuẩn bị là BƯỚC 3.
Thanh tra trên cơ sở rủi ro cần phải chú trọng vào các lĩnh vực có rủi ro cao nhất của TCTD và cách thức mà TCTD quản lý những rủi ro này. Các thành viên của đoàn thanh tra tiến hành đánh giá từng lĩnh vực rủi ro và bộ
phận chức năng mà họ được phân công. Các thành viên này lập hồ sơ thanh tra để ghi chép lại các hoạt động và các phát hiện trong quá trình tiến hành thanh tra. Hồ sơ thanh tra (gồm cả báo cáo của từng thành viên được nộp cho trưởng đoàn)... Tiến hành hoạt động thanh tra là BƯỚC 4.
Trưởng đoàn là người lập báo cáo cuộc thanh tra, đây là báo cáo chính thức về những phát hiện của đoàn thanh tra. Từ báo cáo của đoàn thanh tra, các tài liệu liên quan và qua thảo luận với các đơn vị chức năng của NHNN, lãnh đạo TCTD được thanh tra, Người ra quyết định thanh tra ban hành kết luận thanh tra và quyết định việc cần thiết phải áp dụng hình thức xử lý, biện pháp chỉnh sửa tương ứng với mức độ sai phạm của TCTD. Kết luận và các biện pháp sửa chữa là sản phẩm chính của BƯỚC 5.
Giám sát việc TCTD chấn nhỉnh sau thanh tra là BƯỚC 6. Các báo cáo
định kỳ của TCTD cung cấp cho Cơ quan thanh tra, giám sát những thông tin cần thiết để đánh giá mức độ đầy đủ trong việc thực hiện của TCTD. Khi TCTD tuân thủ đầy đủ tất cả các yêu cầu theo kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ quyết định việc chuyển sang giám sát thường xuyên đối với TCTD. Trường hợp TCTD không thực hiện đúng tiến
độ chấn chỉnh sau thanh tra hoặc tiếp tục có biểu hiện kém an toàn, Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ quyết định các cấp độ xử lý tương xứng.
e. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các kiến nghị chỉnh sửa sau thanh tra
Theo quy định tại Thông tư 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thì sau khi ban hành kết luận thanh tra phải phân công người được giao nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý đối với đối tượng đã thanh tra.
Do vậy, công tác đôn đốc, theo dõi chỉnh sửa sai thanh tra cần phải được quan tâm, chú trọng. Công tác này góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả
của công tác thanh tra, khắc phục được tình trạng thanh tra kiến nghị nhưng không được đối tượng thanh tra chấp hành nghiêm túc. Để thực hiện tốt các kiến nghị sau thanh tra, thanh chi chi nhánh NHNN cần thực hiện tốt các công việc sau:
- Nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra: Kiến nghị sau thanh tra cần rõ ràng, cụ thể về thời gian, không gian và đối tượng thực hiện. Các kết luận và kiến nghị thanh tra ngoài việc gửi cho thanh tra chi nhánh, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng được thanh tra thì còn gửi cho Hội sở chính của chi nhánh NHTM để nắm bắt, chỉđạo, theo dõi.
- Thanh tra chi nhánh phân công cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra,
đôn đốc việc chỉnh sửa sau thanh tra.
- Yêu cầu Lãnh đạo của các TCTD được thanh tra phải giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan đến sai phạm nêu tại Kết luận thanh tra lập kế
hoạch và nêu biện pháp chỉnh sửa cụ thể sau thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng cho từng thời gian, cán bộ và phòng nghiệp vụ có liên quan. Quá trình
chỉnh sửa, khắc phục có những việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp đòi hỏi phải có thời giao thì phải báo cáo cho Lãnh đạo thanh tra để có hướng xử lý. - Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu, cán bộ thanh tra được phân công theo dõi tổng hợp để trình Lãnh đạo để xem xét và quyết định. Kiên quyết xử lý nghiêm, đúng phápluật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa thiếu trách nhiệm theo quy định tại Thông tư 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4/2012 quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.