a. Hạn chế
Thứ nhất, chưa xây dựng quy trình, nội dung, phương pháp thanh tra áp dụng thống nhất đối với các NHNN chi nhánh tỉnh, nhằm tạo sự thống nhất,
đánh giá đầy đủ nội dung thanh tra thực hiện.
Thứ hai, hoạt động giám sát của thanh tra chi nhánh chỉ dừng lại ở mức theo dõi, cảnh báo rủi ro dựa trên số liệu lấy từ bảng cân đối tài khoản, chưa có những phân tích chuyên sâu, cảnh báo sớm cho các NHTM.
Thứ ba, công tác thanh tra, giám sát hiện nay chủ yếu nhằm đảm bảo việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của các NHTM (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phương pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, phương pháp này không giúp các TTNH đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các NHTM - mục đích chính của hoạt
động thanh tra giám sát. Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý,
đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường... của NHTM được giám sát.
Thứ tư, hoạt động của các TCTD được điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, những văn bản này có nhiều trường hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng của các TCTD chưa thống nhất; căn cứ để TTNH kết luận vi phạm của TCTD chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế.
Thứ năm, hiện công tác thanh tra còn thiếu rất nhiều những quy định mang tính chuyên môn sâu như: Quy trình Thanh tra chuyên ngành ngân hàng; quy trình giám sát rủi ro tài chính đối với các TCTD riêng lẻ; quy trình
đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý rủi ro, tình hình tài chính và hoạt
động của các TCTD riêng lẻ...
b. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động Thanh tra, giám sát hiện nay:
- Hệ thống các văn bản phục vụ cho công tác thanh tra, giám sát chưa cập nhập theo sự phát triển của ngành ngân hàng. Trong khi hiện nay các NHTM đều thay đổi về công nghệ, chế độ văn bản thường xuyên hàng năm thì tại NHNN vẫn thực hiện GSTX theo Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 09/11/1999 của NHNN Việt Nam về việc ban hành quy chế GSTX đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam; thực hiện thanh kiểm tra hoạt động tín dụng theo quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định 1627/2001/QĐ- NHNN của NHNN...
- Công tác GSTX gặp nhiều hạn chế, do các chi nhánh NHTM không hạch toán độc lập, gây khó khăn trong quá trình giám sát, cung cấp thông tin cho hoạt động TTTC. Cụ thể một số chỉ tiêu giám sát chỉ mang tính đầy đủ, ý nghĩa khi chúng được tổng hợp toàn hệ thống. Vì vậy, việc GSTX tại các chi nhánh NHTM khó có thể đánh giá được tổng thể hoạt động và những rủi ro của NHTM.
Nhận thức của một số các NHTM còn phiến diện cho rằng thanh tra chỉ
mang tính kiểm tra và xử phạt. Do vậy, các ngân hàng này thường có tâm lý
đối phó với công tác thanh tra của NHNN.
- Đội ngũ cán bộ thanh tra còn trẻ, ít kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng, chưa có nhiều chuyên gia có am hiểu, kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tài
chính ngân hàng. Trong khi đó nghiệp vụ của NHTM ngày càng đa dạng, phức tạp và được thao tác trên các phần mềm công nghệ ngân hàng hiện đại. Hiện tại đội ngũ cán bộ thanh tra tại chi nhánh hầu hết là cán bộ trẻ mới tuyển dụng và một số cán bộ chuyển công tác từ các cơ quan chức năng khác chưa thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.
- Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc thanh tra.
- Hệ thống phần mềm, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác GSTX đã lỗi thời, ảnh hưởng đến việc phân tích, xử lý thông tin nhận được từ các NHTM. Trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn thiếu thốn, khó khăn trong việc tác nghiệp.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC TỈNH ĐẮK LẮK ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN