Thủ tục kiểm soát

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 30)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2Thủ tục kiểm soát

a) Khái niệm chung về thủ tục kiểm soát

Thủ tục kiểm soát là một bộ phận của KSNB. Thử tục kiểm soát phát hiện rủi ro là làm và hỗ trợ cho mục tiêu của tổ chức đƣợc thực hiện. Dù cho quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý khác nhau, mọi tổ chức đều có rủi ro. Rủi ro phát sinh từ các nguồn bên ngoài lẫn bên trong của tổ chức, nên cần phải đánh giá và phân tích rủi ro, kể cả các rủi ro hiện hữu lẫn tiềm ẩn. Vấn đề quan trọng của quản lý luôn là quyết định rằng rủi ro nào có thể chấp nhận và phải làm gì để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. Nội dung của đánh giá rủi ro bao gồm:

-Thiết lập mục tiêu của doanh nghiệp: thiết lập mục tiêu thực ra không phải là bộ phận của kiểm soát nội bộ nhƣng là điều kiện tiên quyết, là cơ sở quan trọng để đánh giá rủi ro. Một sự kiện chỉ đƣợc xem là rủi ro nếu nó đe dọa việc đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, mục tiêu phải đƣợc đề ra thì Nhà quản lý mới có thể nhận dạng rủi ro và có những hành động cần thiết để quản lý chúng.

-Nhận dạng và phân tích rủi ro: nhận dạng rủi ro đƣợc thực hiện thông qua việc xem xét các nhân tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro bao gồm việc xem xét tầm quan trọng và khả năng xảy ra rủi ro, từ đó cân nhắc việc đối phó với rủi ro, quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. Phƣơng pháp phân tích rủi ro rất đa dạng và phong phú bởi vì có nhiều loại rủi ro rất hó định lƣợng.

Một HTKSNB hữu hiệu cần có khả năng đánh giá các rủi ro. Một trong những tiền đề quan trọng của việc đánh giá rủi ro là phải xác định đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp, bởi vì, một sự kiện chỉ là rủi ro nếu nó đe dọa đến mục tiêu của doanh nghiệp và mức trọng yếu của nó tùy thuộc vào mức độ nó có thể tác động xấu đến các mục tiêu của tổ chức.

b)Nhận diện rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch của khách hàng, không khai báo hoặc hai báo nhƣng che dấu bớt, không trung thực với NH khi vay vốn là một nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng. Nhìn chung, về mặt tài chính nếu KH không cung cấp số liệu một cách trung thực, cố tình che giấu thì sẽ rất khó cho cán bộ NH trong khâu thẩm định, Sử dụng vốn sai mục đích, hông có thiện chí trong việc trả nợ vay, phƣơng án inh doanh không khả thi,..

- Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng: Quy trình chƣa chặt chẽ, năng lực cán bộ thẩm định, mô hình quản lý rủi ro yếu ém,…

- Các nguyên nhân hách quan hác: Môi trƣờng pháp lý, chính sách nhà nƣớc, địa bàn inh doanh,…

Hoạt động thẩm định và xét duyệt cho vay là những hoạt động mang tính chất chủ quan, trực tiếp từ ngân hàng để thực hiện và ra quyết định cho vay nên tác giả đề cập đến hai nguyên nhân chính về nhận diện các loại rủi ro có tính chất cốt lõi đối với nghiên cứu này là rủi ro từ nguyên nhân phía khách hàng và nguyên nhân chủ quan phía ngân hàng.

Rủi ro luôn tồn tại trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay, việc nhận diện các loại rủi ro trong quá trình này là hết sức quan trọng vì có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức, có nhiều rủi ro luôn tồn tại trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay:

- Rủi ro về pháp lý liên quan đến công tác đánh giá sai, đánh giá hông đầy đủ tƣ cách pháp lý của khách hàng do khách hàng cố ý che dấu, hoặc bản thân hách hàng chƣa hiểu biết đầy đủ về phƣơng thức thực hiện kinh doanh để thực thi theo pháp luật, nội tại hồ sơ pháp lý của khách hàng cố ý che dấu hoặc có nhiều điều khoản bất lợi cho Ngân hàng,..

- Rủi ro về phân tích và đánh giá tình hình tài chính, năng lực của khách hàng, khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật,cố ý tạo hồ sơ giao dịch khống của đầu ra và đầu vào,..

- Rủi ro trong thẩm định phƣơng án vay vốn của khách hàng về tính khả thi của dự án, Dòng tiền liên quan đến dự án (đầu vào, đầu ra, v ng đời của dự án), dự án không có thật,…

- Rủi ro trong thẩm định về nhận tài sản thế chấp: Tài sản đảm bảo do khách hàng cung cấp hông đầy đủ, hông đảm bảo tính pháp lý theo luật định. Rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp là quyền đ i nợ: Khách hàng giao hợp đồng hợp tác không có thực. Rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp là hàng hóa: Tráo đổi hàng hóa theo hồ sơ cung cấp.Rủi ro liên quan đến tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tƣơng lai, tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành của hách hàng hông đủ tính pháp lý để thực thi, không thực thi ..

- Rủi ro về năng lực, hành vi của cán bộ thẩm định

Thể hiện quan trình độ, kinh nghiệm, đạo đức của cán bộ thẩm định + Trình độ: Tùy vào vị trí mà việc tuyển chọn hiện nay căn cứ vào bằng cấp để xét cán bộ đó có đủ chuyên môn để thẩm định hay không,nên việc tuyển dụng hiện nay của các tổ chức tín dụng cũng đƣợc đầu tƣ hơn trong việc chiêu dụng nhân tài với những chính sách đãi ngộ hấp dẫn.

+ Kinh nghiệm: Thời gian trải nghiệm

+ Đạo đức nghề nghiệp: Sự thông đồng với khách hàng

- Rủi ro trong việc xét duyệt cho vay: Chấp nhận dự án không hiệu quả và từ chối dự án hiệu quả

c) Các thủ tục kiểm soát để phát hiện các loại rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay

Các thủ tục kiểm soát phát hiện rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay đƣợc thực hiện trong cả quá trình thẩm định thông qua việc đánh giá các loại rủi ro từ hồ sơ, thông tin hách hàng cung cấp, phân tích xét đoán, thẩm định thực tế tại căn cứ đánh giá ở từng bƣớc cụ thể:

- Đánh giá pháp lý hách hàng thông qua việc thu thập hồ sơ pháp và đánh giá về tƣ cách pháp nhân hách hàng theo quy định của pháp luật nhằm tránh các

bất lợi cho phía Ngân hàng, đánh giá năng lực, uy tín của ngƣời lãnh đạo, điều hành,… để phát hiện các rủi ro liên quan đến năng lực điều hành.

- Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nội tại căn cứ vào hồ sơ tài chính, các hợp đồng, chứng từ giao dịch của khách hàng, kiểm tra, xác minh độ tin cậy của báo cáo tài chính nhằm hạn chế các rủi ro liên quan đến cung cấp thông tin tài chính sai lệch, thiếu minh bạch, kê khai khống thông tin, tạo hồ sơ tài chính giả.

- Đánh giá phƣơng án vay vốn của khách hàng về tính khả thi,thực thi thông qua hồ sơ hách hàng cung cấp, xác minh và phân tích hiệu quả dự án, phƣơng án nhằm phát hiện kịp thời về rủi ro thực thi của phƣơng án. Đánh giá đối tác hách hàng để xem xét nguồn cung ứng đầu ra đầu vào của khách hàng. Đối với doanh nghiệp vay dự án thì cần thêm sự xác minh, kiểm tra các hồ sơ liên quan đến tính pháp lý của dự án,… nhằm đảm bảo rủi ro về dự án, phƣơng án vay vốn có hiệu quả, nguồn trả nợ đảm bảo.

- Đánh giá tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo của khách hàng vay hiện rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro kèm theo. Các loại tài sản hách hàng đảm bảo gồm: Bất động sản, động sản, phƣơng tiện vận tải, hàng hóa,khoản phải thu, hàng tồn kho luân chuyển, quyền đ i nợ,... Mỗi tài sản khác nhau thì đánh giá tính an toàn của tài sản khác nhau. Nhân viên phải xem xét đầy đủ tính pháp lý của tài sản theo quy định của pháp luật, kiểm tra tài sản có đủ điều kiện nhận làm tài sản đảm bảo hay hông, đã đăng ý thế chấp chƣa, có tranh chấp hay không, hàng hóa thuộc thể loại dễ hỏng, tính thanh khoản nhƣ thế nào (cao, thấp, trung bình),…nhằm phát hiện các rủi ro liên quan đến pháp lý tài sản, rủi ro về tính thanh khoản của tài sản, rủi ro liên quan đến tính xác thực của tài sản.

- Xét đoán riêng: Việc thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nó còn phụ thuộc vào xét đoán của nhân viên thông qua việc nhận định ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng, yếu tố địa bàn, cạnh tranh..mà đánh giá thêm các loại rủi ro khác có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP sài gòn – hà nội chi nhánh đà nẵng (Trang 26 - 30)