Khái niệm đại diện cho thương nhân

Một phần của tài liệu Luật kinh doanh - Chương 3 ppsx (Trang 46 - 47)

- Đại diện cho thương nhân là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Người đại diện cho thương nhân hoạt động nhân danh một người khác, chứ không nhân danh chính mình. Các giao dịch do người đại diện tiến hành trong phạm vi uỷ quyền trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho người được đại diện. Điều này khác với bên nhận uỷ thác hoặc bên đại lý là những người hoạt động nhân danh chính mình. người đại diện có thể thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích cho một hoặc nhiều thương nhân cùng một lúc, nếu các phạm vi đại diện không mâu thuẫn với nhau.

Nội dung của đại diện cho thương nhân thường bao gồm việc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh cho một doanh nghiệp khác và kết quả cuối cùng là giao kết hợp đồng bán hoặc mua hàng hoá nhân danh doanh nghiệp đó với các bên thứ ba. Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh bao gồm nhiều loại công việc: từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn bạn hàng cũng như tác động vào ý chí muốn giao kết hợp đồng của các bạn hàng trong tương lai. Hoạt động đại diện cho thương nhân được tiến hành trong suốt thời gian đại diện không giới hạn vào một

vụ việc nhất định. Điều này làm cho đại diện khác với môi giới thương mại, thường gắn với một giao dịch cụ thể.

Pháp luật Việt Nam quy định người đại diện cho thương nhân cũng phải là một thương nhân hoạt động thương mại độc lập như nghề nghiệp của mình. Tính độc lập thường được thể hiện qua việc thương nhân có tên thương mại riêng, trụ sở riêng, tự định đoạt thời gian làm việc và tự chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình. Đại diện cho thương nhân khác với người làm công hoặc nhân viên của doanh nghiệp. Chỉ khi thương nhân sử dụng dịch vụ của một thương nhân khác để đại diện cho mình thì mới áp dụng các quy định của LTM, ngược lại, nếu thương nhân cử người của chính mình (nhân viên, người làm công) làm đại diện thì không áp dụng LTM mà áp dụng BLDS, LLĐ

Một phần của tài liệu Luật kinh doanh - Chương 3 ppsx (Trang 46 - 47)