L ỜI CẢM ƠN
2.5. Kết luận chươn g2
Chương 2 luận án đã đề xuất tổng quát hóa phương pháp điều chế vector không gian cho nghịch lưu đa mức cầu H nối tầng có ưu điểm:
- Trong trường hợp van bán dẫn bình thường, điều chếvector không gian đảm bảo vềđiều kiện tối ưu đóng cắt.
- Trong trường hợp van bán dẫn bị lỗi, điều chếvector không gian đảm bảo điều kiện tối ưu điện áp common mode.
- Ứng dụng thuật toán đã đề xuất cho CHB –MLI trong điều kiện lỗi khi cấp nguồn cho hệ truyền động FOC –IM. Phương pháp đề xuất đã thu được kết kết quảnhư sau:
hệ truyền động có thể tiếp tục làm việc; độ giảm điện áp là nhỏ nhất, qua đó tốc độ và momen đảm bảo mức độ giảm là nhỏ nhất.
Như vậy, bộ điều chế vector không gian cùng nghịch lưu đa mức đã tạo ra được điện áp lên cực động cơ đảm bảo về biên độ, góc pha và tần số mà bộ điều khiển
67
dòng điện đòi hỏi. Tuy nhiên, với cách triển khai của phương pháp điều chế SVM sẽ chỉ có thể lựa chọn một trong các mục tiêu như tối ưu điện áp common mode, tối ưu đóng cắt …Bên cạnh đó, với phương pháp điều chế SVM sẽ luôn tồn tại điện áp common mode trong khoảng [0; 5] U
3 DC
phụ thuộc vào hệ sốđiều chế. Do đó để giải quyết vấn đề này, Chương 3 sẽ đề xuất ứng dụng phương pháp điều khiển dự báo dòng điện cho nghịch lưu đa mức cấu trúc cầu H nối tầng có khảnăng thực hiện đồng thời triệt tiêu điện áp common mode và tối ưu đóng cắt.
68
Chương 3. Ứng dụng điều khiển dự báo cho mạch vòng dòng điện
của nghịch lưu đa mức cầu H nối tầng
Phương pháp điều khiển dự báo tập điều khiển hữu hạn (FCS – MPC) là kỹ thuật
điều khiển hay, phù hợp cho CHB –MLI, đặc biệt là kỹ thuật này dễ triển khai trong thực tế [49]. Trong chương này, luận án trình bày cách xây dựng thuật toán MPC cải tiến cho CHB – MLI. Áp dụng kết quả của chương 2 trong việc xây dựng thành công
dưới dạng tổng quát trạng thái mạch nghịch lưu, FCS – MPC sẽ lựa chọn được các
vector điện áp chuẩn đểđảm bảo tối ưu sai lệch dòng điện, triệt tiêu điện áp common mode, giảm tần sốđóng cắt van bán dẫn thông qua hàm mục tiêu của bộđiều khiển.
Như vậy, dù FCS – MPC không có khâu tổng hợp vector điện áp từ 3 vector điện áp gần nhất nhưng vấn đề triệt tiêu điện áp common mode, giảm tần sốđóng cắt van bán dẫn đã được giải quyết. Luận án cũng đồng thời xây dựng phương pháp điều khiển MPC cho CHB – MLI trong trường hợp lỗi van bán dẫn công suất. Bằng việc áp dụng thuật toán phát hiện và xử lý lỗi ở chương 2, đã loại bỏ được những vector điện áp không gian bị lỗi. Do đó, bộ điều khiển vẫn có thể tiếp tục làm việc hoặc dừng chủ động.
Để nâng cao tính khả thi của phương pháp trong triển khai trong thực tế, luận án
cũng đề xuất thuật toán 19 vector điện áp liền kề. Với thuật toán đề xuất, hàm mục tiêu của bộđiều khiển dự báo dòng điện sẽ chỉ thực hiện 19 lượt tính toán với mức bất kỳ của bộ biến đổi CHB. Cùng với việc thực hiện triển khai trên thiết bị điều khiển FPGA cho phép 19 lượt tính toán song song sẽ cho thời gian tính toán là nhỏ
nhất (tương đương với 1 lượt tính toán).
3.1. Thiết kế bộ điều khiển dựbáo dòng điện cho nghịch lưu đa mức cầu H nối tầng cấp nguồn hệ truyền động không đồng bộ