Lựa chọn phương pháp điều khiển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình ma sát trong mô phỏng và điều khiển xy lanh khí nén (Trang 79 - 81)

ĐIỀU KHIỂN VỊ TRÍ PÍT-TÔNG XYLANH KHÍ NÉN

4.1.2. Lựa chọn phương pháp điều khiển

Mục tiêu của bộđiều khiển ở đây là điều khiển vị trí pít-tông x1 bám theo vị trí mong muốn x1d với độ chính xác cao khi xét đến ảnh hưởng các đặc tính phi tuyến của hệ thống và ảnh hưởng của lực ma sát. Trong [65], Tsai và Huang đã áp dụng bộ điều khiển trượt đa mặt trượt (bộ điều khiển MSSC) để giải quyết các đặc tính phi tuyến và các thông số bất định của hệ thống khí nén. Bộđiều khiển này cho độ

chính xác điều khiển vị trí tốt nhất trong các phương pháp điều khiển đã đề xuất đến

nay, với sai số vị trí tương đối thấp nhất đến 4%. Tuy nhiên, trong phương pháp điều khiển phi tuyến này, lực ma sát chỉ được coi như là một thông số bất định và được giới hạn. Trong công trình nghiên cứu [17], Armstrong-Helouvry và các đồng tác giả khẳng định rằng một bộ điều khiển kết hợp với bù ma sát có xu hướng cải

thiện đáng kể được chất lượng điều khiển của hệ thống điều khiển. Vì vậy, trong

nghiên cứu này, phát triển bộ điều khiển trượt đa mặt trượt (bộ điều khiển MSSC) kết hợp với bộ bù ma sát.

79

Như được trình bày trong Chương 2, mô hình ma sát trạng thái ổn định là đơn

giản nhất với ít thông số nhất. Tuy nhiên, mô hình này không có khả năng mô

phỏng được các đặc tính ma sát động của xy lanh thủy khí và cũng như được chứng

minh sau đó ở Chương 3 rằng mô hình này không phù hợp để mô phỏng các đặc

tính hoạt động của hệ thống TĐKN. Tiếp đến, đối với mô hình LuGre cải tiến, mô hình này có thể mô phỏng chính xác hầu hết các đặc tính ma sát trong các xy lanh

thủy lực và xy lanh khí nén (trình bày trong Chương 1) và mô hình cũng có thể mô

phỏng chính xác nhất các đặc tính hoạt động của hệ thống TĐKN. Tuy nhiên, mô hình LuGre cải tiến là một mô hình rất phức tạp với rất nhiều thông số và việc xem xét sử dụng mô hình này trong thiết kế bộ điều khiển với bù ma sát là rất khó để

thực hiện ở thời điểm hiện tại. Mô hình ma sát động LuGre đơn giản hơn so với mô

hình LuGre cải tiến, chỉ bao gồm năm thông sốtĩnh Fs, Fc, vs, n, σ2 và hai thông số

động lực học σ0, σ1. Mô hình này cũng có thể mô phỏng tương đối tốt các đặc tính

ma sát ở trạng thái ổn định và một sốcác đặc tính ma sát động của xy lanh khí nén. Thêm vào đó, Chương 3 chỉ ra rằng mô hình LuGre cũng có thể mô phỏng hầu hết

các đặc tính của hệ thống TĐKN ngoại trừ đặc tính dính-trượt ở vận tốc thấp. Do

vậy, trong nghiên cứu này, mô hình LuGre sẽ được áp dụng và kết hợp với phương

pháp điều khiển trượt đa mặt trượt để thiết kế bộđiều khiển phi tuyến với bù ma sát

nhằm nâng cao độ chính xác vị trí của xy lanh khí nén. Sơ đồ khối của bộ điều

khiển đề xuất được trình bày trong Hình 4.1.

80 Tín hiệu vào bộ điều khiển đề xuất gồm có sai số vị trí s1 = x1 - x1d, lực ma sát ước tính ˆF , r vị trí mong muốn x1d và độ dịch chuyển thực tế (vị trí thực tế) x1 của pít-tông xy lanh khí nén, áp suất hai buồng làm việc của xy lanh p1, p2, và vận tốc của pít-tông xy lanh x2. Tín hiệu ra của bộ điều khiển đề xuất là tín hiệu điều khiển

u u cũng là tín hiệu vào của đối tượng điều khiển là hệ thống TĐKN. Các giá trị

x1, p1, và p2 được đo bởi các cảm biến hành trình và cảm biến áp suất. Giá trị vận tốc x2 của pít-tông xy lanh khí nén được tính bằng cách lấy đạo hàm độ dịch chuyển

x1 theo thời gian, với bước thời gian tính toán là 1.16 ms. Bộ quan trắc ma sát trong

sơ đồ trên được sử dụng để ước tính lực ma sát ˆFr dựa trên mô hình ma sát động

LuGre. Đầu vào của bộ quan trắc ma sát đó là vận tốc của pít tông và sai số vị trí

điều khiển của pít tông s1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng mô hình ma sát trong mô phỏng và điều khiển xy lanh khí nén (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)