NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 128)

6. Tổng quan tài liệu

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC

CHÍNH TRỊ CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY

Thứ nhất, sự tác động của tình hình quốc tế

Sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã làm đảo lộn tình hình và cục diện thế giới; gây ra những chấn động ảnh hƣởng sâu sắc, tác động trực tiếp vào niềm tin và lý tƣởng XHCN của một bộ phận nhân dân và thế hệ trẻ Việt Nam. Do đó, nếu không có sự nhận thức đầy đủ vấn đề lịch sử trọng đại này sẽ dẫn đến tình trạng dao động về tinh thần tƣ tƣởng, làm suy giảm ý chí và quyết tâm đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nƣớc ta.

Mục tiêu của “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam là thúc đẩy tự do kinh tế và tự do chính trị, từ đó xóa bỏ CNXH và chuyển hóa Việt Nam theo quỹ đạo của Mĩ, của chủ nghĩa tƣ bản, khôi phục và tăng cƣờng vai trò thống trị của Mĩ ở Đông Dƣơng. Âm mƣu “diễn biến hòa bình” vẫn tiếp tục thực hiện với nhiều phƣơng thức mới, trực tiếp thông qua chống phá, xuyên tạc, bịa đặt, nhằm thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, lợi dụng các xung đột, mâu thuẫn trong xã hội để kích động nhân dân - đặc biệt là giới trẻ chống phá chế độ, Đảng và Nhà nƣớc. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở

nƣớc ta” [17, tr.29]. Do đó, giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ đứng trƣớc yêu cầu phải sớm hình thành cho họ thế giới quan khoa học, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng.

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển, làm nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó tác động mạnh mẽ đến phƣơng thức sản xuất vật chất, kiểu cách lao động, sinh hoạt xã hội, đời sống văn hóa tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, độc lập tự chủ quốc gia, khả năng quốc phòng, an ninh và đến quan hệ giữa các quốc gia… Nhƣ vậy, cách mạng khoa học - công nghệ không thể không tác động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị và quá trình xây dựng, phát triển ý thức chính trị trong xã hội và thế hệ trẻ nƣớc ta hiện nay.

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhƣng vẫn luôn có những diễn biến phức tạp. Cục diện “nhất siêu đa cƣờng” còn có thể tiếp tục tồn tại trong những năm tới đây, song xu thế đa cực, đa trung tâm ngày càng phát triển. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển, thúc đẩy mạnh hơn nền kinh tế tri thức, tăng trƣởng xanh và bền vững ở nhiều nƣớc. Các vấn đề an ninh phi truyền thống nhƣ: ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, sự bùng nổ dân số, đồng hóa văn hóa,… ngày càng trở thành thách thức lớn đối với cộng đồng thế giới. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng đang trở thành trung tâm quyền lực của thế giới trong thế kỷ XXI. Cục diện khu vực và sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực tiếp tục bị chi phối bởi quan hệ Mĩ - Trung. Sự tranh giành ảnh hƣởng của các cƣờng quốc với các nƣớc trong khu vực và sự can thiệp của nƣớc ngoài dƣới nhiều hình thức ngày càng gia tăng. Trong khu vực vẫn tồn tại nhiều “điểm nóng”, có thể xảy ra xung đột nhƣ: tranh chấp chủ quyền biển đảo, khai thác tài nguyên ở Biển Đông,... Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) đang bƣớc vào thời kỳ hợp tác mới, ngày càng khẳng định vai

trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình, nhƣng cũng phải đối phó với những thách thức mới và còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mới gây mất ổn định, đặc biệt là tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa một số nƣớc trong khu vực.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, vấn đề quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông diễn ra rất phức tạp và ngày càng có nguy cơ xung đột cao. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm cho tình hình Biển Đông và Hoa Đông ngày càng bất ổn. Những hành động ngang ngƣợc của Trung Quốc nhƣ đƣa ra yêu sách “đƣờng lƣỡi bò”, thành lập “thành phố Tam Sa”, gần đây nhất đã đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dƣơng-981 trong vùng biển nƣớc ta và thành lập trái phép “4 ban vũ trang nhân dân” ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thách thức đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và là sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Nhƣ vậy, nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lƣờng. Bối cảnh quốc tế đặt ra cho nƣớc ta những tiền đề và cơ hội to lớn, cùng những khó khăn và thách thức gay gắt, tác động đan xen rất phức tạp. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm môi trƣờng hoà bình và ổn định, tận dụng cơ hội, đối mặt và vƣợt qua thách thức, đƣa đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển là nhiệm vụ nặng nề của nƣớc ta trong những năm tới. Đứng trƣớc những biến đổi này, thế hệ trẻ hiện nay có ý thức hơn về tầm quan trọng của vấn đề hòa bình và ổn định, của vấn đề môi trƣờng và dân số, trăn trở về cái nghèo của đất nƣớc, có ý thức vƣơn lên để tiếp cận những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, thấy rõ đƣợc mối quan hệ giữa các quốc gia… Nhƣng ngƣợc lại, vẫn còn một bộ phận trong lớp trẻ chạy theo lối sống thực dụng, thờ ơ với các vấn đề chính trị, xã hội, vận mệnh của quốc gia dân tộc. Do đó, công tác lý luận, giáo dục ý thức chính trị đang đặt ra cấp

bách, là một khâu quan trọng để giáo dục, thuyết phục thanh niên quán triệt sâu sắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc và định hƣớng đi lên CNXH của đất nƣớc.

Thứ hai, sự tác động của tình hình đất nước

Trong công cuộc đổi mới gần 30 năm qua, đất nƣớc đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, làm thay đổi căn bản diện mạo đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc.Song tốc độ phát triển kinh tế của nƣớc ta vẫn còn thấp, vẫn còn lệ thuộc về kinh tế vào đối tác nƣớc ngoài. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ chệch hƣớng XHCN, thậm chí có thể dẫn đến mất ổn định, khủng hoảng kinh tế - xã hội và tác động cực kỳ nguy hiểm đến ổn định chính trị, tạo ra những tiền đề gây rối loạn trên lĩnh vực xã hội. Các thế lực thù địch sẽ nhân cơ hội và thời cơ này để đẩy mạnh chiến lƣợc “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống phá sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta. Do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Sự tác động của cơ chế thị trƣờng cùng với xu thế hội nhập quốc tế, việc tiếp cận những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ cao của thế giới kích thích tính tự giác học tập trong thanh niên, sinh viên, giảm bớt tính thụ động, trông chờ, ỷ lại vào Nhà nƣớc, gia đình; tính năng động, chủ động, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ đƣợc nâng cao, năng lực toàn diện của thanh niên, sinh viên đƣợc thử thách, bộc lộ và phát triển, xác định rõ phƣơng pháp thực hiện lý tƣởng của mình,… giúp thanh niên, sinh viên trƣởng thành nhanh chóng và tạo đƣợc cho mình một tâm thế vững chắc để bƣớc vào cuộc sống, phù hợp với những mục tiêu lý tƣởng của cách mạng Việt Nam trong tình hình hiện nay.

Tác động của cơ chế thị trƣờng cũng đã dẫn đến sự thay đổi định hƣớng giá trị trong thanh niên, sinh viên. Những giá trị trƣớc đây nhƣ chủ nghĩa tập thể, sự hy sinh lợi ích bản thân và gia đình vì sự sống còn của Tổ quốc và dân tộc, lối sống chất phác giản dị, vƣợt qua khó khăn về vật chất của những chiến sĩ cách mạng đã trở thành thứ yếu trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ và nhƣờng chỗ cho những giá trị mới thiên về vật chất hơn. Lý tƣởng chính trị không còn ở vị trí hàng đầu nữa và thay vào đó là sự phấn đấu cho những mục tiêu kinh tế. Theo kết quả khảo sát của PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng về sinh viên Đại học Đà Nẵng:“có 54% sinh viên coi mục tiêu phấn đấu hàng đầu là có thu nhập cao. Chỉ có 14,2 % coi việc phục vụ Tổ quốc và nhân dân là mục tiêu hàng đầu” [30, tr.63].

Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN là một trong những con đƣờng đƣa đất nƣớc ta tiến lên CNXH, thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh. Nhƣng tính không thuần nhất của nền kinh tế, sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế thị trƣờng vào tâm tƣ tình cảm con ngƣời, vào quá trình giáo dục theo định hƣớng XHCN đã trở thành những cản trở nhất định đến việc tăng cƣờng và củng cố ý thức chính trị cho thế hệ trẻ.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp quốc phòng - an ninh, tập trung chống phá lực lƣợng vũ trang nói chung, quân đội ta nói riêng. Âm mƣu “phi chính trị hóa”, “vô hiệu hóa” quân đội là âm mƣu cơ bản, là nội dung chính yếu trong chống phá quân đội ta của các thế lực thù địch. Những luận điệu “phi chính trị hóa”, “vô hiệu hóa” đƣợc chúng thực hiện nhằm làm suy yếu sức mạnh, trƣớc hết là sức mạnh chính trị, tinh thần, gây nên sự mơ hồ, mất cảnh giác trong cán bộ, chiến sĩ, làm cho quân đội ta không hoàn thành đƣợc nhiệm vụ chính trị của mình.

có hiệu lực hơn, ban hành nhiều văn bản pháp quy, quản lý thống nhất mọi lĩnh vực của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống ngƣời dân, trong đó có thanh niên, sinh viên đảm bảo quyền công dân của mình. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã từng bƣớc đổi mới nội dung và phƣơng pháp hoạt động đạt hiệu quả thiết thực hơn. Xu thế dân chủ hóa, công khai hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội kể cả trong giáo dục và đào tạo, cũng tác động tới tính tích cực chính trị - xã hội của thế hệ trẻ, tạo điều kiện để họ phát triển.Tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhƣng năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nƣớc vẫn còn nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng kịp thời đòi hỏi của tình hình mới. Điều đó đã ảnh hƣởng đến việc hình thành niềm tin, lý tƣởng của Đảng trong thế hệ trẻ.

Từ khi đổi mới đến nay, lĩnh vực văn hóa tinh thần của xã hội có bƣớc phát triển mới. Số lƣợng các ấn phẩm văn hóa tăng lên rất nhiều. Một số tác phẩm mới có giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật đƣợc giới trẻ ƣa thích. Nhiều hình thức văn hóa truyền thống đƣợc khôi phục, nhất là các lễ hội, nhiều đình chùa, đền miếu, di tích văn hóa, di tích lịch sử đƣợc tu bổ, thu hút thanh niên, sinh viên đến tham quan du lịch. Những thành tựu đó tác động làm thỏa mãn nhu cầu, tăng sự hiểu biết, phát huy tính tích cực của thanh niên. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực, tình hình văn hóa văn nghệ có nhiều tác động theo xu hƣớng ngƣợc lại và thật sự đáng lo ngại. Đó là lối sống chạy theo đồng tiền, những thị hiếu không lành mạnh, những hủ tục, mê tín tăng nhanh, nhiều văn hóa phẩm độc hại lan tràn trên thị trƣờng đang len lõi vào giới trẻ. Trong điều kiện nhƣ vậy, giáo dục ý thức chính trị có trách nhiệm phải hình thành và củng cố trong thế hệ trẻ một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và lâu bền của con ngƣời: tình thƣơng, trách nhiệm, lƣơng tâm, sự trung thực và khiêm tốn, lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội, có

niềm tin vào lý tƣởng cộng sản.

Thứ ba, sự tác động của các phương tiện truyền thông hiện đại

Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại đã có những tác động không nhỏ đến việc giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ hiện nay. Sự phát triển của mạng lƣới Internet toàn cầu thế hệ mới đã dẫn đến nhiều thay đổi trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, thực hiện vai trò cung cấp thông tin, định hƣớng dƣ luận. Đó là những điều kiện và phƣơng tiện học tập hiện đại rất hiệu quả, góp phần to lớn vào việc giúp cho thanh niên tự học tập, tự đào tạo để nâng cao năng lực bản thân; không ngừng mở rộng giao lƣu văn hóa; điều kiện thuận lợi trong việc cập nhật thông tin về tình hình đất nƣớc nhanh chóng, biểu lộ ý kiến, bộc lộ bản thân và tham gia tích cực trực tiếp hơn vào dƣ luận xã hội - một trong những khâu quan trọng của quá trình chính trị hiện đại; thông qua đó mà năng lực hội nhập với xã hội và với toàn nhân loại của giới trẻ nƣớc ta ngày nay đƣợc nâng cao hơn rất nhiều so với các thế hệ thanh niên trƣớc kia. Mặt khác, internet và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại cũng có những tác động tiêu cực đến thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Đó là sự lợi dụng, sự mê hoặc, sự lệch lạc bởi những “điều phi lý”, “sự xuyên tạc có chủ ý” trên mạng Internet, các blog cá nhân và xã hội có thể dẫn đếnxa rời lý tƣởng chính trị, giảm sút niềm tin vào con ngƣời, vào tƣơng lai đất nƣớc và vào chế độ.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, trong xã hội Việt Nam hiện đại, internet và các phƣơng tiện truyền thông hiện đại chính là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đối với quá trình xã hội hóa nhân cách và định hƣớng lối sống, tƣ tƣởng chính trị của thế hệ trẻ. Do vậy, internet và các phƣơng tiện truyền thông phải đƣợc coi là một trong những mục tiêu tác động của các chính sách và giải pháp thực tiễn nhằm tác động đến quá trình giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

Thứ tư, sự tác động của chủ thể giáo dục ý thức chính trị

Đƣợc coi là một nội dung quan trọng trong giáo dục con ngƣời toàn diện, giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho thế hệ trẻ trong những năm gần đây đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm. Đảng yêu cầu: “Tăng cƣờng giáo dục công dân, giáo dục tƣ tƣởng - đạo đức, lòng yêu nƣớc, chủ nghĩa Mác - Lênin, đƣa việc giảng dạy tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào nhà trƣờng phù hợp với lứa tuổi và từng bậc học. Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn” [13,tr.40]. Đồng thời, phải “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền sâu rộng đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay (Trang 40 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)