6. Tổng quan tài liệu
1.2.1. Vài nét về thế hệ trẻViệt Nam
Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay là lớp ngƣời trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc. Nét nổi bật của thế hệ trẻ nƣớc ta đó là ý chí vƣơn lên, tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, ham mê nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Phần lớn thanh niên có trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ cao hơn trƣớc; đời sống vật chất và tinh thần đƣợc nâng cao, sức khỏe và tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Tuyệt đại bộ phận thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cách mạng, sống trong sạch, giản dị, lành mạnh, biết vƣơn tới các giá trị chân - thiện - mĩ; sống có hoài bão, có lý tƣởng, có niềm tin ở tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc; có lòng yêu nƣớc nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh; tính tích cực xã hội, tinh thần tình nguyện, tính xung kích của thanh niên đƣợc nâng cao, sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa tình, luôn biết quan tâm, giúp đỡ ngƣời khác, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái đã đƣợc khơi dậy, trở thành xu hƣớng chủ đạo thu hút và lôi cuốn giới trẻ. Đặc biệt là: “Trong xã hội ta đang tiếp tục hình thành một lớp thanh niên ƣu tú, vững vàng về chính trị, xuất sắc trong các lĩnh vực chuyên môn, kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong thời kỳ mới”[65, tr.108]. Họ dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng, lên án cái xấu, cái ác. Những tấm gƣơng hy sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân luôn đƣợc tuổi trẻ ngƣỡng mộ, học tập và làm theo. Qua đó cho thấy, thế hệ trẻ nƣớc ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm trƣớc Tổ quốc và nhân dân, mong muốn đƣợc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Tuy nhiên, thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trƣớc những tác động mặt trái của kinh tế thị trƣờng, những thách thức của hội nhập quốc tế vẫn còn một số hạn chế nhƣ trình độ nghề nghiệp, trình độ khoa học, công nghệ, ngoại ngữ còn thấp; một bộ phận giới trẻ không có hoài bão lớn, thiếu ý chí phấn đấu, giảm sút niềm tin, thờ ơ với các hoạt động chính trị xã hội; trƣớc sự chống phá của các thế lực thù địch vẫn còn không ít thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mƣu, thủ đoạn của kẻ thù nên dễ bị kích động, lôi kéo; một bộ phận giới trẻ có lối sống thực dụng, ích kỷ, thích hƣởng thụ, lƣời lao động, ngại khó khăn, sùng ngoại, chạy theo lợi ích vật chất coi đồng tiền là trên hết mà xem thƣờng giá trị văn hóa dân tộc; tình trạng vi phạm pháp luật, các tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp và có xu hƣớng gia tăng; tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên, sinh viên còn yếu chƣa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Ý thức chính trị là hạt nhân đời sống chính trị tƣ tƣởng của mỗi ngƣời. Ý thức chính trị của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đƣợc thể hiện thông qua những nhận thức và thái độ chủ yếu sau đây của ngƣời thanh niên:
Một là, nhận thức khái quát về chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; mức độ hiểu biết về ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin; nhận thức về nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh;…
Hai là, nhận thức về các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ở vấn đề này, ý thức chính trị của thế hệ trẻ đƣợc biểu hiện qua nhận thức về Đảng: niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, những hiểu biết khái quát về Đảng, quan tâm đến các hoạt động của Đảng và tích cực tham gia xây dựng Đảng, thái độ đối với việc thực hiện chỉnh đốn, phê bình và tự phê bình của Đảng hiện nay, việc phấn đấu trở thành Đảng viên…; ở sự hiểu biết cơ bản về Nhà nƣớc: vấn đề bản chất và tính chất của Nhà nƣớc, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc, thái độ trƣớc những bất cập hiện nay của Nhà nƣớc;…
Ý thức chính trị của thế hệ trẻ còn đƣợc biểu hiện qua thái độ của họ đối với các tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào hệ thống chính trị mà trực tiếp nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Điều đó đƣợc biểu hiện qua nhận thức về vị trí, vai trò của Đoàn, mức độ tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào do Đoàn tổ chức; sự phấn đấu để trở thành những Đoàn viên ƣu tú và tích cực để xây dựng và phát triển Đoàn ngày càng vững mạnh. Ngoài ra, ý thức chính trị của thanh niên còn biểu hiện qua quan hệ của họ với các tổ chức chính trị tại nơi họ cƣ trú, qua việc tôn trọng và thực hiện nội quy, quy định của địa bàn dân cƣ, tham gia vào các hoạt động văn hóa, xã hội trên địa bàn mình sinh sống, xây dựng khu phố văn hóa, văn minh…
Ba là, thái độ đối với sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Công cuộc đổi mới tác động đến mọi ngƣời dân Việt Nam và thái độ đối với công cuộc ấy là một biểu hiện của ý thức chính trị. Ở vấn đề này, ý thức chính trị của thế hệ trẻ đƣợc biểu hiện qua thái độ tin tƣởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo; nhận thức về những thời cơ và thuận lợi, thử thách và nguy cơ cần vƣợt qua để đƣa sự nghiệp đổi mới tiếp tục đi lên; sự quan tâm để biết đƣợc những nội dung cơ bản trong đƣờng lối, những chính sách quan trọng, nhất là có liên quan trực tiếp đến thanh niên của Đảng và Nhà nƣớc ta trong sự nghiệp đổi mới; sự đóng góp sức mình vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới (việc vƣơn lên trong học tập, lao động nhƣ thế nào)…
Bốn là, nhận thức về nhu cầu và lợi ích của cá nhân. Nhu cầu và lợi ích chính trị của thế hệ trẻ trong thực tế đƣợc thể hiện ở quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Ý thức chính trị của thanh niên đƣợc biểu hiện qua việc chú ý đến quyền và nghĩa vụ công dân của mình trong Hiến pháp, luật và văn bản dƣới luật (bình đẳng trƣớc pháp luật, tham gia quản lý Nhà nƣớc, bình đẳng dân tộc và giới, tự do tín ngƣỡng, lao động, kinh doanh…); mức độ nhận biết đƣợc những nội dung chính trị trong các quyền và nghĩa vụ đó; việc
đấu tranh, phê bình và tự phê bình để đạt đƣợc lợi ích chính trị của mình;… Có thể nói, nhu cầu và lợi ích căn bản của thanh niên hiện nay là nhu cầu đƣợc học tập và tạo mọi điều kiện đầy đủ để học tập, nhu cầu đƣợc cống hiến và quyền đƣợc cống hiến; nhu cầu đƣợc làm việc và quyền đƣợc làm việc… chính nhu cầu đƣợc học tập, đƣợc làm việc khi gắn kết một cách hữu cơ với nhu cầu đƣợc cống hiến đã phản ánh chính xác nhất trạng thái ý thức chính trị của thế hệ trẻ.