Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với thế hệ trẻ hiện nay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 40)

6. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Vai trò của giáo dục ý thức chính trị đối với thế hệ trẻ hiện nay

Thế hệ trẻ là sức sống của xã hội, là những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Họ không chỉ là ngƣời sẽ làm chủ vận mệnh của đất nƣớc mà còn là nguồn lao động và lực lƣợng lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là cầu nối văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia, là ngƣời tiếp nối cha ông xây dựng đất nƣớc.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, đánh giá cao vai trò, vị trí của họ trong sự nghiệp cách mạng. C.Mác cho rằng: thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc. Theo Ph.Ăngghen thì thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực của đời sống đã, đang và sẽ cuốn hút lớp trẻ vào đời sống chính trị. Ông nhấn mạnh rằng, thanh niên không bao giờ thỏa mãn với lý tƣởng trƣớc đây, họ muốn đƣợc tự do hơn trong hành động, họ khao khát lập chiến công và vì sự đổi mới, họ sẵn sàng hiến dâng cả máu và cuộc đời mình. Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng. V.I.Lênin đánh giá rất cao tiềm năng của tuổi trẻ, Ngƣời thấy rằng trong thanh niên công nhân trẻ “một khát vọng hăngsay không gì ngăn cản nổi đối với những tƣ tƣởng dân chủ và những tƣ tƣởng xã hội chủ nghĩa” [39, tr.27]. Công việc xây dựng và phát triển xã hội mới văn minh hiện đại phải thuộc về thế hệ trẻ.

trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Ngƣời biểu lộ niềm tin vững

chắc vào thế hệ trẻ, là lớp ngƣời xung phong trong công cuộc phát triển kinh

tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong mọi công việc thanh niên thi đua thực hiện khẩu lệnh “đâu cần thanh niên có; đâu khó có thanh niên”. Ngƣời động viên khích lệ thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn, gian khổ. Do vậy, Ngƣời luôn mong muốn có thể đào tạo đƣợc một thế hệ vừa “hồng” vừa “chuyên”, có đủ tài, đủ đức để xây dựng nƣớc Việt Nam giàu mạnh. Trong Di chúc để lại, Ngƣời đã căn dặn: bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.

Trong giai đoạn hiện nay, bối cảnh thế giới, khu vực và trong nƣớc có những biến động phức tạp và khó lƣờng; nhiều vấn đề mới đang đặt ra nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đã tác động đến nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ và cũng là một thử thách mới đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Do đó, việc tăng cƣờng giáo dục về phẩm chất chính trị - tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, đặc biệt là giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Vai trò to lớn của việc giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay đƣợc thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, giáo dục ý thức chính trị góp phần phát triển con người toàn diện

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có con ngƣời xã hội chủ nghĩa” [53, tr.448]. Đức và tài là hai mặt của cùng một nhân cách con ngƣời, là những nội dung không thể thiếu trong giáo dục con ngƣời toàn diện. Mục đích cuối cùng của giáo dục toàn diện là nhằm tạo ra lớp ngƣời có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu thời đại. Đó là con ngƣời có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có chuyên môn, nghiệp

vụ giỏi, có năng lực sáng tạo và luôn cập nhật tri thức mới, có khả năng vận dụng những tri thức mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động… Những tƣ chất đó chủ yếu là do đào tạo và tự đào tạo, từ rèn luyện qua thực tiễn mà có. Hồ Chí Minh xác định: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [54, tr.190]. Luật giáo dục nƣớc ta chỉ rõ: “Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo những ngƣời có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[40, tr.30-31]. Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo thanh niên trở thành những con ngƣời phát triển toàn diện bởi ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi ngƣời trẻ rất cần trau dồi tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, sự quan tâm tới cộng đồng… Nhờ đó, giúp họ dần tạo lập, kiên định lập trƣờng và bản lĩnh chính trị. Đây là một công tác quan trọng, là tiền đề để chúng ta có thể tạo ra một thế hệ cán bộ mới vừa giỏi chuyên môn, vừa vững vàng về lập trƣờng chính trị, có đạo đức cách mạng. Từ đó đƣa đất nƣớc phát triển lên tầm cao mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Giáo dục ý thức chính trị giúp nâng cao bản lĩnh chính trị cho thế hệ trẻ. Bản lĩnh chính trị là tổng hợp những phẩm chất tích cực của con ngƣời, nó thể hiện ở sự vững vàng, kiên định trong quan điểm, lập trƣờng chính trị, không tỏ ra hoang mang, dao động trƣớc những biến động chính trị và tác động phức tạp của cuộc sống xã hội cũng nhƣ những khó khăn, thách thức đối với bản thân; luôn trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bản lĩnh đó còn đƣợc thể hiện ở việc dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thực hiện mục tiêu lý tƣởng đã chọn. Thông qua giáo dục ý thức

chính trị, bản lĩnh chính trị của thanh niên đƣợc hình thành và nâng cao, góp phần đào tạo lớp ngƣời kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Giáo dục ý thức chính trị giúp định hƣớng hành động thực tiễn nhân văn, tiến bộ, cách mạng, khoa học, sáng tạo… cho thế hệ trẻ. Công tác giáo dục ý thức chính trị làm cho thế hệ trẻ thấm nhuần tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin là góp phần “cải tạo thế giới”, tạo nên những thanh niên hăng hái đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vƣợt qua khó khăn, vƣơn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích cách mạng của những thế hệ thanh niên cách mạng lớp trƣớc; góp phần tích cực giữ vững trật tự và an toàn xã hội, làm giàu cho bản thân và cho xã hội thông qua các phong trào, hành động cách mạng.

Thứ hai, giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ góp phần đào tạo cán bộ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản

Thanh niên có những phẩm chất quý báu nhƣ trẻ, khỏe, năng động, dám nghĩ, dám làm theo cái mới…Họ đại diện cho sức mạnh của dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, để những tiềm năng đó trở thành hiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc, họ cần phải đƣợc định hƣớng đúng đắn trên cơ sở trang bị kiến thức một cách toàn diện, trong đó nhận thức đầy đủ và sâu sắc về hệ tƣ tƣởng vô sản, đặc biệt là tạo lập niềm tin và sự trung thành với lý tƣởng của Đảng Cộng sản.

Giáo dục ý thức chính trị giúp củng cố niềm tin của thanh niên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa và hiện thực ngày càng tốt đẹp của công cuộc đổi mới đất nƣớc. Khi họ đã có niềm tin vững chắc thì sẽ quyết định khuynh hƣớng, mục đích và hiệu quả hoạt động của mình và sẽ hoạt động hăng say, tích cực trong học tập, đóng góp thiết thực cho đất nƣớc, xã hội.

Giáo dục lý tƣởng sống cho thanh niên là giáo dục lý tƣởng cách mạng, lý tƣởng của Đảng, giáo dục lòng yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần

đoàn kết dân tộc. Lý tƣởng đúng đắn, cao cả sẽ giúp cho thanh niên có thái độ, lập trƣờng sống đúng đắn, lao động, học tập và công tác tích cực; vƣơn tới những giá trị cao đẹp nhƣ lòng nhân ái, lòng vị tha và những phẩm chất chân, thiện, mỹ; giúp họ đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái tiêu cực và lạc hậu trong xã hội và có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích (kể cả tính mạng của mình) cho lý tƣởng cao đẹp đó.

Lý tƣởng của Đảng ta hiện nay là “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” mà chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Bởi vậy, giáo dục ý thức chính trị giúp cho thanh niên tin tƣởng và trung thành tuyệt đối với lý tƣởng đó. Bên cạnh củng cố niềm tin của thanh niên vào Đảng, vào lý tƣởng cách mạng, phải tăng cƣờng giáo dục cho họ lòng yêu nƣớc. Yêu nƣớc là yêu độc lập của đất nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội; là phải làm giàu cho gia đình và đất nƣớc; phải trung với Đảng, hiếu với dân, không dễ sa vào cạm bẫy của kẻ thù, của những cám dỗ trong cuộc sống. Có thể nói giáo dục tình yêu nƣớc là khơi dậy những nội lực quan trọng để tạo cho thanh niên - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc, ý chí tự lực tự cƣờng, say mê trong học tập, lao động.

Hiện nay, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng và toàn cầu hóa, cuộc đấu tranh giữa lối sống đẹp và lối sống thực dụng đang trở nên quyết liệt. Lối sống thực dụng đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào thế hệ trẻ. Vì vậy, giáo dục lý tƣởng sống có ý nghĩa giữ gìn, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức, những tập quán tốt đẹp, những mặt tích cực trong truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thanh niên là lực lƣợng đông đảo ở nƣớc ta hiện nay, với bản tính năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng nhanh với cơ chế mới, có ý chí tự lập, tự cƣờng, có tinh thần trách nhiệm chuẩn bị hành trang cho mình lập nghiệp. Giáo dục ý thức chính trị làm cho thanh niên phát huy những mặt tích cực đó giúp họ có đủ bản lĩnh

chính trị, có lối sống cao đẹp, biết sống có ý nghĩa hƣớng tới chân - thiện - mỹ, phát huy sức mạnh của thanh niên.

Thứ ba, giáo dục ý thức chính trị góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa

Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ là giáo dục đạo đức, lý tƣởng cách mạng, lối sống, niềm tin, góp phần tạo nên một con ngƣời có niềm tin sâu sắc trung thành với Đảng, có lập trƣờng vững vàng trƣớc mọi thử thách. Điều đó góp phần làm cho thanh niên có đủ dũng khí và khả năng bảo vệ hệ tƣ tƣởng vô sản, bảo vệ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tạo ra sức đề kháng với âm mƣu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch bằng nhiều hình thức ngày càng thâm độc, tinh vi.

Tình hình thế giới và khu vực đang có những biến động phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lƣờng, nhiệm vụ giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ đang đứng trƣớc những nguy cơ và thách thức lớn. Các thế lực thù địch vẫn tăng cƣờng thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, thƣờng xuyên dùng chiêu bài “tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”… hòng can thiệp vào công việc nội bộ của nƣớc ta. Chúng dùng nhiều âm mƣu, thủ đoạn để chống phá ta trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, tƣ tƣởng, tâm lý… Đặc biệt là nhằm vào thanh niên, sinh viên để lôi kéo, kích động họ chạy theo lối sống thực dụng, băng hoại đạo đức, làm chệch hƣớng XHCN, suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, xa rời lý tƣởng của Đảng và mất phƣơng hƣớng chính trị. Lợi dụng giao lƣu văn hóa và kinh tế thị trƣờng, chiến tranh tâm lý bằng nhiều con đƣờng, dƣới nhiều hình thức, kẻ địch đƣa vào xã hội ta những thị hiếu tầm thƣờng, những quan niệm dễ dãi về tự do, hòng dẫn đến tự do vô chính phủ, làm mất ổn định xã hội. Các thế lực thù địch và phản động lợi dụng mở cửa để xâm nhập các “phản giá trị” theo ý đồ của họ. Giáo dục ý thức chính

trị giúp cho thế hệ trẻ nhận thức rõ sự lợi dụng của các thế lực thù địch để chủ động phòng ngừa và ngăn chặn; đồng thời có thái độ phê phán, lên án những thói hƣ, tật xấu trong xã hội nhƣ tình trạng vì đồng tiền và danh lợi cá nhân mà chà đạp lên truyền thống đạo đức, tình nghĩa con ngƣời, quan hệ thầy trò, bạn bè; sa vào các tệ nạn xã hội…

Bên cạnh đó, giáo dục ý thức chính trị còn giúp cho thế hệ trẻ có đƣợc phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh trong điều kiện phức tạp hiện nay. Việc xây dựng phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh sẽ không phải chỉ là tuyên truyền, hô hào, kêu gọi thanh niên làm việc thiện, không làm điều ác, là sống có tình có nghĩa, là phải hy sinh lợi ích riêng của cá nhân để phục vụ lợi ích chung… mà vấn đề cốt lõi là phải trang bị cho thế hệ trẻ thế giới quan duy vật biện chứng, hình thành nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Từ đó, thế hệ trẻ thấy đƣợc giá trị, ý nghĩa và mục đích cuộc sống “không có gì quý hơn độc lập tự do”, biết nêu cao tinh thần đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tốt, lên án cái ác, cái xấu và cái tiêu cực; có thái độ kiên quyết, dứt khoát đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi mọi tiêu cực, sa đọa, suy thoái về đạo đức và lối sống trong nhà trƣờng cũng nhƣ ngoài xã hội. Có nhƣ vậy thì họ mới có thể trở thành những ngƣời có ích cho xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ có một ý nghĩa hết sức lớn lao. Giáo dục ý thức chính trị cho thế hệ trẻ không chỉ tạo động lực trong thế hệ trẻ, mà qua đó tạo động lực cho toàn xã hội, sớm đƣa sự nghiệp đổi mới của Đảng đi đến thắng lợi cuối cùng. Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đối với thế hệ trẻ, thƣờng xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tƣởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần bảo vệ Tổ quốc”[15, tr.119-120].

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Ý thức chính trị là một trong những hình thái ý thức xã hội, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, phản ánh đời sống chính trị của xã hội, trong đó cốt lõi là mối quan hệ giữa các giai cấp. Đó là nhận thức về vị trí và vai trò của giai cấp mình đối với sự phát triển của xã hội; là thái độ đối với các bộ phận cơ bản trong hệ thống chính trị (nhà nƣớc, đảng phái...); là sự nhìn nhận những nội dung chính trị quan trọng (chế độ, chính thể, đƣờng lối, chính sách phát triển đất nƣớc…); thái độ đối với các giai cấp, tầng lớp cơ bản trong xã hội... Tùy theo đối tƣợng tìm hiểu mà các quan hệ chủ yếu thể hiện ý thức chính trị nêu trên đƣợc cụ thể hóa và sắp xếp với những vị trí khác nhau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giáo dục ý thức chính trị với vấn đề bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)