TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THÉP VIỆT TRUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoạch định chiến lược công ty cổ phần thép việt trung (Trang 45)

6. Tổng quan tài liệu

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP THÉP VIỆT TRUNG

2.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần thép Việt Trung đƣợc thành lập năm 2005 với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng và hơn 700m2

diện tích đất sử dụng làm kho bãi. Hiện nay để đáp ứng đƣợc nhu cầu và niềm tin của khách hàng cùng các ngành nghề phục vụ tiềm năng phát triển nền kinh tế Việt Nam, Công ty sản xuất và phân phối các loại tôn lạnh (tôn mạ hợp kim nhôm kẽm 55%), tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và các loại sản phẩm thép công nghiệp, tƣ vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Khách hàng và đối tác của Công ty rất đa dạng. Ngoài các nhà đầu tƣ lớn của Việt Nam còn có khách hàng đến từ nhiều quốc gia khác nhau, nhƣ: Nhật, Hàn Quốc, Taiwan, Thái Lan, Indonesia, Singapore…

Với phƣơng châm: “Uy tín – Chất Lƣợng – Giá Hợp Lý” để đồng hành cùng doanh nghiệp là chính sách hoạt động của Công ty.

2.1.2. Ngành nghề kinh doanh

-Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là sản xuất, phân phối các sản phẩm thép phục vụ công nghiệp, xây dựng dân dụng, giao thông, cơ khí…

-Kinh doanh các loại vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng. -Vận tải, kho bãi, bốc xếp hàng hóa

-Tƣ vấn & thiết kế trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. -Kinh doanh xuất nhậu khẩu vật tƣ, thiết bị.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty

hình này, Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền lực cao nhất, tất cả mọi quyết định của Tổng giám đốc về hoạt động chung của Công ty phải đƣợc Hội đồng quản trị thông qua.

Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không thâu tóm toán bộ quyền lực mà phân quyền cho các Phó tổng giám đốc và Kế toán trƣởng, tạo cho các cấp dƣới sự chủ động và sáng tạo, đồng thời có trách nhiệm hơn với công việc.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

- Tổng Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và các thành viên góp vốn.

- Ban kiểm soát: Có chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Ban Giám đốc: Giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công ủy quyền của Tổng Giám đốc. Chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ đƣợc giao.

- Phòng Kinh doanh: Tìm kiếm các nhà cung cấp đầu vào và đầu ra cho CHỦ TỊCH HĐQT - TGĐ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

P. TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

P. SẢN

XUẤT P. KINH DOANH

P. VẬT TƢ P. HC-NS P. KỸ THUẬT PHÂN XƢỞNG 1 PHÂN XƢỞNG 2

các sản phẩm, tính toán giá cho các sản phẩm. Tham mƣu cho ban giám đốc trong quá trình ký hợp đồng kinh tế, mở rộng mạng lƣới kinh doanh.

- Phòng Kỹ thuật: Nghiên cứu, xây dựng các dự án đầu tƣ, phát triển; nghiên cứu, quản lý, sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn lực cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có của Công ty.

Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, định mức sửa chữa, bảo dƣỡng thiết bị, dự trữ nguyên nhiên vật liệu.

- Phòng Tài chính - Kế toán: Điều phối mọi hoạt động về tài chính, tình hình biến động tài chính tại Công ty. Báo cáo lên giám đốc kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty một cách kịp thời.

- Phòng Hành chính - Nhân sự: Tham mƣu cho ban giám đốc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý tổ chức lao động. Tuyển dụng nhân viên, tính toán tiền lƣơng thực hiện chế độ lƣơng bổng cho ngƣời lao động trong Công ty.

- Phòng Vật tƣ: tham mƣu cho ban lãnh đạo công ty về công tác quản lý vật tƣ, đặt hàng trong nƣớc, mua vật tƣ, quản lý kho bãi...

- Phòng Sản xuất: Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lƣờng chất lƣợng, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất tại các phân xƣởng. Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra.

2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.2.1. Sản phẩm, thị trƣờng, khách hàng của công ty

Thép dài: dùng chủ yếu trong ngành xây dựng.

- Thép thanh: Thanh vằn, thanh tròn trơn, thép hình (H, I, U) - Thép cuộn: HR, CR

- Thép dây.

Thép dẹt: sử dụng trong công nghiệp nhƣ đóng tàu, sản xuất ô tô, máy móc thiết bị…

- Thép tấm, lá cuộn cán nóng. - Thép tấm, lá cuộn cán nguội. - Ống thép.

Các loại vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, đá, cát…

Hình 2.2: Các sản phẩm của công ty

Thị trƣờng của công ty bao gồm thành phố Đà Nẵng, các tỉnh thành phố

Ống thép Thép cuộn

Thép tròn trơn Thép lá, hình

miền Trung và Tây Nguyên, một phần của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang có sự phát triển mạnh của hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng dân dụng, quy hoạch đầu tƣ phát triển các khu quy hoạch dân cƣ, các khu công nghiệp… do đó nhu cầu về các sản phẩm của Công ty ở đây rất lớn đặc biệt là khu vực Miền Trung nơi công ty hƣớng trọng tâm phát triển.

Cơ cấu sản phẩm theo từng khu vực trong những năm gần đây khá ổn định. Trong các thị trƣờng của công ty thì Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung và khu vực Tây Nguyên chiếm hơn 80% sản lƣợng bán ra. Ngoài ra đây là khu vực đang trong giai đoạn phát triển tăng trƣởng về hoạt động xây dựng cơ bản có tiềm năng lớn và nhiều đại lý nằm rải rác các khu dân cƣ.

Khách hàng của công ty là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ, đặc biệt là khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí. Các khách hàng đều có mối quan hệ tốt với công ty do công ty luôn tạo đƣợc uy tín cao đối với tất cả các khách hàng của mình bằng chất lƣợng sản phẩm và sự phục vụ chu đáo. Tuy nhiên cũng tùy từng loại khách hàng mà công ty có những chính sách bán hàng khác nhau nhƣ chiết khấu số lƣợng lớn hay bán tín dụng…

2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính tại diễn ra trên quy mô toàn cầu bắt đầu vào cuối quý 2 năm 2008 và kéo sang tận những tháng đầu năm 2013 đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp và công ty CP Thép Việt Trung cũng không nằm ngoài ảnh hƣởng đó. Doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng có những biến động không nhỏ.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trƣởng

2012/2011 2013/2012

Doanh thu thuần 538.012.377 482.042.028 495.125.265 -11,61% 2,64% Giá vốn hàng bán 502.682.770 442.928.395 455.429.651 -13,49% 2,74%

Lợi nhuận gộp 35.329.606 39.113.632 39.695.613 9.67% 1.47% Chi phí tài chính 4.779.787 4.797.968 3.801.848 0.38% -26.20% Chi phí bán hàng 17.767.450 20.496.689 22.088.962 13.32% 7.21% Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.452.531 5.371.882 6.564.103 17.11% 18.16%

Lợi nhuận thuần 8.372.544 8.484.565 7.268.231 1.32% -16.73%

Lợi nhuận sau thuế 6.698.035 7.740.209 5.825.996 13.46% -32.86% (Nguồn phòng Tài chính-Kế toán) -Doanh thu thuần và lợi nhuận thuần:

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và biểu đồ trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Năm 2012 là năm tƣơng đối khó khăn đối với các hoạt động của công ty. Thị trƣờng trong nƣớc và thế giới diễn biến phức tạp. Theo đó so với năm 2011 các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm, cụ thể năm 2012: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 11,61%, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 13,49%, nhƣng lợi nhuận sau thuế tăng 13,46% so với năm 2011, nguyên nhân lợi nhuận tăng là do công ty đƣợc hoãn nộp thuế. Qua năm 2013 doanh thu, chi phí đều tăng nhƣng lợi nhuận thì bị giảm so với năm 2012, nguyên nhân lợi nhuận giảm là do một số chi phí tăng cao, cùng với nợ thuế phải nộp. Nhìn chung qua 3 năm thì xu hƣớng chung lợi nhuận của công ty đều giảm, mặc dù năm 2013 công ty đã có những cố gắng nắm bắt cơ hội và dự báo xu hƣớng thị trƣờng nên công tác tổ chức kinh doanh đã mang lại hiệu quả so với năm 2012 nhƣng vẫn còn thấp hơn năm 2011.

-Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

0 100000000 200000000 300000000 400000000 500000000 600000000

Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh

nghiệp Cơ cấu giá vốn và chi phí

2011 2012 2013

Cùng với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, sự biến động về giá đã làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Cụ thể các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh năm 2012 so với năm 2011 đều biến động giảm, ngoài nguyên nhân về vĩ mô của nền kinh tế còn do một số nguyên nhân:

-Giá bán thép trong nƣớc bình quân năm 2012 giảm 8% so với năm 2011

-Lƣợng tiêu thụ về thép của công ty năm 2012 giảm 9% so với năm 2111

Chi phí giá vốn hàng bán của công ty phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng đầu vào, cụ thể giảm 13,49% năm 2012 và tăng 2,74% năm 2013. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm, dẫn tới tổng chi phí của công ty tăng cao từ đó làm giảm lợi nhuận. Đây là vấn đề cần xem xét trong nội bộ công ty để có giảm pháp giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong thời buổi khó khăn của ngành.

Nhìn chung trong năm 2012 công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh đặc biệt là ảnh hƣởng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, sản lƣợng bán ra giảm do nhu cầu thấp. Sang năm 2013 tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu hoạt động đã tăng trở lại so với năm 2012. Kết quả cho thấy công ty đang dần hoàn thiện công tác bán hàng và quản lý chất lƣợng sản phẩm chặt chẽ hơn.

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC TẠI CÔNG TY CP THÉP VIỆT TRUNG CÔNG TY CP THÉP VIỆT TRUNG

Hiện nay trong công ty phạm trù "kế hoạch" còn đang sử dụng một cách phổ biến, mặc dù xét về thực chất và nội dung của chúng lại nhƣ phạm trù "chiến lƣợc". Hiện nay, ở công ty có hai loại kế hoạch: kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Kế hoạch dài hạn thƣờng đƣợc xây dựng trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm, kế hoạch ngắn hạn đƣợc xây dựng trong vòng 1 năm.

Bên cạnh đó với quy mô kinh doanh của công ty khá lớn, nhƣng Công ty vẫn chƣa xây dựng sứ mệnh và tầm nhìn một cách rõ ràng và khoa học.

Công ty chƣa có đƣợc tuyên bố sứ mệnh đúng đắn cho việc lựa chọn các mục tiêu và các chiến lƣợc. Vì thế chƣa giúp công ty tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty trƣớc công chúng, cũng nhƣ tạo ra sự hấp dẫn đối với các đối tƣợng hữu quan.

Tuy nhiên công ty cũng đã xác định đƣợc chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng và đã phổ biến đến tận ngƣời lao động chức năng, nhiệm vụ của công ty trong quá trình kinh doanh.

Qua phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tìm hiểu về xây dựng kế hoạch dài hạn, còn kế hoạch ngắn hạn đƣợc xem nhƣ là kế hoạch điều chỉnh dài hạn trong từng năm.

2.3.1. Phân tích môi trƣờng kinh doanh

a. Phân tích môi trường bên ngoài

Yếu tố công ty quan tâm nhất đó là yếu tố khách hàng bao gồm chủ đầu tƣ đối với các công trình xây dựng, các nhà thầu xây dựng… Từ đó đã chỉ ra các sức ép từ khách hàng nhƣ: khả năng tạo cạnh tranh giảm giá, khả năng chiếm dụng vốn, trì hoãn chậm thanh toán.

Ngoài ra công ty còn phân tích các yếu tố về môi trƣờng kinh doanh nhƣ tình hình kinh tế, GDP hàng năm, sản xuất công nghiệp so với nông nghiệp, v.v... Đồng thời công ty còn quan tâm tới xu hƣớng thay đổi cơ cấu kinh tế, nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v...

Công ty cũng tập trung sự quan tâm tới các yếu tố chính trị, luật pháp nhƣ xu hƣớng xây dựng các tập đoàn mạnh trong nƣớc, sự ra đời của các chính sách, luật mới có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.

b. Phân tích nguồn lực của Công ty Nguồn nhân lực

Công ty CP Thép Việt Trung là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn và đa dạng. Hiện tại, công ty có số lƣợng lao động không lớn so với các doanh nghiệp hay công ty khác trong thành phố nhƣng nhiệm vụ của họ rất quan trọng. Công ty luôn xác định con ngƣời là yếu tố then chốt, quyết định đến khả năng thích ứng với tốc độ phát triển công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng sự chuyển đổi của môi trƣờng kinh doanh ở hiện tại và tƣơng lai.

Bảng 2.2: Tình hình nguồn nhân lực qua các năm (2011-2013)

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 SL (Ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (Ngƣời) Tỷ lệ (%) SL (Ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 103 100 116 100 118 100 I. Số lƣợng lao động 1. Lao động chính thức 85 82,52 95 81,90 101 85,59 2. Lao động mùa vụ 18 17,48 21 18,10 17 14,41 II. Giới tính 1. Nam 68 66,02 78 67,24 75 63,56 2. Nữ 35 33,98 38 32,76 43 36,44

III. Cơ cấu lao động

2. Lao động gián tiếp 40 38,83 42 36,21 45 38,14 IV. Trình độ lao động 1. Đại học trở lên 25 24,27 30 25,86 31 26,27 2. Cao đẳng 18 17,48 20 17,24 21 17,80 3. Trung cấp 12 11,65 14 12,07 13 11,02 4. Công nhân kỹ thuật 26 25,24 25 21,55 25 21,19 5. Lao động phổ thông 22 21,36 27 23,28 28 23,73 (Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự)

Từ số liệu ở bảng 2.2 cho thấy:

Để tối ƣu hóa số lƣợng lao động làm sao giảm đƣợc chi phí sản xuất kinh doanh, công ty thực hiện chính sách thuê ngoài đối với nhân công trong thời gian cao điểm về nhu cầu sản phẩm. Cụ thể lao động mùa vụ chiếm 17,48% năm 2011 tăng lên 18,1% năm 2012 và lại giảm còn 14,41% năm 2013.

Về cơ cấu giới tính, công ty đã cố gắng ngoài sắp xếp công việc phù hợp với năng lực còn chú ý đến giới tính của nhân viên có phù hợp với công việc hay không. Do đặc thù ngành thì nam giới chiếm đa số trong tỷ lệ này.

Với đặc thù công việc của công ty nên việc sử dụng lao động trực tiếp nhiều hơn số lao động gián tiếp, với tỷ lệ 61,17%/31,83% trong năm 2011, cơ cấu này là phù hợp.

Xét vê trình độ thì lao động có trình độ sơ cấp và phổ thông (năm 2011) chiếm tỷ trọng rất cao, có đến 48 trong tổng số 103 CBCNV trong ông ty ở trình độ này, chiếm tỷ trọng 46,6%. Số lƣợng CBCNV có trình độ đại học và cao đẳng trong năm 2011 chiếm tỉ lệ khá cao (chiếm 24,27%) và tăng đần qua từng năm. Trong công ty ngoài các nhân viên kỹ thuật giỏi còn phải có đội

ngũ nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm và đƣợc đào tạo bài bản, bởi họ là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với đối tác, khách hàng, phải tạo đƣợc ấn tƣợng tốt về công ty. Công ty cũng đã cố gắng thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoạch định chiến lược công ty cổ phần thép việt trung (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)