Sử dụng trọng tâm cơ thể một phương pháp mới để đánh giá rối loạn thăng

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống đánh giá thăng bằng cơ thể (Trang 29 - 30)

loạn thăng bằng

Trọng tâm cơ thể là một điểm tưởng tượng mà khối lượng cơ thể được phân bố xung quanh nó. Mỗi người có điểm trọng tâm cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào hình dạng cơ thể (bao gồm cả cân nặng và chiều cao), và sự phân bố lực xung quanh cơ thể. Khi cơ thể chuyển động, điểm trọng tâm cơ thể cũng chuyển động theo. Điểm trọng tâm có thể ở ngoài cơ thể hoặc bên trong cơ thể. Nếu có ngoại lực tác dụng lên vật thì gia tốc của vật do ngoại lực gây ra chính là gia tốc của điểm trọng tâm cơ thể. Chúng ta càng di chuyển, chúng ta càng nhận được nhiều thay đổi về quỹ đạo điểm trọng tâm. Đối với những bệnh nhân bị rối loạn thăng bằng, họ thay đổi nhiều hơn những người bình thường do khả năng giữ thăng bằng kém, vì vậy các kiểu quỹ đạo điểm trọng tâm của họ có thể phân biệt được. Điều này dẫn đến việc áp dụng lý thuyết đánh giá quỹ đạo điểm trọng tâm trong việc đánh giá rối loạn thăng bằng.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã sử dụng một nền tảng lực (a force platform) để đo trọng tâm của con người. Nền tảng này thể hiện hình chiếu của trọng tâm lên không gian 2 chiều với 2 biến x và y. Sự thay đổi của hình chiếu giúp đánh giá những thay đổi trong chuyển động tư thế. Từ dữ liệu quỹ đạo điểm trọng tâm được ghi liên tục, nhiều tham số có thể được rút ra: khoảng cách trung bình (mean distance), khoảng cách rms (root mean square distance), vận tốc trung bình (mean velocity), tần số trung bình (mean frequency),… điều này thôi thúc nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực tìm ra tác động của sự cân bằng đối với các tham số này. Đôi khi, dữ liệu quỹ đạo điểm trọng tâm có thể được xử lý theo tần số, chẳng hạn như phân tích tần số thời gian và phổ (Spectral- and time- frequency analyses) [16]. Chương sau sẽ phân tích kỹ hơn về các thiết bị/hệ thống hiện có giúp đánh giá thăng bằng dựa trên điểm trọng tâm cơ thể.

19

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ THĂNG BẰNG

Nội dung chương này trình bày cơ sở lý thuyết để giải quyết bài toán đặt ra ở chương trước: “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống đánh giá rối loạn thăng bằng của cơ thể”. Chương này cũng trình bày về hệ thống đánh giá thăng bằng hiện đang được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu, bao gồm tác giả luận văn.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống đánh giá thăng bằng cơ thể (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)