2.3.6.1Mạch nguyên lý
Hình 2.16 Mạch nguyên lý thiết bị
Mỗi loadcell sẽ được kết nối với một HX711 để tránh trường hợp nhiễu và tăng độ chính xác đo đạc được từ loadcell. Với nguyên tắc thiết kế ra mạch cầu Wheatstone loadcell phải được kết nối bốn chân E+, E-, A+, A- của HX711. Nhưng vì bản chất của loadcell tương ứng với hệ thống hai biến trở không thể tạo thành mạch cầu cân bằng. Vì vậy, ta phải gắn thêm hai điện trở 1kΩ mắc vào hệ thống. Hệ thống được kết nối như sau:
• Hai điện trở được nối chung một đầu với nhau, hai đầu còn lại của điện trở được nối với hai đầu dây đen, trắng của loadcell và nối vào hai chân E+, E- của HX711. Loadcell hoạt động với điện áp 5v.
• Điểm chung nối giữa hai điện trở được nối với chân A- của HX711.
41
1kΩ 1kΩ
1kΩ 1kΩ
Hình 2.17 Mô hình kết nối Loadcell và HX711
Việc còn lại là kết nối HX711 thông qua bốn chân GND, SCK, DT, VCC của HX711:
Hình 2.18 Mô hình kết nối HX711 và Arduino
Mỗi HX711 phải được kết nối riêng với Arduino theo các chân như sau:
• HX711 scale1(2,3); // loadcell 1: DT-2, SCK-3
• HX711 scale2(4,5); // loadcell 2: DT-4, SCK-5
• HX711 scale3(6,7); // loadcell 3: DT-6, SCK-7
42
Hình 2.19 Đóng hộp hệ thống thu nhận và xử lý dữ liệu
Sau khi hoàn thành việc viết code, hiệu chỉnh, kết nối các linh kiện, hệ thống được lắp ráp và tiến hành đo thu thập dữ liệu để đánh giá đồng thời tiếp tục hoàn thiện để ứng dụng rộng rãi trên thực tế.