Giao diện phần mềm

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống đánh giá thăng bằng cơ thể (Trang 62 - 69)

Từ các yêu cầu được nêu ra trên, tôi đã nghiên cứu, xây dựng một ứng dụng phần mềm trên máy tính. Phần mềm được tạo dựa trên ngôn ngữ C#. C# là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến, được giới thiệu bởi Microsoft. C# được sử dụng để xây dựng các ứng dụng “.NET”. Khi viết một ứng dụng C#, người dùng sử dụng “.NET Framework”. Vì vậy, tất cả các ứng dụng mà người dùng muốn phát triển trong “.NET”, cũng có thể tiếp tục sử dụng C# trong các ứng dụng đó.

Giao diện đầu tiên khi bật phần mềm là “Giao diện đăng nhập”. Giao diện đăng nhập yêu cầu người dùng đăng nhập vào hệ CSDL của chính người đó với “Tên tài khoản” và “Mật khẩu”. Nếu bạn đã có tài khoản, nhập thông tin tài khoản và ấn “Đăng nhập”. Nếu chưa có tài khoản và muốn lập một tài khoản mới, ấn “Đăng ký”. Nếu bạn không có tài khoản, cũng không muốn lâp tài khoản mới, ấn “Khách”, một chế độ dành cho khách sẽ được mở ra. Bạn chỉ có thể xem

52

các mô phỏng trong chế độ khách mà không xem được bệnh nhân đã có sẵn hay thêm bệnh nhân mới.

Hình 2.24 Giao diện đăng nhập

Sau khi đã đăng nhập vào phần mềm, giao diện “Trang chủ” sẽ hiện ra (Hình 2.24). Bạn sẽ được lựa chọn thêm một bệnh nhân hoàn toàn mới với phím chức năng “Bệnh nhân mới” để bắt đầu theo dõi, hoặc “Thêm dữ liệu cho bệnh nhân” sử dụng cho các bệnh nhân đang theo dõi trên cơ sở dữ liệu, hoặc xem lại quá trình theo dõi bệnh lý bằng phím chức năng “Theo dõi quá trình”.

53 Sau khi chọn “Bệnh nhân mới”, một biểu mẫu thông tin hiện ra, yêu cầu điền các trường như mô tả trong hình 2.25.

Hình 2.26 Giao diện thông tin cá nhân của Bệnh nhân mới

Bệnh nhân sau khi được thêm vào CSDL sẽ có tên và ID trong bảng Danh sách Bệnh nhân (Hình 2.26). Hoặc cũng có thể truy cập bảng Danh sách bệnh nhân bằng các phím chức năng còn lại (Thêm dữ liệu bệnh nhân/ Theo dõi quá trình).

54

Hình 2.27 Biểu danh sách bệnh nhân

Sau khi truy cập biểu Danh sách bệnh nhân, nháy đúp vào tên một người bất kỳ, một biểu có tên “FormMeasure” (hình 2.27), là giao diện thể hiện các thông số của người được đo. Biểu bao gồm các khối: Thông tin bệnh nhân, tình trạng lâm sàng, các triệu chứng, ghi chú tình trạng bệnh, bảng các ngày khám/lượt khám, các thông số liên quan đến khả năng thăng bằng, đồ thị tọa độ điểm rơi trọng tâm, và các phím điều khiển quá trình đo thăng bằng.

55 Người dùng (bác sĩ, y tá) cũng có thể nhập tay các thông số như chiều cao, huyết áp, nhịp tim,… để kiểm tra. Hình 2.28 biểu diễn khi nhấn nút “BMI” sẽ cho ra một thông báo về tình trạng dinh dưỡng.

Hình 2.29 Kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của người được đo

Tiến hành đo, người được đo (bệnh nhân) sẽ đứng lên thiết bị với các trạng thái mở chân hoặc khép chân, mắt nhắm. Người đo (bác sỹ, y tá…) chọn tư thế đứng phù hợp trên phần mềm, và nhấn “Chạy”. Đồng hồ sẽ đếm ngược 30s, trong quá trình đo, bác sĩ có thể trực tiếp nhìn sự “lắc lư” của bệnh nhân trên đồ thị quỹ đạp điểm rơi trọng tâm (Hình 2.29). Sau khi kết thúc 30s, ấn “Lưu” để ứng dụng tự động lưu dữ liệu vào file excel, hoặc ấn “Xóa” để đo lại nếu quá trình đo không được như ý (bệnh nhân có thể mở mắt giữa chừng…). Tiến hành đo tương tự với tư thế còn lại.

Sau khi đo xong mỗi tư thế, bác sĩ có thể tính toán các thông số liên quan đến thăng bằng và nhận được mức độ đánh giá về khả năng thăng bằng của bệnh nhân trên thang điểm 10 (Hình 2.30). Thang điểm mức độ thăng bằng đang được xây dựng, và dự kiến sẽ được đưa ra khi số lượng tình nguyện viên tham dự thử nghiệm thiết bị đạt 5000 người. Hiện tại số người tham dự chưa được đủ nhiều, nên thang điểm được thiết lập trong phần mềm chỉ mang tính tham khảo.

56

Hình 2.30 Đồ thị quỹ đạo điểm rơi trọng tâm trong quá trình đo

Hình 2.31 Các thông số và thông báo đánh giá khả năng thăng bằng

Một chức năng khác của ứng dụng phần mềm là ghi lại quá trình điều trị của bệnh nhân. Ở “Trang chủ”, ấn nút “Theo dõi quá trình”, một bảng danh sách bệnh nhân như hình 2.26 sẽ hiện ra. Vẫn tiếp tục nháy đúp vào bệnh nhân bất kỳ, một biểu theo dõi quá trình sẽ hiện ra (hình 2.31). Biểu “Theo dõi bệnh nhân” cũng gồm các khối tương tự biểu “đo”, tuy nhiên, được thêm vào một biểu đồ theo dõi quá trình, được mô tả trong hình 2.32. Bác sĩ có thể chọn bất kỳ một thông số liên quan đến thăng bằng như “mean velocity” của tư thế đứng “open

57 leg” và xem sự thay đổi từng ngày của bệnh nhân. Nhìn đồ thị, ta thấy rõ rệt sự thay đổi giữa những ngày cuối với ngày đầu trong quá trình điều trị. Bác sĩ cũng có thể xem lại đồ thị tọa độ của quỹ đạo điểm rơi trọng tâm nếu cần thiết.

Hình 2.32 Biểu Theo dõi bệnh nhân

Hình 2.33 Đồ thị thể hiện sự thay đổi trong thông số “mean velocity” của bệnh nhân

Phần mềm đang được hoàn thiện từng ngày theo các yêu cầu của người dùng. Sắp tới nhóm nghiên cứu cũng sẽ cho ra mắt phiên bản ứng dụng trên điện thoại thông minh, và phiên bản web.

58

CHƯƠNG 3.THU THẬP VÀ XỬ LÝ DATA

Chương 3 trình bày chi tiết về 2 giai đoạn quan trọng trong phân tích dữ liệu điểm rơi trọng tâm. Phần đầu tiên là thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu thô, trong đó có mô tả về thiết bị đánh giá thăng bằng được sử dụng để đo, đã trình bày ở Chương 2, hướng dẫn đo dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu thô. Phần thứ hai tập trung vào cách áp dụng SVM để phân loại bệnh nhân có và không có rối loạn thăng bằng.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống đánh giá thăng bằng cơ thể (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)