Khẩu phần ăn của lợn nái mangthai tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 40)

thai từng loại cám và theo thể trạng của từng con lợn.

Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai tại trạiGiai đoạn Giai đoạn Thể trạng lợn nái Loại thức ăn Nái gầy Nái trung bình Nái béo

Từ khi phối đến 21 ngày 3,0 2,5 2,2 567SF

Từ 22 - 84 ngày sau phối 3,0 2,2 1,8 566SF

Từ 85 - 110 ngày sau phối 4,0 3,5 3,0 567SF

Từ 111 - 113 ngày sau phối 4,0 3,5 3,0 567SF

Ngày cắn ổ đẻ 1,5 1,0 1,0 567SF

Nước uống Tự do Tự do Tự do

(Nguôn: Phòng kỹ thuật trại)

Trong chăn nuôi công nghiệp người ta sử dụng thức ăn tinh, mùi thơm ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc, hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với lợn nái trong từng giai đoạn mang thai.

Gần đến ngày đẻ cần giảm lượng cám xuống nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng bằng cách sử dụng cám giàu dinh dưỡng. Không được cho lợn nái ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc, thức ăn có độc gây sảy thai, đẻ non. Không cho ăn quá nhiều với lợn sau phối 35 ngày.

* Ảnh hưởng của khẩu phần ăn không phù hợp đối với lợn nái mang thai: Cho lợn nái ăn quá nhiều:

về mặt kinh tế: Khẩu phần ăn phù hợp không bị lãng phí dư thừa cám giúp

người chăn nuôi tiết kiệm tiền bạc, nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi.

về mặt kỹ thuật: lợn nái không bị thừa nhu cầu của gai đoạn chửa. Nếu cho ăn quá nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao, đặc biệt là giai đoạn

sau 35 ngày. Lợn nái quá béo làm cho chân yếu, đè con trong giai đoạn nuôi con, tiết sữa kém do mỡ chèn ép lên tuyến sữa, làm cho nái khó đẻ, kéo dài thời

gian đẻ.

Cho lợn nái ăn quá ít:

Lợn nái trong quá trình mang thai cần nhiều dinh dưỡng để nuôi thai, nếu như khẩu phần ăn quá ít lợn nái sẽ bị gầy, thiếu dinh dưỡng để nuôi cơ thể và nuôi thai. Sức đề kháng với bệnh tật yếu, sức rặn khi sinh yếu.

Không đủ dinh dưỡng dự trữ cho kỳ tiết sữa, sản lượng sữa thấp, nuôi con

kém, lợn con còi cọc, dễ mắc bệnh, tỷ lệ lợn con sống thấp.

Thời gian động dục sau khi tách con kéo dài, tỷ lệ số lứa trên năm thấp, hao mòn lợn nái, tốn nhiều cám, giảm thời gian khai thác.

2.2.3.4. Quá trình đẻ

Theo Nguyễn Đức Hùng và cs. (2003) [2], đẻ là một quá trình sinh lý phức

tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh - thể dịch, với sự tham gia tác động cơ giới của thai đã thành thục.

Khi gần đẻ con cái sẽ có những biểu hiện: trước khi đẻ 1 - 2 tuần nút niêm

dịch cổ tử cung, đường sinh dục lỏng, sánh và dính chảy ra ngoài. Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài bắt đầu có những thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, sữa bắt đầu tiết.

Lợn nái có hiện tượng cắn ổ, bứt rứt, khó chịu, thường đứng lên nằm xuống

Thời gian đẻ của lợn thường từ 2 - 6 giờ, được tính từ khi cổ tử cung mở cho đến khi bào thai cuối cùng ra ngoài.

Ở lợn, sữa đầu là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xác định thời gian lợn đẻ:

Trước khi đẻ 3 ngày, hàng vú giữa vắt ra nước trong. Trước khi đẻ 1 ngày, hàng vú giữa vắt ra sữa đầu. Trước khi đẻ 12 giờ, hàng vú trước vắt ra sữa đầu. Trước khi đẻ 2 - 3 giờ, hàng vú sau vắt ra sữa đầu

2.2.4. Một số bệnh thường gặp trên lợn nái mang thai 2.2.4.I. Sảy thai

Các trường hợp thai bị đẩy ra ngoài trước ngày đẻ dự kiến được gọi là sảy

thai. Sảy thai do sức sống của thai yếu, bộ phận sinh dục hoặc cơ thể của con mẹ bị bệnh. Có biểu hiện đẻ dù chưa tới ngày đẻ dự kiến, con sơ sinh khi đẻ rathường bị chết, con ít, con sinh non có sức sống rất yếu.

Sảy thai có thể do các nguyên nhân sau: - Nguyên nhân truyền nhiễm:

Lợn mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm như Brucellosis, bệnh xoắn khuẩn, bệnh do Parvovirus.. .Chuông trại chật hẹp, thời tiết nắng nóng làm khả năng sảy thai tăng cao hơn.

- Nguyên nhân không do truyền nhiễm:

Do cơ thể lợn nái mẹ bị các bệnh lý như nhiễm trùng đường sinh dục: viêm

niêm mạc tử cung, viêm âm đạo do vi khuẩn có sẵn trong chuông nuôi hoặc bị nhiễm khi thụ tinh, sảy thai do thói quen hoặc do vận động mạnh, hoặc bị đánh đập gây sảy thai.

Chế độ dinh dưỡng chăm sóc trong thời kỳ mang thai kém, thiếu protein, khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và sự phát triển của bào thai. Thức ăn bị nấm mốc làm cho lợn bị ngộ độc gây sảy thai.

Lợn nái bị mắc các bệnh lý ở nhau thai hay bào thai: Nhau thai phát triển không bình thường, bào thai có sức sống quá yếu...

- Phòng bệnh:

Khi chọn lợn làm giống không được chọn những con bị mắc các bệnh truyền nhiễm như Leptospilosis, Brucellosis...

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin trong quá trình mang thai như dịch tả,

tai xanh, lở mồm long móng.

Những con nái thường bị sảy thai, chết thai ở lứa trước (nguyên nhân không do truyền nhiềm) thì có thể tiêm thuốc an thai Progesterone sau khi phối giống.

Trong thời gian mang thai phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn phải có đủ protein, khoáng chất, có thể bổ sung một số vitamin A,D,E để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.2.4.2. Viêm tử cung

Lợn nái đang trong quá trình mang thai vẫn có thể bị viêm tử cung. Nguyên

nhân thường do viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,. công tác phối giống không đúng kỹ thuật, dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng, không được vô trùng làm xây sát, tổn thường đường sinh dục, gây viêm nhiễm đường sinh dục, viêm tử cung.

- Phòng bệnh: Trong quá trình thụ tinh nhân tạo hay tự nhiên cần thực hiện

đúng quy định vệ sinh đầy đủ dụng cụ, tay chân. Các dụng cụ sử dụng trong thụ tinh nhân tạo cần được vô trùng, không dùng dụng cụ quá cứng gây xây sát nhiễm trùng đường sinh dục. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cẩn thận.

2.2.4.3. Bỏ ăn không rõ nguyên nhân

Trong giai đoạn chăm sóc lợn nái mang thai ta thường gặp lợn nái mang thai bỏ ăn nhưng không có những biểu hiện sốt, mệt mỏi, hay đau đớn. Trường hợp này thường sảy ra sau khi phối giống 1 - 2 tháng, có con đến tháng thứ 3 vẫn bỏ ăn. Do một vài nguyên nhân gây ra như:

- Do rối loạn nội tiết tố sau khi lợn đậu thai, tăng hoặc giảm một số hormone làm ảnh hưởng đến tính thèm ăn.

- Do thai bị chết khô 1 - 2 con. Thai chết do nhiều nguyên nhân như độc tố nấm mốc và thức ăn hay bệnh truyền nhiễm như dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh,... Khi thai chết chất độc hấp thu vào máu gây nhiễm độc huyết, làm cho con vật mệt mỏi, bỏ ăn.

- Do thai quá nhiều, gần đẻ thai thúc mạnh vào thành bụng làm lợn mẹ đau, mỏi, bỏ ăn.

2.2.4.4. Đau móng, viêm khớp

Các tổn thương trên móng, khớp làm cho lợn đi lại khó khăn, lười ăn hoặc

bỏ ăn. Móng hoặc khớp bị viêm có thể do thiết kế chuồng, nền chuồng, do trong

quá trình vệ sinh làm va đập tới móng, khớp của lợn dẫn đến tổn thương, viêm, do chế độ chăm sóc, dinh dưỡng.

Do khẩu phần ăn thiếu Canxi, phốt pho hoặc tỷ lệ Ca/Pb không phù hợp làm yếu chân. Lợn hậu bị, lợn nái lười vận động, thai to đè lên chân. Móng chân bị tổn thương bên ngoài do trong quá trình vệ sinh, nền chuồng gồ ghề, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương làm viêm, nhiễm trùng, mưng mủ móng, lợn nái đi lại khó khăn, bỏ ăn, còn có thể gây sốt cho lợn nái.

- Phòng bệnh:

Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn đảm bảo phải có Canxi, phốt pho với tỷ lệ cân đối cả trong khi nuôi nái hậu bị và trong quá trình mang thai.

Vệ sinh chăm sóc tránh thao tác quá mạnh làm tổn thương đến móng, khớp

chân của lợn.

2.2.5. Một số loại thuốc được sử dụng trong đề tài

* CP - CIN20: Sản phẩm của công ty L.B.S Larboratory LTD part - Thái

Lan. Quy cách đóng lọ 100ml.

- Thành phần: Oxytocine USP: 20 UI

- Công dụng: Kích thích xuống sữa, phòng sót nhau, sót con, can thiệp

đẻ

khó. Do oxytocin có tác dụng kích thích gây co bóp tử cung, tăng trương lực cơ.

Oxytocin còn có tác dụng lên các tế bào biểu mô cơ (là những tế bào nằm thành

hàng rào bao quanh tuyến sữa), nên khi các tế bào này co bóp sẽ ép vào nang tuyến và đẩy sữa ra ống tuyến giúp bài tiết sữa trên tuyến sữa đang bài tiết. Phòng

băng huyết, chảy máu dạ con khi đẻ. Chữa liệt ruột, bí đái.

- Cách dùng: Tiêm bắp thịt, mép âm đạo với liều từ 1 - 2ml/lần/con 1

liều

duy nhất. Nếu cần thiết có thể tiêm liều thứ 2 sau 3 giờ

*Pendistrep L.A: Thuốc do công ty Thuốc Thú y Kela - Bỉ sản xuất. Quy

cách đóng lọ 100ml.

- Thành phần: Procaine benzylpenicillin: 120.000 UI.

Benzathine benzylpenicillin: 80 000 UI. Dihydrostreptomycin sulfat: 200 mg base Ta dược vừa đủ: 1ml

- Công dụng: Điều trị nhiễm trùng vết thương, viêm phổi, tụ huyết trùng, lepto, viêm tử cung, đau móng, viêm vú.

- Cách dùng: tiêm bắp thịt, lắc kỹ trước khi sử dụng, tiêm 1ml/10 - 20 kg

TT/ ngày/ lần, tiêm trong 3 - 5 ngày liên tục.

Trường hợp nặng có thể sử dụng liều gấp đôi.

* Nova Anazin: Thuốc do công ty cổ phần Anova - Việt Nam sản xuất.

Quy cách đóng lọ 100ml.

- Thành phần: Dipyzone: 20.000 mg/100ml

Dung môi vừa đủ: 100 ml.

- Công dụng: Anagin có tác dụng giảm sốt, giảm đau nhanh ngay sau khi

tiêm thuốc. Kháng viêm trong các bệnh nhiễm trùng hoặc chấn thương.

- Cách dùng: Tiêm bắp thịt 2 lần/ ngày cho đến khi hết triệu chứng sốt,

* Cefquinom 150LA: Thuốc của công ty thuốc thú y Marphavet. Quy

cách

đóng lọ 100ml.

- Thành phần: Cefquinom sulfate: 1.500 mg

Tá dược vừa đủ.

- Công dụng: đặc trị viêm vú, viêm tử cung, hen suyễn... ở lợn nái. Sử

dụng sản phẩm không tồn dư kháng sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng sữa.

- Cách dùng: liều chung 1 ml/10 - 15 kg TT/ngày, dùng 3 - 5 ngày liên

tục.

* Gluco - K - C Namin: Thuốc của công ty Cổ phần Thuốc thú y

Marphavet. Quy cách đóng gói 100 ml. - Thành phần: Glucose 2.000 mg Acetylmethionin 500 mg Vitamin C 5.000 mg Acid aspartic 378 mg Arginin 413 mg Tá dược vừa đủ 100 ml

Bổ sung Vitamin K, B12, Acid caprylic, Tolfenamic acid, Methyparaben và một số vitamin.

- Công dụng: hồi sức, hạ sốt, tiêu viêm, bổ gan, giải độc. Hồi sức nái sau

sinh, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm. An toàn cho nái mang thái.

- Cách dùng: tiêm bắp hoặc dưới da. Ngày một lần 1 ml/7 - 10 kg TT

2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản trên lợn nái có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh s ản, không chỉ khiến lợn nái giảm khả năng sinh sản mà có thể

làm mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm gi ảm khả năng sống

sót của

lợn con.

Theo Lê Văn Năm (1999) [5], viêm tử cung là một trong những yếu tố

gây vô

sinh, rối loạn chức năng cơ quan sinh dục vì các quá trình viêm ở trong dạ con cản

trở sự di chuyển của tinh trùng, tạo ra độc tố có hại cho tình trùng như:

Spermiolisin

(độc tố là tiêu tinh trùng). Các độc tố của vi khuẩn, vi trùng và các đại thực

bào tích

tụ gây bất lợi với tinh trùng, ngoài ra nếu có thụ thai được thì phôi ở trong môi trường dạ con cũng dễ bị chết non.

Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011) [4] cho biết: dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị nhiêm khuẩn, lợn đực giống bị viêm niệu quản và dương vật nên khi nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra.

Trịnh Văn Tuấn (2015) [13] cho biết, do trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động, hoặc bị một số bệnh truyền nhiễm như: sảy

thai truyền nhiễm (Brucellosis), xoắn khuẩn (Leptospirosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cho cơ thể lợn nái yếu dẫn đến việc sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung.

Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [3] cho rằng: không nên cho phối giống ở lần

động dục đầu tiên vì lợn nái động dục lần đầu cơ thể chưa phát triển chưa đầy đủ, chưa tích tụ chất dinh dưỡng nuôi thai, trứng chưa chín một cách hoàn chỉnh. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con cái lâu bền cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ rồi mới cho phối giống. Thường cho động dục thứ 2 - 3 trở đi.

Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [8] do chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc kém, thiếu protein, gluxit, lipit và các chất khoáng Ca, P, lod, vitamin A, D dẫn đến cơ thể bị suy nhược không đủ chất nuôi thai, thai bị chết, đẻ non.

Cũng theo Nguyễn Khắc Tích (2002) [11] thì trường hợp lợn nái mang thai bỏ ăn nhưng không sốt thường xảy ra ở 1 - 2 tháng sau phối có khi là ở

tháng 3, tháng 4. Do rối loạn nội tiết khi lợn đã đậu thai, thai bị chết

khô do

thức ăn nhiễm độc, thai chết độc tố hấp thu vào máu gây nhiễm độc

huyết, làm

cơ thể mệt nhọc, uể oải, bỏ ăn.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới, ngành chăn nuôi đang rất phát triển đặc biệt là chăn nuôi lợn. Các quốc gia không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn với mục đích

nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế các bệnh trong quá trình sinh trưởng của đàn lợn nhất là đối với đàn lợn nái sinh sản, đây vấn đề tất yếu cần phải giải quyết để đưa ra kết luận giúp người chăn nuôi hạn chế được bệnh tật trên đàn lợn nái sinh sản, đem lại chất lương chăn nuôi tốt nhất.

Theo Smith B. B. và cs. (1995) [15], viêm tử cung thường sảy ra trong lúc

sinh do vi khuẩn E.coli gây dung huyết và do các vi khuẩn nhóm gram dương. Theo Urban và cs. (1983) [17], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu của lợn nái sinh sản, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu cuả lợn nái sắp sinh thường có chứa vi khuẩn E. coli,

Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các

tác giả khác lại cho rằng các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Smith B. B. (1995) [15], Taylor D. J. (1995) [16], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau sinh. Winson khi mổ khám lợn nái bi vô sinh đã xác định rằng nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.

Khi lợn bị viêm âm đạo, âm hộ, N. Mikhailov đã dùng phương pháp rửa không sâu (qua ống thông) trong âm đạo bằng dung dịch nước etacridin 1/1.000

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 40)