Công tác chẩn đoán bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

Trong thời gian thực tập tại cơ sở em đã tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Các bệnh lợn con mắc tại trại là:

4.4.1.1. Hội chứng tiêu chảy

- Thời điểm lợn con mắc bệnh: lợn con theo mẹ, lợn con sau cai sữa - Nguyên nhân

+ Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột như trời đang nắng ấm đổ mưa, trở rét hoặc bị gió lùa.

+ Vệ sinh chuồng trại không tốt, chuồng bị ẩm ướt.

+ Bầu vú lợn mẹ có dính phân, uống nước có chứa mầm bệnh, thay đổi thức ăn.

- Triệu chứng

+ Lợn con thường nằm tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung quanh đuôi và hậu môn có dính phân, phân lỏng đến sệt có màu vàng.

+ Lợn mất nước do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở lên khô.

+ Trên lợn cai sữa, triệu chứng đầu tiên là sụt cân, đi phân nước và mất nước, phân có màu xám.

- Điều trị: Tại trại thường dùng phác đồ sau

+ Roxolin 60%: trộn thức ăn, 300 - 400g/1 tấn thức ăn

+ Nor - 100: tiêm bắp 1ml/8 - 10 kg P. Điều trị liên tục 3 - 5 ngày - Phòng bệnh

chóng khỏe mạnh trở lại.

+ Chuồng trại phải khô ráo thường xuyên.

+ Sưởi ấm, tập ăn sớm và cai sữa sớm, tiêm sắt đầy đủ cho lợn con.

4.4. Ỉ.2. Viêm phổi

- Nguyên nhân:

Là một bệnh truyền nhiễm đa nguyên nhân mà trước đây quen gọi là bệnh suyễn hoặc viêm phổi địa phương.

Mycoplasma là tác nhân chính kết hợp với hệ vi khuẩn gây bệnh kể phát như: Pasteurella multocida, Bordetell, Chlamidi, Streptococcus,

Staphylococcus và một vi khuẩn khác.

Mycoplasma thường cư trú tại hạch amidal hoặc xâm nhập từ ngoài vào cơ thể dưới tác động trực tiếp của các yếu tố stress có hại và sức đề kháng của cơ thể yếu, chúng tăng cường độc lực, xâm nhập vào phế quản và phế nang, ký sinh, sinh sản ở đó gây bệnh.

Lợn mẹ bị bệnh có thể truyền cho con trong thời gian mang thai.

- Triệu chứng: Ở lợn con bệnh có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn, dễ mắc kế phát bệnh viêm khớp. Nếu không điều trị kịp thời tỷ lệ chết rất cao.

- Điều trị: Bệnh viêm phổi có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:

Nova - gentylo: tiêm bắp, 0,5ml/8 - 10kg P. Điều trị liên tục 4 - 6 ngày

4.4. Ỉ.3. Viêm khớp

- Triệu chứng: lợn con có hiện tượng què, đi lại khó khăn. Khớp bị viêm, sưng to, đau, lông xù, ốm sốt, ăn ít hoặc không ăn. Nếu không điều trị kịp thời khớp bị viêm có mủ.

- Biện pháp phòng bệnh: áp dụng biện pháp phòng tổng hợp, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.

- Điều trị:

Pendistrep LA: tiêm bắp, 1ml/8 - 10kg P. Điều trị liên tục 4 - 6 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.1.4. Viêm rốn

Thời điểm mắc bệnh: xảy ra khi lợn con được 4 - 5 ngày tuổi. - Nguyên nhân:

+ Bệnh xảy ra do lợn con sau khi sinh không được cắt rốn hoặc không đảm bảo vệ sinh khi cắt rốn cho lợn con.

+ Do sử dụng các dụng cụ như: dao, kéo, chỉ cột rốn không được vô trùng hoặc vô trùng không tốt.

+ Do người can thiệp quá mạnh tay khi đưa lợn con từ tử cung ra ngoài cơ thể mẹ.

+ Do chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập vào chỗ cắt trên cuống rốn khi vết thương chưa lành.

+ Khỉ lợn con bị viêm rốn có thể mắc các bệnh liên quan như viêm gan, tiêu chảy,lợn trở lên còi cọc ốm yếu, chậm lớn làm kéo dài thời gian nuôi và chăn nuôi không hiệu quả gây thiệt hại kinh tế cho nhà chăn nuôi.

- Triệu chứng

+ Bình thường khoảng 3 ngày sau khi sinh, các mạch máu rốn nối với gan và bàng quang của lợn con sẽ teo lại và chuyển thành dây chằng với gan và dây chằng ở bàng quang. Nếu lợn con bị viêm rốn sẽ làm chậm lại quá trình

máu và viêm tủy xương qua đường mạch máu.

+ Lợn con bị bệnh thiếu máu, da nhợt nhạt, lông dày và cứng, lợn ốm và dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu

- Điều trị: Hitamox: tiêm bắp 1ml/8 - 10kg P, điều trị từ 3 - 5 ngày, kết hợp với bôi cồn sát trùng vào cuống rốn.

- Biện pháp phòng

+ Khi cắt rốn lợn con: sử dụng kéo sắc, ngâm sát trùng dụng cụ 30 phút trước khi sử dụng. Sau khi cắt xong chấm cồn để sát trùng.

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tránh để ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập.

Kết quả theo dõi, chẩn đoán, phát hiện lợn bệnh ở trại được trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán bệnh cho đàn lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi nuôi tại trại

Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Số con theo dõi (con)

Số con mắc bệnh

(con) Tỷ lệ(%)

Hội chứng tiêu chảy 2.153 500 23,22

Viêm phổi 2.153 80 3,7

Viêm khớp 2.153 30 1,39

Viêm rốn 2.153 1.000 46,45

Kết quả bảng 4.6 cho thấy:

Trong quá trình theo dõi 2.153 lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, em thấy lợn con mắc 4 bệnh đó là: hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp, viêm rốn. Trong đó tỷ lệ lợn mắc viêm rốn là cao nhất 1.000 con, chiếm 46,45%; lợn mắc hội chứng tiêu chảy cao thứ 2 là 500 con, chiếm 23,22%; lợn

12

thay đổi, nhiệt độ lên xuống thất thường, vệ sinh chuồng trại, nền sàn ẩm ướt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, thức ăn tập ăn cho lợn con không bảo

quản cẩn thận, ẩm ướt lợn con ăn phải gây nên hội chứng tiêu chảy ở lợn con,

và do thao tác, sử dụng dụng cụ buộc cắt dây rốn không đúng, dụng cụ cắt không được vệ sinh, ngâm sát trùng kỹ gây ra bệnh viêm rốn.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại công ty khai thác khoáng sản thiên thuận tường, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)