Đánh giá hiệu quả dự án (Về mặt kinh tế)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (13) (Trang 51 - 52)

Bên cạnh việc trở thành một trong những “dự án chiến lược” của Đường sắt Việt Nam, mang lại những lợi ích về ngoại ứng tích cực như giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu và giảm lượng phát thải khí nhà kính hay tiết kiệm thời gian đi lại cho chính người dân, dự án cũng phát sinh một số chi phí kinh tế như gây ra sự khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, đường sắt chưa thực sự trở thành phương tiện công cộng phổ biến với mọi người, dẫn đến vấn đề khó tiếp cận với nhân dân, vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công cộng với một số thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên những chi phí về ngoại ứng tiêu cực này cũng chỉ mang tính tạm thời và ở mức hạn chế. Sau khi lượng hóa các tác động ngoại ứng ta có bảng kết quả sau

Bảng 3. 15: Kết quả tính toán các chỉ số

Chỉ số Kết quả tính toán Nhận xét Đánh giá hiệu quả

NPV 13,102.89 Lớn hơn 0 Dự án hiệu quả

IRR 10,71% Lớn hơn 7% Dự án hiệu quả

B/C 2.37 Lớn hơn 1 Dự án hiệu quả

Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp bằng phần mềm excel

Như vậy, xét về mặt lợi ích tài chính hay lợi ích kinh tế, dự án đều mang lại mức hiệu quả để có thể đầu tư. Dự án này đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc phát triển

loại hình giao thông công cộng mới ở Việt Nam. Có thể kỳ vọng trong tương lai dự án sẽ phát huy hết khả năng của nó để lĩnh vực vận chuyển bằng đường sắt cao tốc thể hiện rõ ràng hơn tiềm năng phát triển và cạnh tranh, giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào tuyến đường truyền thống và gia tăng mạnh mẽ tiềm lực du lịch trong quá trình khắc phục hồi kinh tế hậu đại dịch sắp tới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (13) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)