Đánh giá chung về lợi ích chi phí

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (12) (Trang 26 - 27)

Sau khi tính toán dòng tiền của dự án, cùng giả định lãi suất MARR = 7%, thuế thu nhập = 10% và khấu hao giảm dần trong vòng 11 năm, nhóm tác giả tiến hành tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả của dự án và thu được kết quả như sau:

Bảng 3. Bảng đánh giá kết quả dự án thông qua các chỉ số

Chỉ số Kết quả tính toán Nhận xét Đánh giá hiệu quả

NPV 35237,94 Lớn hơn 0 Dự án hiệu quả

IRR 20,227% Lớn hơn 7% Dự án hiệu quả

B/C 1,0685 Lớn hơn 1 Dự án hiệu quả

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Nhìn vào các chỉ số trên, xét theo các chỉ tiêu NPV, IRR và B/C, dự án là khả thi và đạt hiệu quả kinh tế. Mặc dù dự án cũng đã gây ra một số chi phí kinh tế không đo được bằng tiền như việc gây ảnh hưởng tới môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của các hộ dân sống xung quanh hay việc dự án bị chậm tiến độ làm đội vốn đầu tư lên nhiều lần và nhà

24

nước phải bù lỗ. Song, không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế mà dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất đem lại cho nền kinh tế nói chung và cho ngành xăng dầu Việt Nam nói riêng. Kết quả là, mặc dù lỗ nhưng nhà máy vẫn cố gắng duy trì vận hành và dần dần đi vào ổn định, lội ngược dòng từ lỗ chuyển sang lãi, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Có thể kỳ vọng rằng trong tương lai, dự án sẽ cải thiện được những khó khăn, vấn đề còn tồn đọng và phát huy hơn nữa khả năng của nó để đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhà nước, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (12) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)