Những vấn đề và khó khăn nhà máy lọc dầu Dung Quất phải đối mặt

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (12) (Trang 29 - 31)

4.1.1. Sự xuất hiện dịch bệnh Covid-19 khiến giá dầu giảm mạnh

Do dịch Covid-19, tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm, nhiều nhà máy tồn kho hàng triệu thùng nhưng các công ty vẫn tiếp tục phải nhập khẩu thêm. Vào năm 2020, chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính suy giảm nghiêm trọng, khoảng 3 USD/thùng, trong khi điểm hòa vốn của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 5 USD/thùng. Do Nghi Sơn (liên doanh với nhà đầu tư Nhật Bản) có cam kết thấu chi của Chính phủ tức là sản xuất bao nhiêu tiêu dùng bấy nhiêu, trả ngay cho doanh nghiệp nên hàng tồn kho của nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể bị đẩy đến 90%. Nhưng đó là vào cuối tháng 2/2020 khi giá dầu vẫn dao động trên 50 USD / thùng.

Trong tuần đầu tiên của tháng 3/2020, các nhà lọc dầu trên khắp thế giới tiếp tục choáng váng khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp thế giới, liên quan đến Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ. Ngoài ra, cuộc chiến giành thị phần giữa các nhà xuất khẩu dầu đã đẩy giá dầu xuống 30 USD / thùng. Trước đó, BSR đã từng phải đối mặt với 2 lần giảm giá dầu, đó là cuối năm 2014 và cuối năm 2018.

Cho đến giữa tháng 3/2020, bản lĩnh của các nhà máy lọc dầu càng được thử thách khi giá dầu giảm xuống khoảng 20 USD / thùng. Đây là mức giá chưa từng được các tổ chức quốc tế dự đoán. Do tính chất sản xuất, Nhà máy Dung Quất luôn cần dự trữ một lượng lớn dầu thô, cần nhiều thời gian để chế biến và xuất bán dầu thô thành sản phẩm. Khi giá dầu thô và các sản phẩm giảm mạnh, giá hàng tồn kho cao hơn nhiều so với giá thị trường khiến nhà máy rơi vào tình trạng khó khăn.

Bên cạnh đó, việc đóng cửa biên giới, ngừng các đường bay khiến tồn kho xăng dầu của BSR tăng nhanh, đến ngưỡng tối đa. Các khách hàng đều giảm bình quân tới 30% kế hoạch, do tiêu thụ và sức chứa gặp nhiều khó khăn. Theo BSR, tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu vận tải giảm mạnh, kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm khoảng

27

30%-40% so với cùng kỳ các năm. Các nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn đều phải giảm công suất.

Ngày 3/4/2020, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR - đơn vị quản lý vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) phát thông báo về tình hình sản xuất, tiêu thụ xăng dầu gặp khó khăn do tác động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việc thực hiện theo yêu cầu cách ly toàn xã hội khiến dự kiến xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục giảm trong tháng 4/2020 và khó khăn tiếp tục "đè" trên vai những nhà máy lọc dầu và các đơn vị kinh doanh phân phối xăng dầu. Do đó, vào thời điểm này, BSR đã phải xem xét đến phương án nếu nguồn cung tiếp tục dư thừa, BSR sẽ dừng vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất một thời gian cho tới khi thị trường hồi phục.

4.1.2. Tình trạng nhà kho hết chỗ

Theo báo cáo của BSR, tại một số thời điểm của năm 2020, tồn kho xăng ở Nhà máy lọc dầu Dung Quất với mức trên 90% và buộc phải gửi hàng đến các kho chứa khác nhằm đảm bảo cho nhà máy vận hành an toàn. Điều này dẫn đến phát sinh tăng chi phí, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đầu tháng 8/2021, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã phải giảm công suất về 90% trong khi trước đó, nhà máy đang chạy khoảng 100%-105% công suất. Lý do bởi thị trường chính của doanh nghiệp là phía nam có tới gần 20 địa phương bước vào giãn cách theo Chỉ thị 16 khiến tiêu thụ xăng dầu sụt giảm quá nhanh và mạnh.

Theo báo cáo của Tập đoàn Dầu khí (Công ty mẹ của BSR) tại cuộc họp với Bộ Công thương, tại thời điểm ngày 3/8/2021, khi nhà máy hạ công suất, BSR đang tồn kho 200.000 m3 xăng dầu thành phẩm và 400.000 m3 dầu thô. Lúc đó, BSR phải mang đi gửi kho ngoài nhà máy 25.000m3 và lên kế hoạch trong tháng 8 sẽ gửi tiếp ít nhất khoảng 100.000- 120.000m3.

Không chỉ hết chỗ chứa hàng thành phẩm mà ngay cả nguyên liệu đầu vào chính cho nhà máy là dầu thô cũng không còn chỗ chứa. Trước tình cảnh đó, bất chấp chi phí vận tải tăng cao khi mua hàng, nhà máy đã phải bán đi 1 triệu thùng dầu thô vì hết chỗ trữ hàng. Chưa dừng lại ở đó, nhà máy tiếp tục lên kế hoạch sẽ bán thêm 1 triệu thùng nữa trong thời gian tiếp theo.

28

4.1.3. Việt Nam đối mặt với nguy cơ khủng hoảng xăng dầu, nhà máy lọc dầu Dung Quất phải tăng công suất

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nằm ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá là nhà máy lọc dầu lớn nhất của Việt Nam khi chiếm đến 35% tổng nguồn cung xăng dầu trong nước. Tuy nhiên, thời gian qua, nhà máy lọc dầu này đứng trước nguy cơ phải đóng cửa vì thiếu vốn, ngưng nhập dầu thô từ Kuwait, buộc phải giảm công suất hoạt động từ mức 105% xuống 80%.

Từ cuối tháng 1/2022 đến đầu tháng 2/2022, trước nỗi lo thiếu xăng dầu, nguy cơ khủng hoảng, BSR đã vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên 105% công suất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng cao. Theo BSR, từ đầu năm 2022 đến nay, nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất đưa ra thị trường hơn 680.000 tấn sản phẩm xăng dầu các loại, đạt 115% kế hoạch.

Theo thông tin từ BSR, dịp trước và sau Tết Nguyên Đán, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước tăng cao. Trong khi đó các nguồn cung gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc giảm công suất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hoá đã khiến nhà máy lọc dầu Dung Quất phải hoạt động với công suất lớn để kịp thời cung ứng đủ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ chiến tranh giữa Nga và Ukraine cũng khiến giá xăng dầu trên thế giới và trong nước tăng chóng mặt. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới sau UAE và Arab Saudi, với tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ đạt khoảng 10 triệu thùng một ngày. Sự gián đoạn trong các chuyến dầu từ Nga tới các đường ống ở châu Âu sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng toàn cầu. Chính vì lý do đó, giá xăng dầu trên thế giới từ khi chiến tranh nổ ra đã duy trì ở mức trên 100 USD/thùng. Việt Nam cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề khi giá xăng dầu hiện nay vào thời điểm ngày 12/3/2022 đã chạm mốc kỷ lục lên gần 30000 đồng/ lít.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (12) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)