Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (4) (Trang 29 - 33)

3.5.1.1 Hoàn thiện hạ tầng giao thông thành phố

Vành đai 4 Hà Nội được đánh giá là lối thoát chiến lược trong những tình huống khó khăn đột biến, đồng thời là huyết mạch quan trọng kết nối giao thông của cả vùng Bắc Bộ. Càng sớm đi vào hoạt động, hiệu quả của Vành Đai 4 với Hà Nội và vùng Thủ đô cũng như khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ được nâng cao.

Thạc sĩ Phan Trường Thành đánh giá, trong những năm qua, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khủng của Vùng Thủ đô, phục vụ nhu cầu thông thương cả nội vùng và liên vùng, đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong đó phải kể đến 7 tuyến cao tốc bao gồm: Hà Nội - Lào Cai; Hòa Lạc - Hòa Bình; Hà Nội - Thái Nguyên; Hà Nội - Hải

26

Phòng; Cầu Giẽ - Ninh Bình; Đại Lộ Thăng Long; Nội Bài - Bắc Ninh. 7 tuyến cao tốc này tạo nên 4 hành lang kinh tế rất quan trọng khu vực phía Bắc là: Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh; Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội; Hà Nội - Thái Nguyên, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Hà Nội nói riêng và Vùng Thủ đô cũng như khu vực Bắc Bộ nói chung. Thực tế cho thấy, trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội, hạn chế giao thông ngay từ các cửa ngõ, tình trạng ùn ứ diễn ra rất phức tạp. Việc vận chuyển hàng hóa, hành khách từ cả 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc thông qua Hà Nội gặp vô vàn khó khăn, ảnh hưởng nặng nề đến chuỗi cung ứng sản xuất cũng như nhu cầu đi lại của Nhân dân nhiều tỉnh, thành.

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng này là cả 7 tuyến cao tốc kết nối 4 hành lang kinh tế Bắc Bộ đều lấy Thủ đô làm tâm, hướng tâm vào Vành đai 3 Hà Nội. Hiện nay, gần như toàn bộ vai trò của một tuyến đường vành đai phân bổ theo các hướng cho Vùng Thủ đô đều đang đổ dồn lên Vành đai 3. Nhu cầu vận tải liên tỉnh từ các tỉnh phía Nam đi phía Bắc, phía Tây và ngược lại, quá cảnh Hà Nội chủ yếu thông qua Vành đai 3. Mà tuyến đường này đã thực sự quá tải với mật độ lưu lượng giao thông rất lớn, cao gấp khoảng 2,5 lần so với lưu lượng tiêu chuẩn. Khi các cửa ngõ, đầu mối giao thông dọc Vành đai 3 bị chốt cứng, giao thông bế tắc, người dân, DN đều vô cùng chật vật.

Đường Vành Đai 4 giúp giảm tải một lượng lớn phương tiện di chuyển trong nội thành, có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ gánh nặng với tuyến đường khác. Nhờ vậy mà các tình trạng ùn tắc giao thông được cải thiện. Đặc biệt, đường Vành Đai còn giúp việc kết nối Hà Nội với các đô thị vệ tinh thuận lợi và nhanh chóng hơn. Chẳng hạn như trước đây, muốn di chuyển từ Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam sang Vĩnh Phúc hay Thái Nguyên phải đi qua đường Vành Đai 3. Nhưng khi có Vành Đai 4 thì mọi người có thể dễ dàng kết nối với cao tốc Pháp Vân và Quốc lộ 1A.

Ngoài ra, theo dự kiến, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết thêm, dự kiến sân bay thứ 2 của Hà Nội nằm ở ngoài Vành đai 4, thuộc các huyện Phú Xuyên và Thường Tín. Sân bay này sẽ bám trục kết nối của Vành đai 4 với QL1; gắn với cao tốc Bắc - Nam, đường sắt tốc độ cao… Cùng với đó, theo quy hoạch tầm nhìn đến 2050 thì Hà Nội sẽ đầu tư thêm nhiều bến xe mới như bến xe Yên Thường, Yên Viên, bến xe Cổ Bi trên đường 5 (gần ngã ba chạy vào cao tốc đi Lạng Sơn), bến xe Ngọc Hồi, bến xe ở Nhổn (gần Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia). Ngoài ra, còn có các bến xe ở khu vực Sóc Sơn, hay ở Láng - Hòa Lạc. Nhìn chung theo quy hoạch

27

này các bến xe khách sẽ nằm ở Vành Đai 4, kết nối với các tuyến xe khách liên tỉnh. Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, việc đưa các bến xe ra đường Vành Đai 4 sẽ giải quyết vấn đề xe khách đi xuyên tâm, gây ùn tắc giao thông.

Tuyến đường Vành Đai 4 Hà Nội sau khi hoàn thiện sẽ giảm tải cho các tuyến đường trong khu vực nội đô. Toàn bộ lưu lượng giao thông ở các trục hướng tâm về đô thị trung tâm của Thủ đô, hướng về khu vực lõi sẽ được giải tỏa ở vành đai cận kề nhất với vùng đô thị trung tâm. Từ đó sẽ giảm tải cho vùng, các tuyến đường vành đai đang thường xuyên đối mặt với tình trạng tắc nghẽn.

3.5.1.2 Thúc đẩy tăng trưởng của thị trường nhà đất

Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, siêu dự án đường Vành Đai 4 được xem là “lá bài” quảng bá hữu hiệu của nhiều môi giới BĐS. Đặc biệt là từ trung tuần tháng 8/2021, sau khi thực hiện chủ trương triển khai dự án tuyến đường Vành Đai 4 Thủ đô đi qua 5 tỉnh gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng thẩm định các cấp tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị trực tuyến thẩm định và thông qua hồ sơ đề xuất kế hoạch nâng cấp toàn bộ tuyến đường lên đến 110 km.

Đường Vành Đai 4 khi đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện phát triển đô thị thị trung tâm hoàn chỉnh và chuỗi đô thị trong khu vực giữa vành đai 3 và Vành Đai 4. Bên cạnh đó, tuyến Vành Đai 4 sẽ tạo sức hút giãn cách mật độ dân cư khu vực trung tâm đô thị, phát triển chuỗi đô thị vệ sinh gồm có Sơn Tây, Sóc Sơn, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Yên và kết nối chuỗi đô thị TP. Hà Nội và các khu vực đô thị, công nghiệp của vùng Thủ đô. Thời gian qua, bất động sản Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai vốn đã có sự tăng trưởng. Với việc Chính phủ chỉ đạo đây là dự án cấp bách thì thời gian tới, giá đất ở những khu vực này còn tăng cao hơn nữa. Thực tế cho thấy, hiện nay trên mạng, nhiều người đã rao bán bất động sản ven dự án đường Vành Đai 4. Điều này cho thấy, bất động sản mà dự án đường vành đai hàng chục ngàn tỷ đồng này được quy hoạch chạy qua đang “hot” như thế nào. Theo khảo sát, tại các huyện Quế Võ, Thuận Thành của Bắc Ninh, Văn Lâm, Văn Giang (Hưng Yên), các giao dịch đất cũng trở nên sôi động hơn trước. Trong đó có nhiều giao dịch theo kiểu lướt sóng. Các nhà đầu tư chỉ cần tăng 2-4 giá là bán để chốt lời. Tâm lý e ngại vẫn xảy ra ở không ít các cuộc giao dịch.

28

Tính tại khu vực Hà Nội, Vành Đai 4 đi qua thì có hàng trăm dự án quy mô từ vài chục đến hàng trăm ha tại 7 quận, huyện. Các siêu dự án sẽ bắt đầu từ Km3+695 trên cao tốc của Nội Bài – Lào Cai thuộc xã Thanh Xuân đến huyện Sóc Sơn của TP. Hà Nội. Dưới đây chính là những dự án hưởng lợi từ đường Vành Đai 4 tại Hà Nội:

− Khu đô thị Hanoi Garden City Mê Linh − Khu Đô Thị Mới Thanh Lâm – Đại Thịnh − Vinhomes Wonder Park Đan Phượng − The Phoenix Garden – Đan Phượng

− Vinhomes Smart City – Mặt đường Đại Lộ Thăng Long

Đường Vành Đai 4 Hà Nội là một trong những tuyến đường quan trọng, góp phần phát triển Thủ đô Hà Nội. Những dự án hưởng lợi từ đường Vành Đai 4 là minh chứng rõ nét nhất về sự quan tâm của các nhà đầu tư bất động sản cũng như người dân Thủ đô hiện nay.

3.5.1.3 Đẩy mạnh hoạt động giao thương và phát triển kinh tế liên vùng

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chia sẻ thêm: “Tuyến Vành đai 4 rất quan trọng, nó kết nối nhiều cụm công nghiệp, khu đô thị 5 tỉnh, TP của vùng Thủ đô. Nếu làm sớm vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư, vừa phát huy tác dụng nhanh chóng với kinh tế - xã hội. Bởi vậy, tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Hà Nội qua việc khẩn trương bàn cách triển khai dự án Vành đai 4 với các địa phương liên quan”. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, trước mắt, theo kiến nghị của các địa phương, sẽ cần phải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến cho phù hợp với hiện trạng phát triển của các tỉnh, TP. Việc GPMB toàn dự án nên làm một lần dứt điểm. “Đặc biệt, việc xây dựng tuyến đi bằng cầu cạn trên cao có thể tốn thêm 30.000 tỷ đồng, nhưng rất xứng đáng, và tối ưu, bởi sẽ tăng thêm không gian kết nối cho toàn tuyến” - Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhận xét, tuyến đường Vành đai 4 là tuyến giao thông đối ngoại có tính chất kết nối liên vùng vùng Thủ đô và được khép kín theo tiêu chuẩn đường cao tốc để kết nối các cao tốc, quốc lộ hướng tâm, tạo hệ thống phát triển hiệu quả, góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông khu vực đô thị trung tâm của Thủ đô; tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng giữa Hà Nội với các tỉnh trong vùng Thủ đô, từng bước hoàn thiện quy hoạch giao thông Thủ đô, quy hoạch giao

29

thông các tỉnh trong khu vực; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.

Hoàn thiện đường Vành Đai 4 Hà Nội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ thực hiện. Tháng 9/2021 Bí thư Thành Ủy Hà Nội ông Đinh Tiến Dũng đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU của BCH Đảng bộ TP. Hà Nội triển khai dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường này. Chủ trương triển khai dự án là nội dung lớn, cơ sở và là tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, khu đô thị và đời sống nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Tuyến đường Vành Đai 4 sau khi hoàn thành vừa giảm ùn tắc giao thông, vừa giúp mở rộng không gian phát triển, kéo giãn mật độ dân cư nội đo, phát triển kinh tế đô thị và vùng nông thôn. Thêm vào đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường mà còn tăng khả năng kết nối, tạo động lực và tác động lan tỏa liên vùng. Thúc đẩy kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô, vùng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (4) (Trang 29 - 33)