Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (4) (Trang 33)

3.5.2.1 Tác động của dự án trước khi thi công

a. Giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Đoạn đường Vành Đai 4 đi qua dự kiến sẽ có nhiều công trình xây dựng, ruộng đất, nhà dân hầu hết đều là hộ gia đình thu nhập thấp. Do đó việc thu hồi đất kéo dài thời gian cũng sẽ đi kèm nhiều hệ lụy:

− Việc di chuyển nơi ở sẽ làm gián đoạn hoạt động kinh tế của các hộ dân thuộc diện phải giải toả.

− Việc thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của các hộ dân, làm giảm nguồn thu nhập của cư dân khu vực thực hiện dự án.

− Việc giải tỏa, đền bù có thể xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn dẫn tới tình hình an ninh tại khu vực bất ổn.

− Việc giải tỏa, thu hồi đất còn gia tăng áp lực lên vấn đề quản lý xã hội tại địa phương, gây mất trật tự an ninh tại khu vực.

b. Tác động tới đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật

Quá trình giải phóng mặt bằng khó tránh được hành vi chặt phá nhiều cây cối, làm mất đi một phần các môi trường sống tự nhiên của động thực vật (hệ sinh thái nông

30

nghiệp) từ đó làm gia tăng một tác động tiêu cực, song không ảnh hưởng đến các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc những khu cư trú quan trọng hoặc cần được bảo tồn.

3.5.2.2 Tác động của dự án trong giai đoạn thi công

a. Ô nhiễm không khí:

Cùng với quá trình đô thị hóa, những năm qua, các công trình xây dựng tại Hà Nội thi nhau mọc lên như nấm sau mưa, bụi bẩn từ quá trình thi công đã khiến môi trường không khí tại Thủ đô ngày càng đáng báo động. Đáng chú ý, theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do khí thải từ các phương tiện giao thông và các công trình xây dựng.

Khí thải từ công trình xây dựng: Trong quá trình xây dựng Vành Đai 4, một lượng

lớn các chất khí như SO2, NOx, CO, THC do khói thải của thiết bị thi công sẽ tạo nên ô nhiễm bụi sẽ càng làm tình tràng ô nhiễm bụi ở Hà Nội nói riêng và các vùng lân cận trở nên nghiêm trọng hơn. Công trình xây dựng kéo theo hàng loạt máy móc, phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng, đất san nền, phế thải xây dựng... khiến cho môi trường trong và ngoài khu vực thi công bị ảnh hưởng. Quá trình đốt nhiên liệu vận hành các phương tiện vận chuyển, các máy móc, thiết bị thi công phát sinh ra khí thải có chứa bụi; quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng (đất, cát, đá, xi măng), quá trình vận chuyển nếu không che chắn hợp lý, đất cát sẽ rơi vãi và sẽ bị gió cuốn bay gây bụi. Ngoài ra, sự di chuyển của các phương tiện vận chuyển sẽ kéo theo bụi từ đường lên; quá trình đổ cát, đá, xi măng từ trên xe xuống điểm tập kết vật liệu xây dựng; bụi phát sinh do quá trình san ủi đất đá làm nền đường, hoạt động trộn, đổ bê tông làm móng, mố, trụ cầu,… đó là nguồn phát thải chủ yếu các khí ô nhiễm như SO2, CO2, NO.. với nồng độ bụi và khí thải sẽ cao hơn mức bình thường từ 2,5 đến 4 lần. Bên cạnh đó, công trình xây dựng hạ tầng thường gây vương vãi đất, bụi bẩn, vật liệu tập kết không đúng nơi quy định, không bố trí điểm rửa xe trước khi ra - vào công trường hoặc nếu có cũng chưa bảo đả.

Khí thải từ phương tiện giao thông, vận chuyển: Xung quanh công trình có sự tham

gia của các loại phương tiện vận chuyển, các loại máy móc và xe chuyên dụng như: xe ben, xe tải, xe lu, máy đầm, máy trộn bê tông... Chính nhiên liệu sử dụng của các loại phương tiện trên như xăng, dầu diesel, các nhiên liệu này khi đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất gây ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải

31

trên chủ yếu là SOx, NOx, COx, cacbua hydro, aldehyde và bụi. Không chỉ vậy, nhựa đường, trầm tích hữu cơ, trầm tích sét và mùi thối của khí HF sinh ra do hoạt động nạo vét bùn đáy móng, lòng cầu trong quá trình xây cầu sẽ tạo ra khí có mùi tanh hôi, kết hợp với diện tích cây xanh, thảm thực vật bị mất, diện tích mặt nước giảm làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh của khu vực, gây nóng bức, khó chịu sẽ gây nguy hại đến chất lượng không khí xung quanh.

Thực trạng trên dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ công trình nào và Vành Đai 4 cũng khó tránh khỏi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí, đời sống người dân xung quanh và công nhân lao động bắt đầu từ hệ hô hấp. Tất cả những việc chúng ta muốn hạn chế bụi từ công trường xây dựng như vậy, đương nhiên cũng kèm theo chi phí phát sinh và các chủ đầu tư không dễ tự giác thực hiện vì tốn kém. Do đó, nhà nước trong quá trình chuẩn bị cho dự án cần chú trọng và nghiêm khắc cần có biện pháp triệt để giảm ô nhiễm khói bụi xuống mức chấp nhận được khi so với chỉ số quan trắc môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe người dân và công nhân.

b. Ô nhiễm tiếng ồn:

Hoạt động trộn bê tông, đóng cọc, đào đắp đất, san lấp mặt bằng để đào đất và san lấp mặt bằng, sử dụng các thiết bị, máy móc xây dựng, trạm trộn bê tông, máy đóng cọc, hoạt động ủi đất, máy phát điện, xe tải nặng vận chuyển vật liệu xây dựng ra vào công trình là nguyên nhân gây nên tiếng ồn tại các công trình xây dựng. Tiếng ồn tệ nhất đến từ nhà máy của các nhà thầu và các máy móc sử dụng để tháo dỡ, đóng cọc và đào đất. Tiếng ồn từ hoạt động phối trộn bê tông cũng là vấn đề nan giải. Đập búa, cắt kim loại và khoan cũng gây ồn, không chỉ ở các tòa nhà mới mà còn khi mở rộng các tòa nhà hiện có, bởi vì tiếng ồn có thể lan truyền theo cấu trúc tới các căn phòng cách xa nguồn phát sinh tiếng ồn. Sự phiền toái gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào loại tiếng ồn cũng như mức độ ồn. Tiếng ồn ngắt quãng thường gây khó chịu hơn tiếng ồn liên tục. Theo nghiên cứu, sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn lâu ngày có thể phát sinh bệnh về thính giác, thần kinh, tim mạch.

Ngoài ra, việc sử dụng các xe tải nặng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các thiết bị, máy móc xây dựng như xe lu, đầm, cần cẩu... sẽ không chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn mà còn gây ra độ rung đáng kể tại khu vực thi công cũng như các vùng lân cận trong giai đoạn xây dựng cầu và đường làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân trong khu vực.

32

c. Ô nhiễm nước:

Trong quá trình xây dựng các công trình bắc qua sông, việc nạo vét và vị trí đổ bùn nạo vét trong nước độ đục của nước tăng lên, làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và độ bão hòa của oxy hòa tan cũng giảm trong thời gian ngắn. Nước mưa, nước rửa đường chảy qua các công trình xây dựng của dự án sẽ cuốn theo các thành phần ô nhiễm như đất cát, rác thải, căn, vi sinh vật, xăng, dầu,... chảy ra đường thoát nước, sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực xây dựng. Không chỉ vậy, việc lẫn các rác thải xây dựng tới đường nước ngầm có thể gây ngập úng cục bộ các khu vực trũng tại khu vực dự án, tạo điều kiện phát triển vi sinh vật gây bệnh như muỗi, côn trùng. Diện tích thấm nước tự nhiên giảm khi số lượng công trình bê tông hóa tăng đồng thời làm thay đổi vị trí các mạch nước, mực nước dần bị hạ thấp dần tới giảm chất lượng và khan hiếm nước ngầm. Không chỉ vậy, khả năng xói lở, rửa trội cục bộ cũng tăng cao do chặt cây, mất thảm thực vật bên hành lang dự án. Cuối cùng, từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày (tắm rửa, vệ sinh,...) của công nhân tại công trường cũng gây ra ô nhiễm nước thải sinh hoạt.

Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm.

d. Ô nhiễm đất:

Trong quá trình, giải phóng mặt bằng phát sinh chất thải rắn do phát quang cây cối, đập bỏ các nhà cửa, và công trình dân dựng làm phát sinh chất thải rắn. Lượng chất thải này thường được tận dụng để san lấp mặt bằng cho khu vực khác. Khi đến đổ đất san lấp, giải phóng mặt bằng chất thải rắn sinh hoạt từ người công nhân sẽ gây ô nhiễm đất tại khu vực mới. Ngoài ra, quá trình khảo sát thi công có thể chưa kiểm tra các khu vực ô nhiễm đất từ trước, từ đó việc tiến hành thi công có thể làm phát sinh khí, nước thải độc hại. Đồng thời, nguồn nước ô nhiễm khi ngấm vào đất cũng làm ô nhiễm đất lân cận và ảnh hưởng sự sống của vi sinh vật trong đất. Chất thải không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người dân mà còn có thể làm cho môi trường đất bị suy thoái, dẫn tới việc canh tác đất đai trở nên kém hiệu quả, năng suất cây trồng thấp, tác động sinh kế người dân.

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Tác động đến điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội

Quá trình thi công xây dựng dự án kéo dài ảnh hưởng sinh kế của các hộ dân thuộc diện phải giải toả, di dời, trong khu vực thi công. Ngoài ra, chi phí đầu tư lớn cũng gây đình trệ phát triển kinh tế khu vực trong thời gian dài. Chưa kể trường hợp công nhân xây dựng chủ yếu là thanh niên địa phương hoặc nơi khác tới nên trong quá trình làm việc có thể xảy ra mâu thuẫn gây mất an ninh trật tự, tác động tới xã hội. Hơn thế, những vấn đề liên quan như quá trình bồi thường, xây dựng gây ô nhiễm đất, nước, tai nạn trong công trình, tai nạn cho người dân tham gia lưu thông, vỡ ống nước, đường điện… cũng là những hệ quả khó lường trước khi xây dựng công trình.

3.5.2.3 Tác động của dự án trong giai đoạn vận hành

a. Tác động của mức phí cao

Các dự án đường bộ cao tốc có tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, trong khi nguồn thu chủ yếu có thể sụt giảm mạnh do tác động của nhiều yếu tố. Một trong số đó là mức phí quá cao khiến các đối tượng giao thông né tránh đường cao tốc. Như nhóm nghiên cứu đã chỉ ra, nguồn thu tài chính lớn nhất cho dự án Vành Đai 4 là từ doanh thu phí di chuyển của các phương tiện. Nguồn thu này có tỉ lệ thuận với lưu lượng xe tham gia giao thông. Với mức chi phí lớn, các đối tượng tham gia lưu thông có thể lựa chọn né tránh tuyến đường cao tốc, gây sụt giảm mạnh cho nguồn thu hồi vốn đầu tư của dự án. Hậu quả gây ra là công suất khai thác của đường cao tốc sẽ thấp, tức đầu tư lỗ, khiến việc kêu gọi các nguồn vốn ngoài ngân sách vào đầu tư, phát triển và hoàn thiện hệ thống đường cao tốc trên cả nước sẽ rất khó khăn.

Hơn thế, nếu mức phí đi lại quá cao, giá cước vận tải sẽ tăng, gây ảnh hưởng tới giá cả, khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là hàng Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các nước có vận tải phát triển, khó khăn đồng thời cho tiêu dùng và sản xuất. .

b. Tác động đến kinh tế - xã hội

Từ những tác hại lâu dài do ô nhiễm gây ra trong quá trình xây dựng, người dân sống xung quanh khu vực Vành Đai 4 sẽ phải đối diện trực tiếp với những tác động do môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, chất thải dẫn tới ô nhiễm đất, nước sử dụng trong sản xuất, canh tác, gây giảm năng suất cây trồng.

Sự xuất hiện tuyến đường chắc chắn sẽ có sự tái định cư dọc tuyến do phân bố lại lực lượng lao động, dân số sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng (Tuy nhiên đây là tuyến

34

đường cao tốc, trong thiết kế có hàng rào chắn vì vậy những tác động này sẽ chỉ ảnh hưởng ở những khu vực nhất định).

Đất đai trên dọc tuyến đường có sự chuyển dịch mục đích sử dụng từ trồng trọt sang phát triển các khu công nghiệp, chung cư, dự án đô thị mới… Trong quá trình chuyển dịch đó, người dân cần sự chỉ đạo chiến lượng từ nhà nước để tránh sự đầu tư thiếu hiểu biết, gây tiền mất tật mang hay sự đầu cơ tích trữ. Nếu thành công, khu vực này sẽ hình thành các chợ, khu dân cư mới, các khu buôn bán dịch vụ cho khách qua đường, các quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng. Sau khi đưa vào khai thác thì diễn biến của các khu đất ven đường sẽ có sự chuyển đổi nhanh và phức tạp, chuyển sang mục đích sử dụng khác có thể là kinh doanh, trao cơ hội phát triển kinh tế mới cho người dân.

35

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Theo như những dữ liệu nhóm đã nghiên cứu, phân tích và tính toán ở phần trên, những thông số liên quan đến các khoản đầu tư, chi phí cũng như là lợi ích liên quan đến dự án đường vành đai 4 thành phố Hà Nội được chỉ ra như sau:

− Tổng mức đầu tư của dự án ước tính rơi vào khoảng 87.098 tỷ đồng. − Tổng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng sơ bộ khoảng 19643 tỷ đồng.

− Tổng mức chi phí xây dựng và thiết bị sơ bộ của dự án khoảng 57045 tỷ đồng. − Tổng mức chi phí quản lý, tư vấn và các chi phí khác khoảng 4278 tỷ đồng. − Chi phí vận hành hàng năm khoảng 166,87 tỷ đồng/năm.

− Chi phí lãi vay khoảng 4,2%/vốn còn lại qua các năm.

Còn về lợi ích tài chính, doanh thu của dự án khi hoàn thành, nhóm đã nhận thấy rằng khía cạnh này phụ thuộc vào thời gian hoàn thành và đưa vào sử dụng trong thực tế của dự án. Thời gian thi công và hoàn thiện dự án càng ngắn thì doanh thu đem lại càng lớn. Dự kiến, nếu như hoàn thành và đưa vào sử dụng trước năm 2030, dự án sẽ mang lại doanh thu khoảng 492317,7 tỷ đồng trong giai đoạn 2030-2050.

Bên cạnh đó, dự án đường vành đai 4 thành phố Hà Nội còn mang lại những hiệu quả thúc đẩy phát triển tích cực như lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực thương mại, phát triển kinh tế liên tỉnh.... Người dân cũng được hưởng lợi khi thời gian tham gia giao thông được giảm bớt, tránh được tình trạng quá tải, ùn tắc trên đường.

Nhóm nhận thấy rằng qua những con số, dữ liệu được thu thập và tính toán trên, dự án đường vành đai 4 thành phố Hà Nội này hoàn toàn xứng đáng được đầu tư và kỳ vọng. Để củng cố thêm cho những nghiên cứu của mình, nhóm đã tính toán các chỉ số đánh giá độ hiệu quả của dự án NPV và IRR như sau:

− NPV=4113,32 => dự án hiệu quả − IRR=10,4% => dự án hiệu quả

Hai chỉ số NPV=4113,32 và IRR=10,4% càng thêm củng cố nhận định của nhóm rằng đây sẽ là dự án hiệu quả. Qua bài nghiên cứu này, nhóm rất hy vọng đã mang lại được những góc nhìn phân tích khách quan, chi tiết về dự án đường vành đai 4 thành phố Hà Nội. Đây chính là dự án đầu tư rất đáng chú ý và tiềm năng, góp phần thúc đẩy

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (4) (Trang 33)