Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 69)

Ngày nay, thách thức lớn nhất có tính cơ bản và lâu dài mà quá trình CNH,HĐH đất nước phải đương đầu là cuộc cạnh tranh quốc tế rất phát triển và quyết liệt về phát triển nguồn nhân lực (Human Resource Development), đặt biệt về năng

lực trí tuệ của con người và của toàn xã hội nhằm giải quyết thành công những vấn đề đặt ra.

Kinh nghiệm của các các quốc gia đã CNH cho thấy,không một nền kinh tế phát triển nào bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh mà trình độ phát triển nhân lực kém , lại coo thể duy trì tỷ lệ tăng trưởng vì phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố chiến lược quyết định tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là khâu quyết định triển vọng của tiến trình CNH,HĐH đát nước , nhất là xét về trung và dài hạn. Vì vậy phải Đại hội IX: “…phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản dể phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[13,tr.109]. Đây là một đòi hỏi vừa co bản , vừa cấp bách.

Để tạo bước bức phá mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực cần giải quyết đòng bộ một số vấn đề sau :

Một là , nhà nước cầ tiếp tục cải cách mạnh mẽ và căn bản hệ thống giáo dục – đào tạo, với tư cách là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng nguồn lực của con người, đáp ứng mục tiêu tạo nền tảng để thực hiện mô hình CNH,HĐH rút ngắn đủ sức tự mình vươn lên phát triển nền kinh tế tri thức. Đây không phải là một qui trình đồng bộ trong việc tạo ra năng lực mới cho nguồn nhâ lực của đất nước mà là một trong những để phát huy sức mạnh hỏa lực phục vụ cho CNH,HĐH đất nước. Từng bước hiện đại hóa giáo dục, trứơc hết ưu tiên cho việc thiết lập cơ sở hạ tầng phù hợp cho hệ thống giáo dục _ đào tạo như cơ sở vật chất,mạng thông tin viễn thông,…trên những nguyên tắc và nội dung mới. Điều chỉnh cơ cáu đào tạo đại học , cao đẳng- trung học-công nhân một cách hợp lý, bám sát yêu cầu và sự chuyển động của thị trường sức lao động. Tập trung phát triển đào tạo nghề (công nhân ,Kỹ thuật viên vànhân nghiệp vụ)theo nhiều tầng trình độ, đặt biệt chú trọng trang bị các tri thức cơ bản, hiện đại. Xây dựng các trường đào tạo đa ngành nghề ở các địa phương đáp ứng nguồn lao động tại chỗ. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn nghề nghiệp cho học sinh và người lao động. Tăng trưởng tỉ lệ lao động được đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng và nhu cầu nhân lực của cả nước , đáp ứng nhu cầu hội nhậo kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức.

Đồng thời, cần coi việc đầu tư cho lĩnh vực giáo dục – đào tạo chính là trực tiếp đầu tư cho phát triển, là khoản đầu tư quan trọng hàng đầu và mang lại hiệu quả cao nhất, bởi trên thực tế đầu tư cho giáo dục – đào tạo ở nước ta còn nhiều hạn chế. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA trong phát triển nguồn nhân lực cũng như trong giáo dục và đào tạo. Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặt khác , tiếp tục duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, dẩy nhanh và thực hiện có chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước. Thực hiện có hiệu quả các đầu tư hỗ trợ tạo việc làm trong xã hội. Có kế hoạch sử dụng và sử dụng đúng nguồn nhân lực đã được đào tạo, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi đảm bảo cho công dân bình đẳng, tự do lao động, sáng tạo cao nhất làm giàu chính đáng cho bản thân và xã hội.

Hai là, tổ chức thực hiện công tác giáo dục – đào tạo hteo hướng xã hội hoá thiết thực với vai trò định hướng, chỉ đạo và quản lý của nhà nước. Cần có các chính sách huy động và tổ chức thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước vào việc đào tạo đội ngũ những người lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao, xoá bỏ tình trạng chất lượng đào tạo còn khoảng cách rất xaso với yêu cầu của thực tiễn. Đa dạng hóa các loại hình giáo dục – đào tạo. Hiện đại hóa một số cơ sở dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ hoạt động xã hội.mặc dù chính phủ đã đặt mục tiêu nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo tới 25% lực lượng lao động và nâng cấp các chương trình đao tạo theo sát hơn với các công nghệ mới, nhưng mục tiêu này cần phải được chi tiết hóa thành các chỉ tiêu cụ thể, nhất là gắn trực tiếp với tỷ lệ cụ thể của các cấp đào tạo để coo tính khả thi khi triển khai. Ơû các nước Trung, Đông Âu và Trung Quốc, tỷ lệ học sinh tham học nghề ở bậc trung học là 50% - 70% tổng số học sinh bậc trung học.

Trước thách thức lớn về cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, lợi thế về giá nhân công rẻ đang mất dần, cần đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên và có kế hoạch đào tạo mới bổ sung nguồn nhân lực hiện đang làm việc trong các lĩnh vực, nhất là trong ngành kinh tế và trong các doanh nghiệp,đặc biệt là đội ngũ

cán bộ nghiên cứu và thực hành coo khả năng tiếp nhận, áp dụng và thích ứng nhanh với công nghệ mới. Ưu tiên đào tạo nhân lực cho một số ngành mũi nhọn với chất lượng cao, nhất là công nghiệp phần mềm, nên chăng tham khảo bài học kinh nghiệm trong việc mở các cơ sở đào tạo chuyên sản xuất phần mềm máy tính của Ấn Độ, để đào tạo một đội ngũ đông đảo những người lập trình có trình độ cao, nhờ đó không chỉ thu hút được nhiều dự án sản xuất phần mềm của nước ngoài mà còn tạo ra một nguồn nhân lực mạnh mẽ trong nền kinh tế .

Ba là , đồng thời với việc đào tạo nguồn lực con người , cần tổ chức tốt quản lý vĩ mô trên quy mô cả nước, từng vùng, từng địa phương, trong đó đòi hỏi phải quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và trọng dụng nhân tài nhất là tài năng trẻ cho mọi đối tượng (người sản xuất, kinh doanh, cán bộ nghiên cứu, người quản lý…). Do vậy, cần ưu tiê cho việc xây dựng chính sách sử dụng nhân lực hợp lý, nhất là đối với đội ngũ cán bộ khoa học – công nghệ. Tạo cơ hội bình đẳng trong việc tuyển dụng đề bạc để thực sự lựa chọn được nhân tài của đất nước. Cụ thể là cần có các chính sách để phát triển đội ngũ chuyên gia coo trình độ cao, chuẩn bị cho các bước phát triển, mang tính đột phá ở một số lĩnh vực coo ưu thế và từng bước làm chủ, tiến tới sáng tạo công nghệ mới. Chú trọng giáo dục hướng nghiệp thiết thực cho học sinh phổ thông. Trang bị và nâng cao kiến thức tin học,ngoại ngữ cho học sinh các trường.

Tích cực đội ngũ công chức nhà nước về trình độ và năng lực, đặc biệt ở những lĩnh vực ưu tiên phù hợp với yêu cầu của xu hướng TCH kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhanh chóng điều chỉnh tiền lương một cách hợp lý đối với người lao động – đây là một trong những giải pháp kích thích tính tích cực của họ, đồng thời tạo ra sự công bằng tương đối giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Ngược lại, tính tích cực của người lao động góp phần tạo ra năng suất lao động cao hơn. Xây dựng mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Như vậy, để phát huy được mọi khả năng và tiềm năng của nguồn nhân lực vào công cuộc CNH,HĐH đất nước,điều hết sức quan trọng là đẩy mạnh quá trình đổi mới thể chế kinh tế nhằm tạo ra một môi trường khuyến khích sự tham

gia của tất cả các lực lượng xã hội,nhất là chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực một cách hợp lý, chế độ trọng dụng nhân tài cần được xem là điểm cốt lõi của giải pháp về huy động nguồn nhân lực đi đôi với việc thực hiện nhất quán quan điểm tôn trọng lợi ích cá nhân, xem lợi ích cá nhân là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Kết hợp giữa kích thích lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

Bốn nhóm giải pháp chủ yếu nêu trên chắc chắn chưa phải đã bao quát tất thảy mọi vấn đề cần giải quyết hiện nay, nhưng thiết nghĩ là những vấn đề cốt lõi, nền tảng mà công cuộc CNH,HĐH của bất cứ quốc gia nào đi sau như Việt nam đều không thể bỏ qua. Chỉ có điều,tuỳ từng trường hợp cụ thể, mức độ yêu cầu của từng nhóm giải pháp coo thể không giống nhau. Về phần mình, chúng tôi cho rằng, việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để hoàn tất quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và nâng cao chất lượng mọi mặt của nguồn lực con người cần được coi là những giải pháp ưu tiên của các ưu tiên trong những năm trước mắt của tiến trình CNH,HĐH ở nước ta.

Tóm lại , bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự gia tăng của xu hướng TCH và sự phát triển của kinh tế tri thức, một diện mạo mới của đời sống kinh tế – chính trị và xã hội của thế giới đang hình thành và coo tác động hết sức sâu rộng đối với mọi quốc gia. Quá trình CNH,HĐH của Việt Nam vừa có được điểm xuất phát mới do qu á trình đổi mới đổi mới vừa qua đem lại, lại vừa chịu sự tác động ảnh hưởng rất lớmcủa bối cảnh quốc tế mới này.

Từ những phân tích trên, chúng tôi đã đưa ra bốn quan điểm cơ bản và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy tiến trình CNH,HĐH ở Việt Nam trong thời gian tới đó là :

- Quan điểm về sự lựa chọn và thực thi chiến lược CNH,HĐH trong thời

gian tới của Việt Nam là vẫn chủ yếu dựa trên nguyên tắc tiếp cận của chiến lược CNH hướng về xuất khẩu, trong dó nhấn mạnh những khía cạnh sau : đảm bảo định hướng XHCN, rút ngắn về mặt thời gian, phát huy lợi thế so sánh, coi trọng đồng thời xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và sự bền vững.

- Trong hệ thống các giải pháp đồng bộ thực hiện CNH,HĐH trong những năm tới đây,các nhóm giải pháp chủ yếu cần được đặc biệt chú ý là :hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển khoa học – công nghệ; và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiê cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chiến lược CNH hướng về xuất khẩu, những xu hướng vận động và phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế tác động đến sự lựa chọn mô hình CNH thích hợp cho Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI, công trình đã phân tích và luận giải một số vấn đề cơ bản sau :

1. Bằng cách tiếp cận hệ thống và logic, công trình đã tổng hợp và phân tích những vấn đề cơ bản về CNH,HĐH trong đó bao gồm các vấn đề liên quan đến khái niệm CNH,chiến lược CNH, đặc điểm đặc trưng của các kiểu (mô hình) CNH trong lịch sử và một số bài học kinh nghiệm thế giới về mô hình CNH hướng về xuất khẩu. Đây là cơ sở để phân tích những vấn đề liên quan đến việc lựa chọn chiến lược CNH ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay

2.trên cơ sở phân tích những xu hướng vận độngvà phát triển của đời sống kinh tế – chính trị – xã hội của thế giới trong những năm giao thời của hai thế kỷ ( và cũng là của hai thiên niên kỷ) hiện nay dưới sự tác động của những tiến bộ vượt bậc của khoa học – công nghệ,đặt biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, của xu hướng toàn cầu hoá,v.v..,công trình cũng phân tích những cơ hội và việc lựa chọn, vận dụng chiến lược CNH hướng về xuất khẩu trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI đối với những quốc gia đi sau, trong đó có Việt Nam.

3. Tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn, chúng tôi cho rằng,sau 15 năm thực hiện đổi mới kinh tế, với những kết quả ban đầu đạt được, thế và lực của kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi rất căn bản. Các mối tương quan lớn của nền kinh tế như tích luỹ – tiêu dùng ; tiết kiệm – đầu tư; xuất khẩu – nhập khẩu; thu –chi ngân sách; sự ổn định của đời sống kinh tế xã hội…đã coo sự cải thiện rat đáng kể. Nhờ đó , thời kỳ “tạo lập những tiền đề cần thiết cho CNH” về cơ bản đã vượt qua.

Giờ đây, khi bước vào thế kỷ XXI,Việt Nam có thể chuyển trọng tâm sang nhiệm vụmới : “đẩy mạnh CNH,HĐH” nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên,những thành công tăng trưởng kinh tế ban đầu vẫn chưa phải đủ sức thanh toán hết mặt yếu kém của tình trạng chậm phát triển cũng như sức ỳ quán tính của cơ chế kinh tế cũ. Đó là chưa kể vì nhiều lý do,coo một số mặt tiêu cực còn trầm trọng hơn. Vì thế , công cuộc “đẩy mạnh VNH,HĐH” không thể tách rời với nhiệm vụ “tiếp tục đổi mới” toàn diện cơ chế kinh tế, nhanh chóng vượt qua thời kỳ “kinh tế chuyển đổi” hiển nay.

4. Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tếvà điểm xuất phát mới của CNH ở nước ta, chúng tôi cho rằng, quan điểm về sự lựa chọn chiến lược CNH ở Việt Nam trong thời gian tới về cơ bản vẫn nên dựa trên những tư tưởng chủ yếu của CNH hướng về xuất khẩu bởi nó vẫn có ý nghĩa xuyên suốt trong quá trình hoạch định chính sách CNH trong hiện tại và tương lai : đó là phát huy tối đa lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của cả nền kinh tế; mở rộng và kết hợp hài hòa giữa thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước,đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, cho dù chúng được tiêu thụ ở bất kì thị trường nào, trong nước hay quốc tế; xác định rõ chức năng và sự phối hợp giữa các lực lượng nhà nước – thị trường – doanh nghiệp. Đồng thời, chiến lược CNH của thời kì mới phải dựa trên quan điểm rút ngắn về thời gian, giữ vững định hướng XHCN, khai thác tối đa lợi thế so sánh, coi trọng đồng thời xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tính bền vững cả về mặt xã hội lẫn môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Nội dung cơ bản của Công nghiệp hóa Hiện đại hóa ở nước ta hiện nay (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w