Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ sẽ đưa đến bước phát triển nhảy vọt to lớn cho các quốc gia giàu, phát triển , song nó lại làm giảm hai lợi thế tương đối của các quốc gia nghèo , chậm phát triển về lao động giá rẻ và sản phẩm “thô”. Trong khi ở
Việt Nam, hệ thống khoa học và công nghệ còn rất bất cập, chưa trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế-xã hội, chưa có cơ chế đủ mạnh để thúc đẩysự gắn kết các hoạt động khoa học – công nghệ với sản phẩm và đào tạo, chưa kết hợp tốt đầu tư của nhà nước với phát huy khả năng của các thành phần kinh tế … thì yêu cầu đặt ra là phải đổi mới hệ thống một cách căn bản và toàn diện. Cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là lĩnh vực có tầm quan trọng quyết định triển vọng phát triển dài hạn và là động lực chính thúc đẩy sự phát triển nhanh vượt bậc của nền kinh tế. Vì thế , Đại hội 1X đã xác định: “…coi phát triển giáo và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá”[13,tr 91].
Trong giai đoạn 2001 – 2010 , phát triển khoa học và công nghệ cần tập trung một số vấn đề sau:
Một là , tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, tạo môi trường thuận lợi cho nghiên cứu và triển khai. Trong điều kiện nguồn lực của nhà nước còn hạn hẹp, việc tiếp cận với nền kinh tế tri thức còn chậm, chưa có sự chuyển động rõ rệt và chưa tạo được bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn , với định hướng cơ bản là ưu tiên cho nghiên cứu ứng dụng , cần xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ, định hướng phát triển và xây dựng kế hoạch với các bước đi phù hợp để triển khai có hiệu quả một số ngành mũi nhọn, bao gồm 4 chương trình công nghệ ưu tiên đã được nhà nước xác định lựa chọn , như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học , công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hoá. Đặt biệt , công nghệ thông tin được coi là chìa khoá để đi vào kinh tế tri thức , đây là lĩnh vực nước ta có nhiều tiềm năng và có tác dụng thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Muốn rút ngắn quá trình CNH,HĐH đất nước phải rút ngắn khoảng cách phát triển về công nghệ thông tin, phổ cập Internet, phát triển công nghệ phần mềm - đây là một trong những nền tảng để đưa nướ ta tiếp cận nhanh với điều kiện của nước ta, nhất la các công nghệ coo khả na7ng giải quyết nhiều việc làm cho nguồn lao động dồi dào hiện nay.
Đối với những công nghệ cơ bản, coo vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ công nghệ của nhiều ngành, bằng con đường HĐH công nghệ – giải pháp căn bản và bền vững nhất, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả phát triển của
nền kinh tế, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực.
Chú trọng đầu tư và phát triển các ngành kha học xã hội và nhân văn – coi đây là một hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển khoa học – công nghệ trong giai đoạn tới, với những nhiệm vụ rất quan trọng là cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ chương , chính sách, xây dựng con người, góp phần xác định mô hình phát triển của đất nước, bảo đảm cho tiến trình CNH, HĐh theo định hướng XHCN. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ, gắn nghiên cứu khoa học – công nghệ với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
Hai là, thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, ta7ng nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và cho phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ. Đây là cơ sở kinh tế – xã hội phát triển nhanh và bền vững. Cải thiện hiệu suất của nguồn vốn đầu tư, đổi mới công nghệ và lựa chọn các lĩnh vực khoa học mới. Có thể chuyển vốn từ các dự án phát triển mà không cần dùng nhiều lao động và khó cạnh tranh trong điều kiện hiện nay sang đầu tư cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ thông tin. Các nước phát triển hàng năm đầu tư cho khoa học công nghệ vào khoảng từ 2 – 2.5% GDP (ở Mỹ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai là 2.8% GDP, EU là 2.3% GDP), trong khi ở Việt Nam con số này là khoảng1.5% GDP, thấp xa so với yêu cầu phát triển. Ngoài ra, cần coo một tỷ lệ tháivh đáng cho nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ, tổ chức và phát triển các dự án phát triển, nhất là đối với nông nghiệp và nông thôn.
Mặt khác, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực khoa học – công nghệ. Chẳng hạn, cho vay với lãi suất ưu đãi thỏa đáng; miễn giảm thuế lợi tức trong một thời gian thích hợp cho doanh nghiệp có công nghệ mới, sản phẩm mới, hỗ trợ một phần kinh phí cho đề tài nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp, nhất là các nghiên cứu mang tính kỹ thuật – công nghệ, qua đó tạo điều kiện để doanh nghiệp tích cực đầu tư kinh phícòn lại thực hiện đề tài, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, khấu hao nhanh tài sản cố định để nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Theo một số nghiên cứu thì nếu các doanh nghiệp chỉ cần dành 1% doanh thu, đầu
tư nghiên cứu đổi mới công nghệ cho chính ngành mình hoạt động khoa học – công nghệ sẽ có vốn gấp 4 lần hiện nay.
Hoàn thiện cơ chế quản lý thông qua các biện pháp điều tiết vĩ mô thích hợp và các quy định về chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam, tạo thị trường cho tiến bộ khoa học và công nghệ, dồng thời có nhữn giải pháp quản ly, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chuyển giao được những công nghệ tiên tiến. Chẳng hạn, bổ sung thuế đánh vào các sản phẩm công nghệ cản trở tiến bộ khoa học – công nghệ được sản xuất trong nước, giảm thuế cho các sản phẩm coo thể thay thế hàng ngoại nhập hoặc phục vụ xuất khẩu… Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợicho việc mở rộng hợp tác về khoa học và công nghệ với các nước. Tiếp cận được trình độ thế giớivà tưng bước giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ đặt ra, thích hợp với nhu cầu của thị trường, tiến tới phát triển công nghệ riêng của mình, làm cơ sở cho việc sản xuất các mặt hàng đặt thù của quốc gia có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa. Phát triển hoạt động tư vấn và dịch vụ cho nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ. Lựa chọn công nghệ và kỹ thuật thích hợp, đòi hỏi sức đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh có khả năng đáp ứng nhiệm vụ tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và phục vụ phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong giai đoạn 2001 – 2010.
Ba là, trong điều kiện kinh tế và khoa học – công nghệ còn thấp kém như hiện nay, cần xác định nhất quán chính sách phù hợp để sử dụng và huy động tiềm năng của đội ngũ trí thức ở nước ta. Tạo động lực về tinh thần và vật chất cũng nhu những điều kiện thuận lợi để thu hút sự tham gia của tầng lớp trí thức, hiện có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khoa học và công nghệ ở nứơc ngoài, trong đó nhiều người mong muốn góp phần xây dựng đất nước. Nhà nước cần tạo ra môi trường thật sự dân chủ trong nghiên cứu và sáng tạo cũng như môi trường cạnh tranh trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào thực tiễn. Đồng thời, khuyền khích và coo chế độ ưu đãi đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động phục vụ trực tiếp ở tất cả các lĩnh vực, nhất là trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Sớm hoàn thành việc xây dựng và phát triển khu công nghệ cao (High Technology Part) ở Hoà Lạc (Hà Tây) và ở TP. HCM tạo điều kiện để gắn kết các quá
trình nghiên cứu thực nghiệm khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất sản phẩm,… Muốn có được các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, cần chú trọng củng cố vàsắp xếp hợp lý các cơ sở nghiên cứu khoa học hiện có, thành lập các đơn vị nghiên cứu, triển khai có đủ khả năng nắm bắt và làm chủ các công nghệ mới. Sắp xếp, đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học trong cả nước, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành khoa học – một quy luật đang tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của khoa học hiện đại. Gắn nghiên cứu với dào tạo và sản xuất. Cần coo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc chủ động biến các tri thức, công nghệ thành sản phẩm góp phầm thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển.
Chú trọng phát triển có hiệu quả giữa hoạt động nghiên và ứng dụng khoa học – công nghệ với các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học – công nghệ vào tăng trưởng của từng ngành, từng sản phẩm, từng lĩnh vực và ở từng vùng kinh tế. Chẳng hạn như phải hết sức quan tâm tới việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt la công nghệ sinh học, giống mới, qui trình sản xuất mới, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông sản… Đây là nhân tố tạo ra sự phát triển nhảy vọt trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Như vậy, với mục tiêu chuyển hệ thống kinh tế – xã hội từ trạng thái lạc hậu,năng suất và hiệu quả thấp, sử dụng lao động thủ công là chính sang một nền kinh tế mà sự phát triền kinh tế dựa vào những thành tựu của khoa học – công nghệ coo năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, cần có những chính sách và biện pháp đồng bộ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút các doanh nghiệp vào việc đầu tư đổi mới công nghệ tạo ra những vật liệu mới, sản phẩm mới có chất lượng cao, đồng thời thúc đầy khoa học và công nghệ phát triền mạnh mẽ, xứng đáng với vị trí là nền tảng và dộng lực cho CNH, HĐH dất nước.