Thành phần mạng chuỗi khối

Một phần của tài liệu Áp dụng công nghệ chuỗi khối cho việc kiểm soát truy cập dữ liệu trong các thiết bị đầu thu kỹ thuật số (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN

2.4. Mô hình tổng quan

2.4.2. Thành phần mạng chuỗi khối

Thành phần mạng chuỗi khối là thành phần trung tâm của mô hình, đóng vai trò một cơ sở dữ liệu phân tán, công cộng dùng để lưu trữ những phần thông tin quan trọng nhất phục vụ cho việc kiểm soát tính riêng tư của

25 dữ liệu người dùng. Các tính năng cơ bản mà mạng chuỗi khối cần đáp ứng được mô tả ở theo biểu đồ trường hợp sử dụng như hình dưới:

Hình 9 Biểu đồ trường hợp sử dụng mạng chuỗi khối

Đầu tiên, hệ thống mạng chuỗi khối phải đảm bảo tính năng ghi nhận bất biến các dữ liệu định danh, các dữ liệu phân quyền và đặc biệt là đảm bảo ghi nhận đầu đủ cũng như bất biến lịch sử truy cập dữ liệu. Đây là tính năng mà bất kỳ mạng chuỗi khối hiện hành nào cũng có thể đáp ứng.

Tiếp đó, hệ thống mạng chuỗi khối cần hỗ trợ tốt các khả năng tìm kiếm một cách hiệu quả, bao gồm việc tìm kiếm định danh, tìm kiếm phân quyền theo định danh, tìm kiếm lịch sử truy cập dữ liệu. Đánh giá về tính năng này, các mạng chuỗi khối công cộng hiện tại chưa thực sự đáp ứng tốt các nhu cầu tìm kiếm. Bởi vì cấu trúc tự nhiên của mạng chuỗi khối là theo chuỗi mắt xích, việc tìm kiếm được diễn theo cách tìm kiếm từ khối mới nhất và quay ngược về đầu chuỗi, cho tới khi tìm được kết quả mong muốn. Mặt khác, các mạng chuỗi khối công khai hiện tại được thiết kế tối ưu cho việc lưu trữ các giao dịch chuyển tiền nên chưa thực sự tối ưu cho các cấu trúc thông tin phân quyền riêng tư. Ở bên đối diện, mạng chuỗi khối đóng, ứng dụng công nghệ chuỗi khối nhưng cho phép tùy biến lớn để phù hợp với những bài toàn riêng biệt có lợi thế hơn cho việc phục vụ các tính năng riêng cho hoạt động kiểm soát tính riêng tư dữ liệu.

26 Tới đây, chúng ta đứng trước một yêu cầu, đó là lựa chọn một hệ thống mạng chuỗi khối hợp lý nhất, là trung tâm phát triển khung kiến trúc. Quá trình so sánh và lựa chọn được mô tả ở bảng sau.

STT Mục Mạng công khai Mạng riêng tư

1 Khả năng lưu trữ bất biến

Hoàn toàn đáp ứng Hoàn toàn đáp ứng

2 Khả năng hỗ trợ tìm kiếm

Phù hợp thấp Phù hợp cao

3 Khả năng hỗ trợ tìm kiếm khi có công cụ đệm dữ liệu [22]

Phù hợp cao Phù hợp cao

4 Khả năng đáp ứng tùy biến nhu cầu riêng của người dùng Trung bình Cao 5 Khả năng hỗ trợ liên kết các dịch vụ gia tăng hiện hành Cao Thấp 6 Tính minh bạch dữ liệu Rất cao Trung bình

Bảng 1 So sánh sự phù hợp của hai loại mạng chuỗi khối

Qua các tiêu chí và kết quả đánh giá sự phù hợp của mỗi loại mạng với từng tiêu chí, ta có thể thấy rõ: mạng chuỗi khối riêng tư có mức độ phù hợp kỹ thuật với khung kiến trúc cao hơn, thích hợp để nghiên cứu. Tuy nhiên, mạng chuỗi khối công công lại có lợi thế tích hợp, lợi thế triển khai và lợi thế mở rộng cũng như các lợi thế về chi phí kinh tế, quảng bá. Đồng thời, với việc xây dựng các công cụ đệm dữ liệu [22] song hành, như công cụ quản lý, sắp xếp chỉ mục dữ liệu theo đối tượng, sự thua thiệt giữa khả năng phù hợp của mạng chuỗi khối công khai so với mạng riêng tư đã giảm mạnh, trở thành không đáng kể. Các công cụ đệm dữ liệu [22] có thể liên tục nâng cấp, thay đổi để phù hợp với sự tiến hóa của các yêu cầu về kiểm soát tính riêng

27 tư dữ liệu. Đặc biệt với số lượng nút lớn, phân tán khắp thế giới, mạng công khai đảm bảo tính minh bạch của dữ liệu cao hơn hẳn so với mạng riêng tư.

Với những đánh giá trên, trong khuôn khổ bài luận này, mạng chuỗi khối công khai được xác định là phù hợp hơn để xây dựng hệ thống kiểm soát tính riêng tư dữ liệu.

Một phần của tài liệu Áp dụng công nghệ chuỗi khối cho việc kiểm soát truy cập dữ liệu trong các thiết bị đầu thu kỹ thuật số (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)