Ảnh hưởng của các loại vòi phun và vị trí vòi phun

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dòng dung dịch trơn nguội đến chất lượng bề mặt khi mài nhôm bằng đá mài xẻ rãnh (Trang 54 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3. Ảnh hưởng của các loại vòi phun và vị trí vòi phun

Kiểu dạng vòi phun là một nhân tố ảnh hưởng nhiều tới kết quả của quá trình mài. R.A. Irani [21] đã có một nghiên cứu tổng quan về một số dạng vòi phun dung dịch BTLM và vị trí vòi phun. Trong [22] Campbell đã có nghiên cứu về lớp không khí ngăn giữa vùng gia công và dung dịch BTLM. Lớp không khí này do sự quay của đá mài tạo ra. Trong nghiên cứu này, một tấm kim loại được sử dụng để chỉnh hướng. Theo [20], dòng dung dịch BTLM khi ra khỏi vòi phun thường không tập trung một hướng (nhiễu loạn) do đó cần có đầu vòi dài ít nhất 50mm và có hướng lệch 200 so với phương thẳng đứng như hình 2.12.

Hình 2.12. Thiết kế đường đi dòng BTLM [20]

Webster có nhiều nghiên cứu đến các dạng thiết kế, vị trí của vòi phun dung dịch BTLM trong quá trình mài [26]. Nghiên cứu này đã đề xuất dạng vòi phun như hình 2.13a để

48 thay thế cho vòi phun truyền thống (hình 2.13b) được giới thiệu bởi Owczarek và Rockwell, từ năm 1972.

Hình 2.13. Hai dạng vòi phun dung dịch BTLM kiểu Webster (a) kiểu phẳng (b)

Dạng vòi phun đạt hiệu quả cao nhất là dạng vòi phun ôm vào đá mài (shoe nozzle) [31]. Hình 2.14 thể hiện kết cầu và vị trí của vòi phun ôm đá mài và vị trí của nó trong hệ thống công nghệ. Đá mài sẽ “đón” dung dịch BTLM đồng thời tăng tốc cho nó để đạt cùng tốc độ với đá mài và làm giảm lớp không khí ngăn cách giữa đá mài và và dung dịch BTLM. Vòi phun dạng này còn giúp tăng lượng dung dịch BTLM đi vào vùng cắt.

Hình 2.14. Dạng vòi phun ôm lấy đá mài (shoe nozzle) [31]

49

Hình 2.15. Vị trí của vòi phun trong mài lỗ [11]

Do hạn chế về không gian gia công, dung dịch bôi trơn làm mát khó tiếp cận tới vùng gia công nên vị trí đặt vòi phun là rất quan trọng. Trong [11] Baines-Jones và các cộng sự có chỉ ra vị trí tốt nhất khi mài lỗ. Nhiều nghiên cứu về dạng thiết kế vòi phun, vị trí, khoảng cách vòi phun của các tác giả quốc tế tuy nhiên hầu hết tập trung vào mài tròn ngoài và mà phẳng. Các nghiên cứu về mài lỗ rất ít. Trong nước, chưa có công bố nào về ảnh hưởng của dạng vòi phun, vị trí vòi phun đến kết quả của quá trình mài.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của dòng dung dịch trơn nguội đến chất lượng bề mặt khi mài nhôm bằng đá mài xẻ rãnh (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)