Các thông số của chu trình lái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiệu quả tính kinh tế vận tải của xe khách 29 chỗ liên tỉnh (Trang 36 - 40)

Ở mục 2.2 chúng ta đưa ra một số các công thức và thông số có liên quan đến công suất trung bình tại bánh xe. Một đặc điểm mới của phương pháp PAMVEC là sử dụng chỉ 3 tham số để mô tả một cách đầy đủ đặc tính của chu trình lái bao gồm: (����) – vận tốc trung bình, (Λ) - tỉ lệ vận tốc và (ã) - gia tốc đặc trưng. Cách thiết lập 3 tham số này được nêu rõ ở các biểu thức 2-5, 2-6 và 2-16.

Trong nghiên cứu về các chu trình lái, các thông số này đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tiên, cả ba thông số có thể tính toán trực tiếp từ giá trị vận tốc tức thời ghi lại được mà không cần sử dụng gia tốc kế để đo (nó nhạy cảm với các dao động có tần số cao) hoặc các bộ phân biệt (nhạy cảm với độ ồn) để cung cấp các dữ liệu về gia tốc để đánh giá chu trình lái. Một điểm quan trọng khác của việc sử dụng các tham số này là chúng ta có thể xác định, đánh giá nhiều thời điểm trong chu trình lái:

 Vận tốc trung bình: Thông số cơ bản của chu trình lái. Nó mô tả độ nhanh, chậm của xe để hoàn thành hành trình.

 Tỉ số vận tốc: Định lượng phạm vi của tốc độ xe trong suốt hành trình, nó không chứa thông tin về sự thay đổi tốc độ xe. Một hành trình bao gồm các giai đoạn tốc độ thấp (tốc độ khi chạy trên đường thành phố) và tốc độ cao (khi chạy trên đường cao tốc).

 Gia tốc đặc trưng: Định lượng tỉ lệ thay đổi vận tốc trong suốt hành trình. Nó không cung cấp các thông tin về phạm vi tốc độ của xe di chuyển. Giá trị tối thiểu của gia tốc đặc trưng là 0, nghĩa là xe lúc này di chuyển với tốc độ không đổi.

Để chứng minh một cách đầy đủ ý nghĩa của các thông số, hình 2.3 đến 2.6 cung cấp một số ví dụ của mô hình lái giả thiết với các đồ thị dạng hình sin. Hình 2.3 đại diện cho một chu trình lái cơ bản với giá trị các thông số :����=10 (m/s), Λ=1.1 và ã=0.1 m/s2. Hình 2.4 đến 2.6 là kết quả của chu trình lái khi thay đổi các thông số cơ bản (tăng 5% giá trị mỗi thông số tương ứng với từng đồ thị). Khi thay đổi từng thông số một cách độc lập ta sẽ thấy được một cách đầy đủ ý nghĩa của mỗi thông số.

Hình 2.3: Mô hình lái giả thiết với giá trị các thông số cơ bản như sau:

����=10(m/s), Λ=1.1 và ã=0.1m/s2.

Trong hình 2.4, giá trị ���� tăng lên 5%. Tuy nhiên để duy trì giá trị Λ không đổi thì ta thấy biên độ dao động của sóng hình sin cũng tăng lên 5%. Nhưng điều này sẽ làm gia tốc tăng lên 5%. Vì thế tần số dao động của sóng hình sin giảm (và chu kì dao động tăng lên) 5% để ã không đổi. Trong hình 2.5 biên độ sóng hình sin tăng lên để giá trị Λ tăng lên 5%, trong khi tốc độ trung bình là không đổi. Vì thế chu kì dao động của sóng hình sin sẽ tăng lên để đảm bảo ã không đổi. Trong hình 2.6, tốc độ trung bình và biên độ sóng hình sin không đổi tương ứng với giá trị���� và Λ không đổi. Tuy nhiên khi tăng ã lên 5% thì tần số dao động của sóng hình sin sẽ tăng (chu kì dao động giảm) 5%.

Hình 2.4: Chu kì lái giả thiết với giá trị các thông số cơ bản như sau:

����=10.5m/s (tăng lên 5%) , Λ=1.1 và ã=0.1m/s2.

Đồ thị hình sin trong các hình 2.3 đến 2.6 là các chu kì lái giả thiết vì thế nó có tính thực tế không cao. Tuy nhiên nó giúp chứng minh ý nghĩa của các thông số trong mô hình PAMVEC. Để minh chứng rõ hơn cho một chu trình lái mang tính thực tế bảng 2.1 đại diện cho vận tốc trung bình, tỉ lệ vận tốc và gia tốc đặc trưng của một chu trình đã được nghiên cứu thực tế.

Hình 2.5: Chu kì lái giả thiết với giá trị các thông số cơ bản như sau:

Hình 2.6: Chu kì lái giả thiết với giá trị các thông số cơ bản như sau:

����=10m/s , Λ=1.1 và ã=0.105m/s2 (tăng lên 5%) Bảng 2.1: Thông số của một số chu trình lái tiêu chuẩn.

Chu trình lái Vận tốc trung bình(km/h) ���� Vận tốc trung bình bậc 3(km/h) ���� Tỉ lệ vận tốc Λ Gia tốc đặc trưng(m/s2) ã NYDC 11.4 20.6 1.81 0.293 NEDC 33.0 53.6 1.62 0.112 UDDS 31.4 44.5 1.42 0.171 US06 76.9 91.2 1.19 0.190 HWFET 77.2 80.0 1.04 0.069

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiệu quả tính kinh tế vận tải của xe khách 29 chỗ liên tỉnh (Trang 36 - 40)