Kỹ năng vẽ, tô màu

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non (Trang 27 - 33)

- Chỉ số 36: Trẻ nói được ý tưởng sản phẩm của bản thân.

7.1: Kỹ năng vẽ, tô màu

Đối với trẻ 4-5 tuổi, tôi tiếp tục gây hứng thú cho trẻ trong quá trình vẽ nhằm tiếp tục bồi dưỡng hứng thú, khả năng cảm thụ, đánh giá, hình thành các cảm xúc thẩm mỹ. Trẻ được phát triển tri giác để mở rộng các biểu tượng, tăng cường khả năng quan sát có phân tích: nhận biết, gọi tên, tìm đặc điểm các chi tiết, bộ phận, xác định các vị trí sắp xếp của các thành phần trong cấu trúc và các mối quan hệ của chúng; phân biệt cảm nhận vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc, nét đặc thù của sự vật và các hoạt động tạo hình. Trẻ sử dụng tích cực vốn kinh nghiệm tạo hình để phát triển các vận động tạo hình của tay, điều khiển, vận động để thực hiện vẽ. Trẻ sử dụng các đường nét để vẽ.

Khi tiến hành dạy trẻ, tôi dạy trẻ các thao tác từ dễ đến khó theo từng chủ điểm.

Vào đầu năm học, tôi dạy trẻ cầm bút bằng 3 đầu ngón tay di màu, tô màu các hình ảnh to, rõ nét. Dần dần trẻ có tư thế ngồi đúng, cầm bút đúng cách thì cho trẻ tô màu những bức tranh có nhiều chi tiết.

Tiếp theo tôi dạy trẻ vẽ các nét cơ bản: Ví dụ: Dạy trẻ vẽ mưa bằng nét thẳng, nét xiên, vẽ vòng tròn như vẽ cuộn len, quả bóng…Sau đó, tôi dạy trẻ biết phối hợp các đường nét, các hình để vẽ và tô màu các sự vật hiện tượng. Dạy trẻ tự vẽ các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ, trẻ có ý tưởng tạo ra bức tranh hoàn chỉnh và đặt tên cho bức tranh.

Ở các chủ điểm tiếp theo, tôi cho trẻ làm quen với màu nước, miết đất nặn và các nguyên vật liệu khác.

VD: Cho trẻ làm quen với màu nước: Tôi cho trẻ hình bàn tay, bàn chân lên giấy bằng màu nước, hoặc thổi màu nước loang ra tạo thành tranh. Với hoạt động này trẻ rất hứng thú tham gia.

Từ những bàn tay nhỏ nhắn của trẻ đã tạo nên được những bức tranh thật đẹp. Tôi hướng dẫn trẻ dùng 2 bàn tay nhúng vào màu nước in 2 bàn tay vào giấy tạo phần đầu của con chuồn chuồn. In các ngón tay làm đuôi và từ những đầu ngón tay trẻ tạo cây, hoa rất đẹp.

27

Bức tranh “ Con chuồn chuồn ” của bé Phương Linh

Tôi hướng dẫn trẻ in 2 bàn tay màu chạm vào nhau để tạo thành con cua. Trẻ rất hứng thú và khéo léo để tạo ra được con cua rất ngộ nghĩnh:

Bức tranh “Con cua ” của bé Thái Ngọc

Tranh của trẻ trưng bày tại góc tạo hình

28

Trẻ dùng ống hút thổi màu nước tạo thân cây, sau đó dùng bông tăm chấm màu tạo hoa và nhị hoa.

Trong quá trình trình dạy trẻ vẽ tôi luôn chú ý tới khả năng của từng trẻ.

Đối với trẻ yếu, tôi động viên hướng dẫn trẻ cụ thể hơn. Đối với trẻ khá hơn, tôi khuyến khích trẻ sáng tạo hơn.

Cho trẻ tham gia vào hoạt động: Thổi bong bóng màu

Bé Hà Ngọc đặt tên: “Gia đình dưới nước”

29

Bé Hà Phương đặt tên bức tranh: “ Hai anh em nhà rùa ”

30

Tranh của bé Hà Ngọc

rẻ tham gia hoạt động này tự đặt ra câu hỏi: “Vì sao lại thổi được bong bóng màu ” Trẻ dùng ống hút thổi vào những cốc màu pha với xà phòng mà cô đã chuẩn bị, sau đó dùng giấy in lên tạo ra hình tròn bong bóng. Trẻ tư duy, sáng tạo đã tạo ra được những bức tranh sinh động cùng với sự gợi ý của cô.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi hứng thú với hoạt động tạo hình trong trường mầm non (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w