- Chỉ số 36: Trẻ nói được ý tưởng sản phẩm của bản thân.
7.2: Kỹ năng nặn:
Ở lớp mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi, giáo viên cần tiếp tục gây sự hứng thú, tạo niềm say mê đối với hoạt động nặn, kích thích trẻ tích cực suy nghĩ, tưởng tượng. Tôi luyện tập, bồi dưỡng khả năng quan sát bằng mắt và tự điều khiển các vận động của đôi bàn tay, của các ngón tay thực hiện các thao tác vận động tinh ( bằng các cơ nhỏ ). Củng cố những hiểu biết về hình thù, cấu trúc, tỷ lệ các chi tiết của vật, bồi dưỡng khả năng phân tích và nhận biết nhanh nhạy các đặc điểm của khối. Trẻ cảm nhận một số đặc điểm hình khối của sự vật bằng cách sờ vào các mặt của hình đó. Vì vậy, tôi tăng cường bồi dưỡng cho trẻ cảm xúc thẩm mỹ: các cảm xúc về vẻ đẹp của hình khối, cảm xúc về vẻ đẹp, về sự cân đối. Tôi dạy trẻ một số kỹ năng nặn cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm. Dạy trẻ biết dùng ngón tay, bàn tay để làm các động tác xoay tròn, ấn dẹt, lăn dọc, làm mỏng, uốn cong thành ống loe. Khi nặn tôi dạy trẻ biết sử dụng các kỹ năng sau đó dạy trẻ nặn, cho trẻ tập nặn từ đơn giản đến phức tạp. VD: Dạy trẻ nặn quả tròn sau đó dạy kỹ năng lăn dài, uốn cong… sao chho giống quả thật, dần dần dạy trẻ nặn những vật khó hơn.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ của tôi, thì tôi tăng cường tổ chức các giờ học nặn tự do tại các góc chơi. Trẻ chủ yếu nặn bằng cách chắp ghép, gắn chặt các bộ phận, miết chỗ nối, biết dùng que để làm một số chi tiết.
Khi thấy trẻ của lớp mình có được kỹ năng nặn, tôi mạnh dạn đưa hoạt động nặn vào một tiết học nặn. Trẻ rất hứng thú tham gia nặn một số loại quả mà mình thích. Trẻ nặn các loại quả có dạng tròn và có dạng dài. Trẻ biết dùng đầu ngón tay, lòng bàn tay để tạo ra hình tròn làm quả, sau đó trẻ lấy
31
một ít đất lăn dọc làm cuống ghép nào quả và lấy một ít đất xoay tròn, ấn dẹt gắn lên cuống làm lá.
Trẻ tham gia vào hoạt động nặn
Sau đó tôi cho trẻ ra trưng bày sản phẩm, trẻ nới được ý tưởng sản phẩm của bản thân và 86% trẻ đã đạt được chỉ số 36.
32
Trẻ trưng bày sản phẩm của mình