Việt Nam được xếp vào một trong những thị trường bán lẻ lớn ở châu Á Thái Bình Dương và được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển. Theo Tổ chức Tư vấn AT Kearney (Mỹ) [106] nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam với mức tăng trưởng nhanh với chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2021 đứng thứ 9 đang trở thành một thị trường hấp dẫn để các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê quy mô TTBL Việt Nam những năm gần đây đang tăng nhanh chóng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn từ 2010-2020 chi tiết được nêu tại Bảng bên dưới.
Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa các năm giai đoạn 2010-2020
(ĐVT: Tỷ đồng)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niêm giám Thống kê
2010 2011 2015 2018 2019 sơ bộ 2020
4500000 4000000 3500000 3000000 2500000 2000000 1535600 2403723.2 3308059 3694559.9 3944935.5 1500000 1000000 500000 0 1254200 2010 2011 2015 2018 2019 sơ bộ 2020
Hình 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa các năm giai đoạn 2010-2020
Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám Thống kê (ĐVT: tỷ đồng)
Theo Niên giám Thống kê doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ luôn liên tục tăng nếu năm 210 là 373.134 tỷ đồng thì năm 2019 là 1.027.470 tỷ đồng cụ thể trong giai đoạn 2010-2019 chi tiết tại hình vẽ bên dưới.
DOANH THU THU ẦN S ẢN XU ẤT KINH DOANH C ỦA DN ( ĐVT: T Ỷ Đ ỒNG)
2010 2015 2016 2017 2018 2019
Hình 2.2: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của DNBL
Nguồn: Tổng hợp từ Niêm giám Thống kê
Bên cạnh đó trong báo cáo về nghiên cứu đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố [17] chỉ ra rằng từ khi nhà đầu tư nước ngoài phép thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam cùng với nhiều yếu tố như thuận lợi như dân số trẻ kinh tế phát triển… đã khiến TTBL Việt Nam lọt vào danh sách thị trường hấp dẫn trên thế giới. Có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại điển hình như Aeon (Nhật Bản) Central Group (Thái Lan) Lotte (Hàn Quốc) ... đã và đang đầu tư khai thác tại Việt Nam thông qua các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). Xu hướng mua bán - sáp nhập ngày càng gia tăng khi nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài để ý đến TTBL Việt Nam thông qua việc tổ chức những diễn đàn về TTBL đồng thời đẩy mạnh các loại hình dịch vụ áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm
96 53 72 1027 47 0 37 31 34 69 04 95 74 44 58 85 06 02
đáp ứng tốt nhất cho các DNBL như thương mại điện tử kinh doanh online tiếp thị đa kênh…
Hiện nay Việt Nam có dân số khoảng 96 triệu dân trong đó lực lượng dân số trẻ chiếm hơn một nửa. Ngoài ra mức GDP trung bình của nước ta đang xấp xỉ 2.000 USD/người và sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai. Đây được xem là các yếu tố giúp cho sự phát triển của bán lẻ Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công Thương thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Các siêu thị và trung tâm thương mại phần lớn tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành trong khi khu vực nông thôn ngoại thành chưa xuất hiện nhiều các mô hình bán lẻ hiện đại. Điều này có thể nói thị phần bán lẻ hiện đại Việt Nam còn đang bị bỏ ngỏ khá nhiều. Môt số thông tin cụ thể về số lượng siêu thị trung tâm thương mại chợ trong giai đoạn 2015 tới 2020 như Bảng bên dưới.
Bảng 2.2: Số lượng siêu thị trung tâm thương mại chợ từ 2015-2020
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niêm giám Thống kê
Mấy năm qua nền kinh tế phục hồi có thể thấy TTBL đã có sự phát triển mạnh mẽ và đang trên đà lấy lại tốc độ tăng trưởng. Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều lên ngành sản xuất phục hồi kiều hối tăng lãi suất cho vay giảm…là những yếu tố chính góp phần làm tăng thu nhập người dân. Bên cạnh đó làn sóng vốn trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam.
Loại hình 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng siêu thị 832 865 958 1007 1085 1.163
Số lượng TTTM 160 168 189 212 240 250
10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Số lượng siêu thị Số lượng TTTM Số lượng chợ
Hình 2.3: Số lượng siêu thị trung tâm thương mại chợ từ 2015-2020
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niêm giám Thống kê (ĐVT: tỷ đồng)
Trên TTBL đã nổi lên một số DNBL lớn bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và DNBL trong nước chiếm thị phần lớn trong TTBL đang cạnh tranh với nhau và đi đầu trong những xu hướng bán lẻ mới. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Lotte Central Group Aeon Circle K K Mart… đã liên tục đẩy mạnh chiến lược M&A tại thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng TTBL Việt Nam là rất lớn và cạnh tranh để thị phần trong lĩnh vực này cũng ngày càng gay gắt.
Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do (như Phụ lục 3) trong đó việc cam kết mở cửa thị trường dịch vụ đầu tư phân phối cũng là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài lớn đẩy mạnh đầu tư vào ngành bán lẻ Việt Nam. Trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực hạn chế chỉ có một số ít nhà bán lẻ lớn của Việt
Nam như Saigon Co.op Masan Satra BRG Group … mới đủ năng lực để cạnh tranh khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
Hiện tại thị trường bán lẻ Việt Nam có hai kênh chính gồm kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống. Kênh bán lẻ hiện đại có các loại hình như: các loại hình siêu thị (siêu thị siêu thị mini) đại siêu thị trung tâm mua sắm các loại hình cửa hàng chuyên doanh hiện đại cửa hàng tiện lợi…; bán lẻ trực tuyến và bán hàng trực tiếp tại cơ sở bán lẻ. Với đặc điểm về vốn kinh nghiệm các doanh nghiệp bán lẻ sẽ lựa chọn phân khúc riêng cũng như mở rộng kinh doanh ở tất cả các phân khúc như Masan Saigon Co.op Satra Bách hóa xanh (Thế giới di động) BRG…
Loại hình bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với bán lẻ hiện đại cụ thể chi tiết tỷ lệ cơ cấu các loại hình bán lẻ nêu trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3: Cơ cấu tỉ lệ các loại hình bán lẻ tại Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ VCCI2
Tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Thời gian vừa qua các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã liên tục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ còn tăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới. Tuy nhiên thông qua việc triển khai Cuộc vận động “Người Việt
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): https://vcci-hcm.org.vn/diem-nhan-thi- truong/ky-1-goc-nhin-tong-quan-thi-truong-ban-le-viet-nam/23394/ (truy cập 1/10/2021)
Loại hình bán lẻ 2020F 2017 2015
Bán lẻ truyền thống 55% 68% 75%
Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động từ năm 2009 hàng Việt Nam vẫn giữ được chỗ đứng tại các cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại. 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2020 2017
Bán lẻ truyền thống Bán lẻ hiện đại
2015
Hình 2.4: Cơ cấu tỉ lệ các loại hình bán lẻ tại Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu từ VCCI3
Tỷ lệ hàng Việt tại các cửa hàng bán lẻ vẫn được duy trì ở mức cao (trên 80%): Co. opmart (90-93%) Vinmart (96%) Satra (90-95%) Vissan (95%) Hapro (95%)…); Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ siêu thị nước ngoài chiếm từ 65% đến 95% cụ thể: Aeon - Citimart (82-85%) Lotte Big C (90%) Auchan (65%) Trung tâm thương mại Saigon Centre (68%) Trung tâm thương mại Emart (96%) …; Hàng Việt Nam tại các chợ truyền thống cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên [82]. Với tình hình thực tế phân bố dân cư ở Việt Nam thì mạng lưới bán lẻ còn thưa thớt nhất là vùng nông thôn vùng sâu
Tham khảo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): https://vcci-hcm.org.vn/diem-nhan-thi- truong/ky-1-goc-nhin-tong-quan-thi-truong-ban-le-viet-nam/23394/ (truy cập 15/10/2021).
vùng xa nhiều dư địa để phát triển các loại hình bán lẻ như siêu thị…. Đây là là khoảng trống để các DNBL Việt Nam tiếp tục mở rộng thị phần. Bên cạnh đó còn có nhiều lợi thế khác về nguồn hàng sự am hiểu văn hóa tiêu dùng người Việt… giúp DNBL Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển.