- Áp lực cạnh tranh trong ngành
Trong thời gian qua thị trường bán lẻ Việt Nam đang chứng kiến làn sóng mua bán sáp nhập của các doanh nghiệp bán lẻ như tập đoàn Massan mua lại mảng bán lẻ Vinmart của Vingroup. Bên cạnh đó trong những năm qua ngành bán lẻ Việt Nam đã thu hút rất nhiều các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài vào thị trường nội địa ví dụ như các đại gia bán lẻ như Aeon (Nhật Bản) Lotte Mart (Hàn Quốc) Central Group (Thái-lan). Nhiều doanh nghiệp bán lẻ liên tục mở rộng các địa điểm bán lẻ.
Cạnh tranh các công ty trong ngành là tương đối nhiều do có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường. Các nhà bán lẻ không chỉ cạnh tranh để giành lấy khách hàng mà còn phải cạnh tranh cả vị trí để bán hàng [73].
- Khách hàng
Doanh thu của doanh nghiệp bán lẻ luôn phụ thuộc vào nhóm đối tượng là khách hàng. Coi khách hàng là đối tuộng được phục vụ tốt nhất luôn là kim chỉ nam trong kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiện nay mức thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng tăng lên đời sống người dân cũng được nâng cao. Người dân mua sắm giờ rất quan tâm đến an toàn thực phẩm cũng như xuất sứ hàng hoá. Áp lực về đảm bảo cung ứng sản phẩm an toàn thực phẩm xuất xứ và cơ quan kiểm duyệt để gia tăng thị phần của các doanh nghiệp ngày càng lớn. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen khảo sát thấy đa số người tiêu dùng Việt Nam coi vấn đề an toàn thực phẩm là quan trọng nhất trên cả công việc chi phí sinh hoạt và thiên tai [69]. Có thể nhận thấy người mua là đối tượng tạo ra nhiều sức ép nhất đối các nhà bán lẻ. Khả năng để chuyển đổi thay đổi thói quen mua bán từ một thói quen mua hàng từ nhà bán lẻ này chuyển sang thói quen mua hàng từ cửa hàng bán lẻ khác là rất khó. Do vậy nên các
yếu tố như giá bán và chăm sóc khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để một doanh nghiệp bán lẻ đứng vững. Cửa hàng bán lẻ càng có nhiều khách hàng thì các nhà bán lẻ mới càng hoạt động tốt [78].
- Sản phẩm thay thế
Hiện nay thương mại điện tử rất phát triển tại Việt Nam theo Báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2019 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam thì Việt Nam có trên 64 triệu người dùng Internet (chiếm 66% dân số) 62 triệu người dùng mạng xã hội (64% dân số) số thuê bao di động đạt 143 triệu trong đó 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh. TMĐT Việt Nam đang chứng kiến sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư đến từ các quốc gia châu Á khác với tiềm lực mạnh về tài chính. Hai năm trở lại đây TMĐT đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các kênh bán lẻ online của Shopee Tiki Lazada Sendo. Tổ chức IPrice insights xếp hạng các doanh nghiệp TMĐT hàng đầu tại Việt Nam cho thấy Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong Quý 20216 về lượng truy cập website (đạt khoản 88 triệu lượt truy cập web mỗi tháng). Bên cạnh đó trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19 dẫn đến phải dãn cách xã hội vừa qua đã dẫn đến nhiều người tiêu dùng thay đổi thói quen mua hàng từ thương mại truyền thống sang mua bán trực tuyến. (Đặng Thị Bích Ngọc 2021). Kênh bán hàng trực tuyến vốn tiện lợi hơn và phù hợp với giới trẻ. Bán hàng trực tuyến sẽ là rủi ro lớn nhất với các công ty bán lẻ hiện đại kiểu thương mại truyền thống thời điểm hiện tại. [73] [78].
- Nhà cung cấp
+ Về cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp bán lẻ:
Tại các cửa hàng của doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa nguồn gốc sản xuất nội địa vẫn chiếm đa số trong các cửa hàng. Điều này có thể lý giải do các
doanh nghiệp bán lẻ trong nước có lợi thế là hiểu biết thói quen mua sắm tiêu dùng của người dân trong nước. Chính phủ Việt Nam cũng luôn định hướng và chính sách khuyến khích người dân dùng hóa nội địa thay cho hàng hóa nhập khẩu với khẩu hiệu “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hàng Việt Nam ngày càng có chất lượng cao hơn đa dạng chủng loại và không ngừng cải tiến sản phẩm tăng sản phẩm mới ra thị trường phục vụ nhu cầu hiện đại của người dân. Hiện nay nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã sử dụng nhãn hàng riêng bán cho khách hàng.
Bên cạnh đó người dân có nhiều lựa chọn hơn khi ngày càng có nhiều sản phẩm hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tại nhiều cửa hàng bán lẻ hiện đại nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thị phần tiêu thụ hàng Việt sẽ giảm đi. Đặc biệt thời gian gần đây khi các đại gia bán lẻ nước ngoài như Lotte (Hàn Quốc) Aeon (Nhật Bản) Central Group (Thái Lan) … đang tăng cường số lượng hàng hóa của doanh nghiệp từ nước họ sang tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Hàng hóa nhập khẩu bày bán trong các cửa hàng bán lẻ ngày càng nhiều và đa dạng do Việt Nam với quá trình hội nhập và mở cửa thị trường hàng hóa thông qua việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Vì vậy hàng hóa nước ngoài có điều kiện thuận lợi để nhập khẩu vào Việt Nam và cũng có giá cả cạnh tranh hơn trước đây (do tiết kiệm được các khoản thuế quan). Tuy nhiên trong những năm qua Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nhiều tổ chức quốc tế và đã trải qua giai đoạn mở cửa mạnh cho hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh nhiều nhất với hàng hóa nội địa rồi như các cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã ký giữa Việt Nam và các nước. Vì vậy hàng hóa từ các nước Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc ASEAN … (cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam) thực tế đã vào thị trường Việt Nam với thuế suất rất thấp hoặc 0% từ nhiều năm nay. Nhìn chung nguồn cung hàng
hóa cho các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay vẫn phần lớn là các hàng hóa nội địa. Sẽ không có đột biến nào quá lớn về sự gia tăng hàng nhập khẩu từ các nước này khi nền kinh tế Việt Nam tham gia nhiều các hiệp định FTA nên nguồn cung hàng không phải là áp lực lớn lên các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
+ Về cung cấp logistics cho các doanh nghiệp bán lẻ:
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành vận tải và logistics như trao đổi thương mại toàn cầu gia tăng cùng với việc hội nhập kinh tế quốc tế và việc ký kết thành công các hiệp định tự do thương mại vị trí địa lý thích hợp để xây dựng các trung tâm trung chuyển của khu vực Đông Nam Á. Cơ sở hạ tầng như kho bãi đường cao tốc cảng biển cảng hàng không luôn được cải thiện. Theo Bộ Công Thương năm 2018 ngành logistics có mức độ tăng trưởng khoảng 12 - 14%. Số lượng các doanh nghiệp vận tải và logistics hiện nay là 3.000 DN bao gồm cả đường sắt đường bộ đường biển đường hàng không đường thủy nội địa … Hàng hóa gia tăng lưu lượng vận chuyển giao dịch qua các làm cho nhu cầu vận tải và logistics đặc biệt là dịch vụ giao hàng nhanh tăng cao. Thị trường thương mại điện tử có quy mô năm 2017 đạt 6 2 tỷ USD tăng trưởng 24% số lượng đơn hàng qua công ty giao hàng nhanh tăng trưởng trung bình 45% giai đoạn 2015 - 2020 và ước đạt 530 triệu đơn hàng vào năm 2020 [65]. Chi phí logistics đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí DN điều này tạo những khó khăn đối với NLCT của doanh nghiệp. Để giảm chi phí logistics cần phải có giải pháp đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối giữa các phương thức vận tải. Bên cạnh đó phát triển sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối tốt nhất các chủ hàng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tạo cơ sở cho DN logistics Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng tránh tình trạng vận chuyển một chiều đi nhưng chiều về lại không có hàng hóa để vận chuyển.
- Rủi ro người mới gia nhập ngành
Không dễ cho người mới gia nhập ngành vì 2 lý do: (1) các nhà bán lẻ cần số lượng cửa hàng lớn để có được lợi thế thương mại; (2) các chuỗi bán lẻ cần sở hữu nội địa 50% vì vậy chuỗi bán lẻ nước ngoài không thể kinh doanh ngành này một mình tại Việt Nam. Như vậy doanh nghiệp bán lẻ tham gia trước sẽ có lợi thế hơn nhờ lấy được hết các vị trí đẹp để kinh doanh. Bên cạnh đó biên lợi nhuận ròng của nhà bán lẻ là thấp nên họ cần hiểu biết về thị trường bán lẻ và người tiêu dùng để vận hành kinh doanh nếu không sẽ dễ dàng bị lỗ. [73] [78].