Kết quả phân tích khảo sát được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 02. Kết quả điều tra cho thấy năng lực quản lý của doanh nghiệp bán lẻ được khảo sát với số điểm bình quân của từng chỉ tiêu trong thang đo dao động trong khoảng từ đến 2 80 đến 2 95. Phân tích từng chỉ tiêu trong thang đo năng lực quản lý cho đa số có mức điểm trung bình. Số điểm các chỉ tiêu khảo sát như đội ngũ quản lý có khả năng quản lý tốt (số điểm 2 95) đội ngũ quản lý của doanh nghiệp thường xuyên được đào tạo kiến thức quản lý kịp thời (số điểm 2 95) doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả (số điểm 2 85). Điều này có thể đánh giá đa số doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam với thành phần chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đội ngũ năng lực quản lý chưa được đánh giá cao. 3.00 2.95 2.95 2.95 2.90 2.89 2.85 2.85 2.80 2.80 2.75 2.70
Năng lực quản lý Đội ngũ quản lý có Đội ngũ quản lý của Doanh nghiệp Doanh nghiệp xây khả năng quản lý tốt doanh nghiệp
thường xuyên được đào tạo kiến thức quản lý kịp thời
thường xuyên triển khai các chính sách hỗ trợ người
lao động
dựng được chiến lược kinh doanh
hiệu quả
Hình 2.9: Điểm đánh giá của chỉ tiêu Năng lực quản lý
Năng lực quản trị đang là điểm yếu thách thức tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Trong khi quy mô doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chiếm phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ với số vốn khiêm tốn. Theo nghiên cứu VCCI [61] thì có tới 73% doanh nghiệp bán lẻ đánh giá quản trị doanh nghiệp là yếu tố cản trở lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong việc quản lý một số lĩnh vực như nguồn hàng tài chính chất lượng hàng hóa quản trị nhân sự. Theo kết quả khảo sát của VCCI có 77% doanh nghiệp đánh giá có khó khăn trong quản lý tài chính có 60% doanh nghiệp đánh giá khó khăn trong quản lý nguồn hàng 63% doanh nghiệp khóa khăn trong quản lý chất lượng hàng hóa tranh thất thoát 56% doanh nghiệp khó khăn trong công tác quản trị nhân sự [61 69]. Nếu doanh nghiệp không quản lý kiểm soát tốt chất lượng người lao động và chất lượng hàng hóa hay có thể tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó các tập đoàn bán lẻ nước ngoài với bề dày kinh nghiệm năng lực quản lý trên thế giới sẽ là thách thức lớn đối với trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước với một khoảng cách không nhỏ. Như vậy các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng rất cần được đào tạo để có thể kiểm soát khuyến khích và sử dụng lao động cũng như chất lượng hàng hóa tốt hơn qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nói của doanh nghiệp.
Về văn hóa doanh nghiệp là vấn đề cần được quan tâm hàng của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Công ty tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam- Navigos Group [75] khảo sát và nhận thấy 99% ứng viên tham gia tuyển dụng vào doanh nghiệp bán lẻ cho biết rằng họ quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp thông qua yếu tố môi trường làm việc (30%) yếu tố con người trong doanh nghiệp bán lẻ (33%) và quan tâm tới ầm nhìn của doanh nghiệp bán lẻ (29%). Về phía nhà quản lý doanh nghiệp 51% thì đồng ý rằng sự phù hợp với văn
hóa doanh nghiệp là yếu tố bắt buộc khi tuyển dụng và có 40% nhà quản lý doanh nghiệp bán lẻ cho rằng việc chưa phù hợp văn hóa doanh nghiệp của nhân viên cũng không phải là vấn đề lớn. 29% nói lý do chuyển việc là do không phù hợp với phong cách của người quản lý trực tiếp đây là lý do hàng đầu khiến họ nghỉ việc nhiều nhất. Chính vì vậy việc quản trị văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng trong của người quản lý doanh nghiệp bán lẻ. Điều này có thể giúp nhân viên cảm thấy yêu thích môi trường làm việc và sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Nhận xét: Trình độ năng lực quản lý của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cũng là một thách thức. So với các doanh nghiệp bán lẻ FDI với năng lực quản lý nhiều kinh nghiệm thì trình độ năng lực quản lý doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần được nâng cao hơn nữa. Bên cạnh đó nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp bán lẻ nội giúp cho việc quản lý lao động trong doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sẽ tốt hơn.