Giải pháp của tỉnh

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THU hút vốn đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI của TỈNH hải DƢƠNG HIỆN NAY (Trang 42)

2016 đến nay

2.4.2. Giải pháp của tỉnh

Mặc dù đạt kết quả tốt trong những năm qua, song lãnh đạo tỉnh cũng nhƣ lãnh đạo các cấp, các ngành không chủ quan, chỉ nhìn vào những mặt tốt, mà luôn thẳng thắn nhìn nhận cả những mặt hạn chế. Do đó, để phát triển bền vững, lâu dài và phát huy tối đa đƣợc những lợi thế của mình, những năm gần đây, tỉnh đã và đang thực hiện chính sách từ thu hút đầu tƣ theo số lƣợng sang thu hút đầu tƣ theo chất lƣợng, chọn lựa kỹ càng và có chiều sâu hơn đối với từng dự án đầu tƣ, hƣớng tới thu hút những dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, những dự án có vốn đầu tƣ lớn, có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, có tỷ trọng xuất khẩu lớn trên thị trƣờng quốc tế, đồng thời từ chối những dự án có quy mô nhỏ lẻ với số vốn đầu tƣ quá thấp, sử dụng nhiều đất đai và những dự án sử dụng dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng, dự án không có đóng góp hoặc đóng góp rất ít cho ngân sách nhà nƣớc. Cụ thể là:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, ƣu tiên thu hút các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất cây, con giống; ứng dụng công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến nông sản. Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Trong công nghiệp, ƣu tiên thu hút đầu tƣ vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm cơ khí, điện, điện tử nhƣ: sản xuất lắp ráp ô tô, kết cấu thép, các thiết bị điện tử, điện lạnh, các thiết bị thông tin viễn thông, máy in, máy Fax, vật liệu xây dựng mới, thuốc chữa bệnh cho ngƣời,…

Trong lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực: thƣơng mại, siêu thị, nhà hàng; dịch vụ du lịch, tài chính, vận tải, viễn thông, bảo hiểm, tƣ vấn, khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế chất lƣợng cao,…

Mới đây, tỉnh Hải Dƣơng đã ban hành quyết định phê duyệt đề án phát triển CNCNC, CNHT giai đoạn 2021 – 2025, định hƣớng đến năm 2030. Theo đó, tỉnh Hải Dƣơng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 340 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp CNCNC, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghiệp sạch, các doanh nghiệp lắp ráp lớn mang lại giá trị kinh tế cao; Đến năm 2030, phấn đấu đạt khoảng 580 doanh nghiệp. Và việc mở rộng dƣ địa để thu hút đầu tƣ FDI đƣợc coi là đòn bẩy để Hải Dƣơng đạt đƣợc mục tiêu mà đề án đƣa ra.

Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, tỉnh cũng đã đề ra nhiều giải pháp thu hút ĐTNN, đó là tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, thu hút các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn FDI là một chủ trƣơng lớn của tỉnh trong những năm gần đây. Tỉnh Hải Dƣơng đã xác định rõ 3 khâu đột phá, đó là nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, cải cách hành chính, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn, công khai,

minh bạch; đẩy mạnh đầu tƣ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, huy động các nguồn lực cho đầu tƣ phát triển về hạ tầng giao thông vận tải, đô thị, hạ tầng các khu công nghiệp, hạ tầng xã hội,…

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc trong quá trình thực hiện đầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành có liên quan trong tỉnh thực hiện việc nâng cao chất lƣợng phục vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đƣợc giao; Nghiêm túc thực hiện việc rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các thủ tục về giải phóng mặt bằng, giao đất, thuế, hải quan, định giá tài sản, cấp phép cho ngƣời lao động nƣớc ngoài.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho hoạt động XTĐT của tỉnh, bao gồm các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; quy hoạch KCN, CCN,…và các thông tin hỗ trợ đầu tƣ nhƣ chi phí đầu tƣ, xây dựng, tuyển dụng lao động,…Thƣờng xuyên cập nhật định hƣớng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, công khai trên cổng thông tin điện tử, website xúc tiến đầu tƣ của tỉnh và trên các website của các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan.

Đổi mới phƣơng thức xúc tiến đầu tƣ và đa dạng hóa các kênh vận động, XTĐT thông qua các cơ quan, diễn đàn, các tổ chức kinh tế có uy tín lớn trong và ngoài nƣớc. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, rà soát và ban hành kịp thời các văn bản về trình tự, thủ tục đầu tƣ, hợp tác công tƣ, lựa chọn nhà đầu tƣ theo Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trƣờng,…Cập nhật thƣờng xuyên, tuyên truyền và phổ biến nhanh, kịp thời những chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật nhà nƣớc đến các doanh nghiệp, thực hiện công khai minh bạch các kế hoạch, quy hoạch của các ngành, lĩnh vực để các nhà đầu tƣ đƣợc tiếp cận bình đẳng.

CHƢƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Quan điểm và chiến lƣợc phát triển của tỉnh

3.1.1. Mục tiêu tổng quát và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 Dƣơng giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030

a. Phƣơng hƣớng phát triển

Để phát huy những thế mạnh sẵn có của tỉnh, khắc phục những hạn chế vẫn còn tồn tại hiện nay nhằm thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI, phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ và các ban ngành của tỉnh đã đƣa ra những phƣơng hƣớng phát triển trong giai đoạn tới nhƣ sau:

Một là, tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng xanh, đổi mới, sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số để phát triển nhanh, bền vững.

Hai là, phát triển công nghệ ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; một số ngành dịch vụ có lợi thế, chất lƣợng cao; đô thị xanh, thông minh, hiện đại.

Ba là, liên kết chặt chẽ, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cùng các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, xây dựng Thành phố Hải Dƣơng đảm bảo tiêu chí đô thị thông minh. Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa Xứ Đông.

Bốn là, tiếp tục đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao mức hƣởng thụ phúc lợi xã hội và mức sống của ngƣời dân.

Năm là, củng cố vững chắc quốc phòng quân sự địa phƣơng; giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội, đảm bảo môi trƣờng chính trị, xã hội ổn định cho phát triển.

Sáu là, tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo tiền đề đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

Với những phƣơng hƣớng phát triển đã đề ra, Đảng bộ và các ban ngành của tỉnh cũng đề ra mục tiêu tổng quát giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 9% trở lên; GRDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2025 đạt 115 triệu đồng (tƣơng đƣơng 4.800 USD).

- Thu nhập thực tế bình quân đầu ngƣời/năm đến năm 2025 đạt 85 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,0%, công nghiệp – xây dựng 61,5%, dịch vụ 30,5%.

- Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đƣợc cấp chứng chỉ đạt 33%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 55%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95%.

- Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trƣởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm.

- Số doanh nghiệp thành lập mới tăng hằng năm từ 15% trở lên.

- Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản năm 2025 đạt 210 triệu đồng.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025 đạt 20%.

- Thu ngân sách nội địa tăng bình quân 10%/năm.

- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt trên 45%.

- Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) đến năm 2025 đạt 0,77.

- Tỷ lệ trƣờng học các cấp đạt chuẩn quốc gia năm 2025: Mầm non: 70%; Tiểu học: 98,7%; THCS: 95%; THPT: 80%.

- Năm 2025: Số giƣờng bệnh (không tính các trạm y tế cấp xã) đạt 36 giƣờng/vạn dân; có 10 bác sĩ/vạn dân.

- Giảm 4/5 số hộ nghèo trong vòng 5 năm theo chuẩn mới; vào năm 2025 tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3%-4%; tỷ lệ thiếu việc làm giảm còn 2%.

- Duy trì tỷ lệ 90% làng, khu dân cƣ văn hóa, 85% cơ quan văn hóa trở lên.

- Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 đạt 80%.

- Năm 2025, 100% các CCN (có chủ đầu tƣ hạ tầng) có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt yêu cầu; 100% các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng đƣợc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.

Xuất phát từ Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, đồng thời dựa trên kết quả của Báo cáo Việt Nam tầm nhìn 2030 – Hƣớng tới Thịnh vƣợng, Sáng tạo, Bình đẳng, Dân chủ (của Bộ Kế hoạch Đầu tƣ công bố, với sự hỗ trợ của Nhóm Ngân hàng Thế giới), chiến lƣợc thu hút đầu tƣ FDI thế hệ mới đƣợc xây dựng nhằm trả lời câu hỏi làm thế nào để thu hút những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn, đòi hỏi lao động có tay nghề cao hơn để nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, từ đó để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, định hƣớng này cũng tích cực xem xét các chính sách, biện pháp cải cách môi trƣờng thể chế, xúc tiến đầu tƣ, các vấn đề môi trƣờng và ảnh hƣởng của các cơ chế ƣu đãi đầu tƣ.

Chiến lƣợc thu hút FDI thế hệ mới có trọng tâm là chuyển từ việc tìm kiếm nhà đầu tƣ phù hợp với những gì tỉnh đang có (tổng hợp các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ có lợi cho nhà đầu tƣ) sang xây dựng môi trƣờng đầu tƣ, phát triển các yếu tố phù hợp cho loại hình đầu tƣ mà tỉnh Hải Dƣơng cần thu hút hơn nữa. Quá trình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc này cần phải linh hoạt, có điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với những thay đổi từ phía FDI, và những hoạt động đối thoại, lắng nghe ý kiến phản hồi hiệu quả từ những diễn đàn quan trọng.

Thời gian tới, thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) có thể tiếp tục gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia lớn là đối tác quan trọng của Việt Nam. Chiến lƣợc thu hút vốn FDI của tỉnh tiếp tục xu hƣớng chuyển từ thu hút bằng mọi giá sang có chọn lọc; từ thu hút thụ động sang thu hút chủ động; từ thu hút dựa trên hiệu quả tài chính và quy mô dự án sang thu hút dựa trên hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trƣờng nhằm tăng năng lực sản xuất quốc gia, tính lan tỏa giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nƣớc. Trên cơ sở đó, định hƣớng chính sách thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số nhóm sau:

Một là khung pháp lý: Rà soát và bổ sung các quy định, điều kiện để thu hút, duy trì và sàng lọc các khoản đầu tƣ hiệu quả để tối đa hóa tăng trƣởng kinh tế; tiếp tục tạo khung pháp lý cho việc đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết, chuyển nhƣợng quyền sở hữu trí tuệ, trao đổi lao động kỹ thuật,…Chú trọng một số phƣơng thức đầu tƣ mới, hoàn thiện các quy định liên quan đến mua bán – sáp nhập (M&A); xây dựng các quy định, tiêu chuẩn nhƣ một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà ĐTNN có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trƣờng và có năng lực.

Hai là chính sách ƣu đãi đầu tƣ: Chính sách ƣu đãi cần hƣớng vào những ngành nghề, lĩnh vực có khả năng tạo ra các hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, tập trung vào các ngành, lĩnh vực ƣu tiên nhƣ công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trƣờng, năng lƣợng sạch, năng lƣợng tái tạo; đầu tƣ con ngƣời; logistic; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0…

Ba là chính sách thu hút “đại bàng”: Bên cạnh sự hấp dẫn từ môi trƣờng chính trị ổn định, kiểm soát tốt dịch Covid-19. Hải Dƣơng cũng đã có nhiều động thái nhƣ thành lập tổ công tác thúc đẩy hợp tác ĐTNN để tiếp cận, đàm phán với các tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị, nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tƣ cùng có lợi.

Bốn là cải cách thủ tục hành chính, môi trƣờng kinh doanh: Các ƣu đãi về thuế hay gánh nặng thuế thấp cũng không hấp dẫn bằng môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Vì vậy trong các năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục ban hành và thực hiện hiệu quả các nghị quyết về cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với điểm nhấn là cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh; đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra chuyên ngành,…

3.2. Những đề xuất về giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoàivào tỉnh Hải Dƣơng vào tỉnh Hải Dƣơng

3.2.1. Về phía tỉnh Hải Dƣơng

a. Giải pháp về công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng

Về công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng cần thực hiện một số giải pháp nhƣ sau: Một là, nâng cao chất lƣợng công tác lập quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, sản phẩm.

Hai là, tổ chức lập các quy hoạch còn thiếu, điều chỉnh các quy hoạch không còn phù hợp, đồng thời công khai quy hoạch để các nhà đầu tƣ và nhân dân nắm rõ định hƣớng của tỉnh.

Ba là, tăng cƣờng sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, cộng đồng dân cƣ trong quá trình lập các quy hoạch.

Bốn là, tỉnh cần tăng cƣờng công tác quản lý đối với các cụm công nghiệp, KCN. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc, các nhà đầu tƣ có thƣơng hiệu, có tiềm lực về vốn, công nghệ tham gia đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp; đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng gom dọc các cụm công nghiệp để tạo điều kiện thu hút các dự án.

Năm là, đẩy nhanh việc phê duyệt quy hoạch chi tiết một số KCN có vị trí thuận lợi để thực hiện các thủ tục thành lập và triển khai đầu tƣ hạ tầng (KCN Gia Lộc, KCN Đại An

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THU hút vốn đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI của TỈNH hải DƢƠNG HIỆN NAY (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w