Từ phía doanh nghiệp `

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THU hút vốn đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI của TỈNH hải DƢƠNG HIỆN NAY (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI FDI

2016 đến nay

2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn FDI tại tỉnh Hải Dƣơng

2.3.3. Từ phía doanh nghiệp `

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang tự nâng tầm cả về nhận thức, năng lực và tính chủ động, có chiến lƣợc phát triển rõ ràng, dám chấp nhận cuộc chơi, chú trọng đầu tƣ cho cả công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, biết tận dụng nhiều kênh phát triển thị trƣờng, công cụ thông tin (IT), bƣớc đầu tiếp cận trí tuệ nhân tạo (AI),…Phần lớn trong số này là các doanh nhân trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, có tƣ duy mới và rất năng động, là lực lƣợng đầy tiềm năng để trở thành những mắt xích trong các chuỗi cung ứng của khu vực FDI. Các doanh nghiệp luôn cố gắng đảm bảo cho nhà ĐTNN có đầu ra ổn định, có điều kiện nâng cao trình độ công nghệ cũng nhƣ kỹ năng quản trị, giúp họ hội nhập sâu hơn, hiệu quả hơn với khu vực và thế giới. Nhƣ vậy, cả hai phía đều sẽ có cơ hội kết nối đƣợc với nhau.

Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Quốc hội, đó là hiệu ứng lan tỏa (của khu vực FDI) chƣa cao, sự kết hợp giữa doanh nghiệp khu vực FDI và doanh nghiệp trong nƣớc chƣa đạt nhƣ kỳ vọng. Sự tham gia của doanh nghiệp trong nƣớc vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI còn ở mức độ rất hạn chế, gặp nhiều trở ngại. Các chính sách ƣu đãi của nhà nƣớc đều chƣa nhằm đến việc khuyến khích nâng cao tỷ lệ cung ứng hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc, hoặc ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tƣ về tham gia phát triển chuỗi cung ứng trong nƣớc, vì vậy doanh nghiệp trong nƣớc khó

tiếp cận và tham gia vào chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất có sự thay đổi thƣờng xuyên, liên tục về mẫu mã sản phẩm (nhƣ điện thoại di động, mỗi năm ra vài kiểu). Điều này buộc doanh nghiệp trong nƣớc phải có sự tính toán, cân nhắc rất kỹ và phải có năng lực quản trị thật tốt thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu. Cuối cùng, cải cách thủ tục hành chính vẫn chƣa đạt đƣợc những kết quả mang tính đột phá, vì thế vẫn còn là rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung và tiến trình tham gia, mở rộng chuỗi cung ứng cho khu vực FDI nói riêng.

2.4. Đánh giá chung về hoạt động thu hút FDI tại Hải Dƣơng 2.4.1. Cơ hội

Hiện nay, bối cảnh thế giới và khu vực đang có những chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, hình thức và phƣơng thức đầu tƣ phi truyền thống có xu hƣớng gia tăng. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh chóng, có tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, làm thay đổi mạnh mẽ từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phƣơng thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp. Cuộc cách mạng này tạo cơ hội cho tỉnh Hải Dƣơng “đi tắt, đón đầu”, bắt kịp với các nƣớc phát triển.

Bên cạnh đó, tỉnh đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể về phát triển kinh tế - xã hội, đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá cao, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng đã đạt những kết quả tích cực, chất lƣợng tăng trƣởng đang đƣợc nâng lên, đã và đang đàm phán, tham gia nhiều FTA thế hệ mới,…Khu vực kinh tế tƣ nhân cũng đang phát triển mạnh mẽ, bắt đầu hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế tƣ nhân trong nƣớc, tạo tiền đề để liên doanh, liên kết có hiệu quả với nhà ĐTNN. Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc đang đƣợc đẩy mạnh, qua đó tạo thêm không gian kinh tế mới, mở ra cơ hội cho khu vực tƣ nhân và khu vực ĐTNN gia tăng đầu tƣ kinh doanh.

Trong những năm gần đây, xu hƣớng của nguồn vốn FDI vào châu Á đang có hƣớng đi mới, chuyển dịch từ Trung Quốc (hiện đang đứng đầu thế giới về thu hút FDI) sang các nƣớc khác, mà Việt Nam lại là một quốc gia đang đƣợc đánh giá cao trong khu vực; đƣợc xem là điểm đến tiềm năng đối với các tập đoàn xuyên quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung đã khiến nhiều ngành công nghiệp điêu đứng, trong đó lĩnh vực công nghệ bị ảnh hƣởng khá nghiêm trọng. Điều này khiến các hãng công nghệ có xu hƣớng chuyển hƣớng đầu tƣ, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn và chƣa có dấu hiệu đƣợc kiểm soát cũng khiến các tập đoàn lớn suy nghĩ đến việc không nên tập trung toàn bộ nguồn nhân lực vào

một nơi. Một vài ông lớn nhƣ Google và Microsoft đang cố chuyển dây chuyền sản xuất diện thoại, laptop,…từ Trung Quốc sang các nƣớc Đông Nam Á. Việt Nam và Thái Lan dự kiến sẽ là điểm đến đƣợc hai ông lớn công nghệ này lựa chọn. Rõ ràng, đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng chiếm lĩnh thị phần.

Việt Nam bƣớc đầu tham gia vào các hiệp định thƣơng mại tự do mới, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ tạo thuận lợi cho thƣơng mại hai chiều giữa nƣớc ta với các nƣớc phát triển khác nhƣ Mỹ, Đức, Anh, Pháp,…Đây là cơ hội tốt có tác động tích cực đến dòng vốn FDI từ những nền kinh tế lớn đổ vào Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng. Quan hệ hợp tác Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) đã có những phát triển tích cực và toàn diện. Đặc biệt, việc Nghị viện châu Âu thông qua hai hiệp định gồm Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA); Hiệp định Bảo hộ đầu tƣ giữa EU và Việt Nam (EVIPA) ngày 12/2/2020 kỳ vọng sẽ tạo ra bƣớc phát triển mạnh mẽ trong thu hút nguồn vốn FDI từ các nƣớc EU vào Việt Nam.

Hiện nay, lƣợng lớn các Hiệp định Thƣơng mại tự do thế hệ mới đã tạo cơ hội cho Việt Nam tiến xa hơn. EVFTA sẽ mở rộng thị trƣờng, tăng cƣờng giao thƣơng và giúp Việt Nam trở thành địa điểm đầu tƣ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Châu Âu ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam sẽ trở thành trung tâm thƣơng mại và đầu tƣ trong khu vực. Với vị thế tốt, Việt Nam sẽ thu hút FDI từ doanh nghiệp đang tìm kiếm lợi nhuận mà vận hội mới EVFTA mang lại.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THU hút vốn đầu tƣ TRỰC TIẾP nƣớc NGOÀI của TỈNH hải DƢƠNG HIỆN NAY (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w