Chương 10: Độ tin cậy và bảo trì
4.Tính năng động của chuỗi cung ứng được thể hiện ở những điểm nào? 3 điểm chính
quản trị chuỗi cung ứng. Nói đến việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài
- Là hoạch định,thiết kế, kiểm soátluồng thông tin và nguyên, vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.
- Quản trị chuỗi cung ứng đòi hỏi sự chú ý đến cả luồng thông tin và nguyên vật liệu
4. Tính năng động của chuỗi cung ứng được thể hiện ở những điểm nào? 3 điểm chính
Chuỗi cung ứng là 1 hệ thống có tính tương tác rất cao. Các quyết định ở mỗi bộ phận của chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Chuỗi cung ứng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của nhu cầu. Kho và nhà máy phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ đối các đơn đặt hàng lớn. Thậm chí nếu các thông tin hoàn hảo tại tất cả các kênh, sẽ có một phản ứng nhanh trong chuỗi cung ứng từ thời gian bổ sung.
Cách tốt nhất để cải thiện chuỗi cung ứng là rút ngắn thời gian bổ sung và cung cấp thông tin về nhu cầu thực tế đến tất cả các kênh phân phối. Thời gian trong chuỗi cung ứng chỉ dùng để tạo ra sự thay đổi trong các đơn đặt hàng và hàng tồn kho. Dự đoán sự thay đổi nhu cầu cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thay đổi thực tế, và quản trị nhu cầu có thể làm ổn thỏa những thay đổi của nhu cầu.
5. Sự phối hợp trong chuỗi cung ứng ở một doanh nghiệp: (QUAN TRỌNG)
Một trong những cách tốt nhất để đạt được những thay đổi cần thiết trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả là tăng sự phối hợp trong bộ phận và giữa các tổ chức.
Để có được những cải tiến, điều quan trọng là phải tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với nhau. Các công ty có thể tổ chức nhiều nhóm chức năng, những nhóm chức năng này sẽ quản lý những mảng khác nhau trong chuỗi cung ứng.
Có 1 vài cách để tăng cường sự phối hợp, bao gồm lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn,… Mỗi bộ phận trong cơ chế này nhằm hướng con người làm việc tập thể với nhau vì 1 mục tiêu chung hơn là vì mục tiêu của cá nhân hay của phòng ban riêng biệt. Khi làm được điều đó những cải tiến trong chuỗi cung ứng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Ví dụ:Công ty Vissan đã thành công trong việc khép kín mô hình giữa nông nghiệp – công nghiệp – thương mại, đó là khép kín từ đầu vào là gia súc, gia cầm, rau quả của bà con nông dân ở ngoại thành, ở các tỉnh với chế biến tinh sâu của nhà máy và nỗ lực xây dựng nhiều siêu thị mini, cửa hàng, đại lý bán thực phẩm của Vissan trên thị trường TPHCM và cả nước.Nông dân => Nhà máy => Người tiêu dùng, là mối liên kết chặt chẽ,
tương hỗ lẫn nhau và cùng nhau phát triển để mang đến cho người tiêu dùng những thực phẩm hợp túi tiền của đa phần người dân, lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy mối liên kết giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nhà máy và nhà nông, Công ty Vissan có 4 cái lợi lớn:
- Chủ động được nguồn nguyên liệu, không ăn đong từng bữa.
- Có thể giảm được giá thành hoặc chí ít cũng không giảm hoặc nếu có thì tăng nhẹ, còn hơn là phải đuổi theo giá thị trường chóng mặt mà dễ mất khách hàng tiêu thụ.
- Giảm thiểu những tác động của khó khăn hiện hay. Cái quan trọng nhất của doanh nghiệp trong thời buổi khó khăn hiện nay là làm sao tiết giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự tác động của giá cả thị trường vào chi phí sản xuất càng nhiều càng tốt để gia tăng lợi nhuận.
- Kiểm soát được vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
6. Các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng:
Có 4 tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng, đó là: giao hàng, chất lượng, thời gian và chi phí.
.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng”:
Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn được biểu hiện bằng tỉ lệ % của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có 1 phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu cầu.
Đây là 1 tiêu thức rất chặt chẽ, khắc khe và khó nhưng nó đo lường hiệu quả thực hiện trong việc giao toàn bộ đơn hàng cho khách khi họ yêu cầu.
.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng”:
Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Đầu tiên chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi.
Để đo lường được thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng. Vd: một công ty hỏi khách hàng của mình: chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào? (5) vô cùng hài lòng, (4) rất hài lòng, (3) hài lòng, (2) chưa hài lòng lắm, (1) thất vọng. Nếu các câu trả lời (4), (5) chiếm tỉ lệ cao trong tổng các câu trả lời công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng.
Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết đến chất lượng là lòng trung thành của khách hàng. Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt được, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới tốn kém hơn nhiều so với giữ khách hàng hiện tại. Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty 1 cách liên tục.
3. Tiêu chuẩn “Thời gian”:
Tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính từ một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này thì: Thời gian tồn kho = mức độ tồn kho/mức độ sử dụng
Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắc xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại.
Thời gian thu hồi công nợ: đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa. Thời gian thu nợ phải được cộng thêm cho từng hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán.
Chu kỳ kinh doanh = số ngày tồn kho + số ngày công nợ 4. Tiêu chuẩn ”Chi phí”:Có 2 cách để đo lường chi phí:
- Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho, và chi phí công nợ. Thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau vì vậy không giảm được tối đa tổng chi phí.
- Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau :
Hiệu quả = (doanh số - chi phí nguyên vật liệu)/(chi phí lao động + chi phí quản lý)
Theo chỉ tiêu đánh giá này, hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm xuống.
(Xem thêm ví dụ trong giáo trình trang 390).