− Là định rõ nội dung của từng công việc và xác định cách chia công việc trong phạm vi 1 tổ chức, quan sát 1 cách khoa học từng chi tiết một của công việc nhằm loại bỏ chỗ nào phí công và đưa sức sản xuất lên.
− Là chia công việc của tổ chức ra thành nhiều công việc cho từng người, phân công lao động (luân chuyển), hiệp tác lao động (tổ chức thành tổ sản xuất, tổ công tác).
Cải thiện môi trường làm việc:
Cải thiện điều kiện không khí, ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ,…
Chế độ nghỉ ngơi:
− Mệt thì nghỉ: căn cứ vào nhịp tim, bình thường 80 lần/phút. Tuy nhiên nên nghỉ trước khi mệt để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
− Nghỉ giải lao: thay đổi trạng thái lao động: Từ lao động chân tay chuyển sang lao động trí óc và ngược lại bằng cách tập thể dục, nghe nhạc (nhạc nhẹ khôi phục sức lao động từ từ, lâu dài).
Nâng cao chất lượng công việc:
− Là thiết kế lại nội dung công việc để nó có ý nghĩa hơn và đem lại sự phấn khởi thông qua việc tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào việc hoạch định, tổ chức, điều khiển công việc của họ.
Đo lường công việc:
− Mục tiêu là đo lường chất lượng lao động (một ngày làm bao nhiêu sản phẩm), để đề ra định mức sản lượng cấp bộ phận, cấp nhà máy, cấp công ty. Định mức sản lượng = Tổng số giờ thực tế làm việc/ Thời gian sản xuất 1 đơn vị sản phẩm.
− Đo lường công việc thông qua phương pháp ghi giờ, chụp ảnh, lựa chọn công nhân trung bình để thực hiện đo lường, từ đó hình thành tiêu chuẩn lao động.
Câu 9.5. So sánh mở rộng công việc và nâng cao chất lượng công việc. Hai phương pháp này có hỗ trợ nhau ko?
- Giống: là việc thiết kế lại công việc để tăng sự cuốn hút, phấn khởi và tinh thần trách nhiệm của người lao động trong công việc.
- Khác:
• Mở rộng công việc: là thay đổi tính chất và nội dung của công việc. Thứ nhất, mở rộng theo chiều ngang bằng cách nhiều việc có cùng tính chất và cùng kỹ năng làm việc được bổ sung vào, vd: thay vì công việc gồm siết 1 con tán và 1 con ốc thì có thể thiết kế lại là siết 4 con tán vào 4 con ốc khác nhau. Thứ hai, mở rộng công việc theo chiều dọc bằng cách các việc có tính chất khác nhau nhưng giống nhau về kỹ năng có thể được thêm vào, vd: thay vì chỉ siết 1 con tán vào 1 con ốc thì có thể ráp 2 miếng kim loại và 1 miếng nhựa, siết 1con tán vào 1 con ốc để giữ chặt cả bộ phận lại, đi đến khi vực nhà kho để lấy thêm tán và ốc.
• Nâng cao chất lượng công việc: là thiết kế lại nội dung công việc, tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào việc hoạch định, tổ chức, điều khiển công việc của họ. Không phải công việc nào cũng có thể nâng cao chất lượng được và cũng không phải nhân viên nào cũng chấp nhận việc nâng cao chất lượng công việc.
- Hai phương pháp này cần hỗ trợ nhau để việc tái thiết kế công việc có ý nghĩa và có sức thuyết phục.
Câu 9.9. Giải thích phương pháp nghiên cứu thời gian xác định trước trong đo lường công việc.
Việc tiếp cận nghiên cứu thời gian định trước thì có ích trong việc đưa ra các tiêu chuẩn. Các cuộc nghiên cứu thời gian định trước có thể được áp dụng cho những công việc hiện tại như là một sự xen kẽ để sử dụng những phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp. Những nền tảng cho kỹ thuật này là sự nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ và qua các thước phim. Tiến trình thiết lập thời gian định sẵn chuẩn như sau:
−Giám sát công việc hoặc nghĩ kỹ nếu công việc được thiết lập (sử dụng một máy tiêu biểu, vật liệu điển hình, công nhân trung bình).
−Ghi nhận từng yếu tố công việc.
−Có được những bảng thời gian định sẵn cho các yếu tố khác nhau và ghi lại những đơn vị thao tác cho ca yếu tố khác nhau.
−Thêm vào tổng số các đơn vị thao tác cho tất cả các yếu tố.
−Ước tính một khoản trừ hao cho thời gian cá nhân, những trì hoãn và mệt mỏi cho những đơn vị thao tác.
−Thêm vào những đơn vị thao tác thực hiện công việc và những đơn vị trừ hao cho một đơn vị thao tác chuẩn cùng một lúc và chuyển những đơn vị thao tác này thành thời gian thực tế tính bằng phút hay giờ. Thời gian tổng cộng này là tiêu chuẩn thời gian định sẵn.
Thuận lợi của phương pháp này là: chúng loại trừ những phản ứng không có tính tiêu biểu ở người công nhân khỏi những nghiên cứu thời gian chính.
Bất lợi của phương pháp này là: cách sử dụng của nó. Nếu vì yếu tố công việc không được ghi lại hoặc chúng không được ghi một cách phù hợp, sự tính giờ này sẽ không chính xác. Nếu những yếu tố công việc không thể được nhận dạng một cách đúng đắn và được định trong một bảng, chúng phải được đánh giá theo sự tiếp cận nghiên cứu thời gian trực tiếp.
Câu hỏi: Anh chị hãy vận dụng công tác đo lường vào một doanh nghiệp thực tế mà anh chị biết
Công ty CP Gỗ Thuận An ( Phương xưởng xẻ gỗ)
Thực hiện đo lường công việc của công nhân sản xuất theo các phương pháp sau:
1. Phương pháp dữ liệu quá khứ:
Giám đốc công ty có kinh nghiệm lâu trong ngành do đó đã sử dụng các tiêu chuẩn về thời gian hoàn thành các thao tác tại các công đoạn sản xuất áp dụng tại công ty cũ để đặt mục tiêu về thời gian sản xuất cũng như số lỗi kỹ thuật trên mỗi sản phẩm làm tiêu chuẩn tại công ty Thuận An.
2. Phương pháp nghiên cứu thời gian trực tiếp:
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế tại các công ty sản xuất khác trong ngành cho thấy thời gian làm việc của công nhân của công ty nhiều hơn tại các công đoạn sản xuất so với công nhân các công ty khác nên Giám đốc đã triển khai phương pháp đo lường trực tiếp là bấm giờ.
Cụ thể: Thời gian tiêu chuẩn cho mỗi thao tác xẻ gỗ tại các công ty khác là 2 phút. Tiến hành đo lường thực tế: Chúng tôi tiến hành bấm thời gian 4 nhân viên phụ trách xẻ gỗ , trong 5 ngày liên tiếp.
Cứ mỗi lần nhân viên cầm gỗ đến máy xẻ gỗ thì sẽ bấm thời gian cho đến khi xẻ xong cây gỗ đó. Gỗ nguyên liệu công ty mua là loại đã được xẻ thành từng đoạn dài khoảng 4 m, ngang 20 cm và dày 5 cm và công nhân phải xẻ thành các đoạn dài 40 cm để đưa vào máy tẩm và hấp.
Lấy thời gian tổng cộng của 4 nhân viên xẻ gỗ trong 5 ngày chia cho tổng số cây gỗ xẻ trong 5 ngày. Chúng tôi tìm được thời gian trung bình xẻ 1 cây gỗ là 25 phút => tương đương 2,5 phút/thao tác xẻ gỗ => Cao hơn thời gian trung bình của các công ty khác trong ngành (13 phút) là 1,3 phút.
Cần sắp xếp địa điểm đặt gỗ nguyên liệu thuận tiện cho nhân viên khi lấy gỗ, kiểm tra độ bén của lưỡi cưa,… để giảm thời gian xẻ gỗ.
Chương 10: Độ tin cậy và bảo trì